Mặc dù tại Thái Lan và Malaysia, các công ty Nhật Bản đã và đang góp phần to lớn vào sự phát triển của công nghiệp điện và điện tử nhưng họ cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau từ khung pháp luật, chính sách hay sự thiếu phát triển của công nghiệp phụ trợ và sự thiếu hụt nguồn nhân lực.
* Khung chính sách pháp luật và thể chế pháp lý của Thái Lan vẫn còn nhiều luật điều chỉnh hoạt động đầu tư cũng như các cơ quan Chính phủ tham gia việc thực hiện các luật trên. Tuy nhiên mức độ phạm vi tham gia của các cơ quan Chính phủ và các quan chức tham gia vào việc thực thi luật này có nhiều sai khác đáng kể. Điều này đã gây ra những phiền toái nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều công ty Nhật Bản tại đây. Phần lớn các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Thái Lan bao gồm các các công ty không hoạt động trong ngành điện và điện tử cũng đang phải đối mặt với những phiền toái này và đang kêu gọi sự điều chỉnh phù hợp.
* Tính liên kết giữa các công ty bản địa với công ty của Nhật Bản còn kém
Đối với các công ty của Nhật Bản tại Malaysia, thường có sự liên kết rất chặt chẽ và hình thành nên các cụm sản xuất phụ thuộc lẫn nhau và thu được lợi thế nhờ tập trung và chuyên môn hóa. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất này thường rất ít hợp tác với các công ty bản địa. Chính vì vậy đã tạo ra rất ít sự chuyển gia công nghệ giữa công ty của Nhật Bản và công ty bản địa. Lý do lớn nhất gây nên sự cản trở này không đến từ các công ty của Nhật mà chính là do người Malysia không muốn tham gia và hoạt động sản xuất trong những ngành dựa trên công nghệ cao. Mặc dù chính phủ đã rất nỗ lực phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển công nghiệp phụ trợ, nhưng hiện nay Malaysia chỉ có một ít các công ty trong nước có thể cung cấp phụ tùng linh kiện cho các công ty nước ngoài cũng như xuất khẩu thông qua các nỗ lực maketing độc lập.
Tại Việt Nam, tính liên kết của các doanh nghiệp Việt còn rất kém, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. Bản thân các doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế rất nhiều về vốn và công nghệ nhưng họ cũng chưa có sự liên kết để tạo ra các sản phẩm của riêng mình hoặc chí ít là để hỗ trợ các doanh nghiệp FDI. Nhiều thương hiệu lớn của Nhật Bản như Panasonics, Honda cũng bắt đầu xây dựng thương hiệu của mình nhờ phát triển những ngành công nghiệp hỗ trợ như bóng điện xoay, động cơ xe đạp điện…
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
2.1. Tình hình chung về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam
Để làm cơ sở rõ hơn trong việc phân tích nguồn vốn FDI của Nhật Bản trong lĩnh vực CN-ĐT ở Việt Nam, tác giả xin tóm tắt tình hình chung về FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm gần đây (giai đoạn 2000-2010).
Đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam có thể tính từ năm 1993 khi các tổ chức quốc tế nối lại việc cung cấp viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam vào cuối năm 1992. Từ năm 1995, nguồn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng cùng với các dự án trong lĩnh vực xi măng, linh kiện điện tử, ô tô, máy tính…Đây có thể gọi là làn sóng đầu tư lần thứ nhất của Nhật Bản vào Việt Nam. Nguyên nhân là do thời điểm này, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh, đồng Yên lên giá và Chính phủ mở rộng nguồn viện trợ ODA cho Việt Nam, đã thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản dịch chuyển dòng vốn đầu tư của mình. Tuy nhiên đến sau 1996, việc mất giá của đồng Yên và sự trì trệ của nền kinh tế Nhật Bản đã làm cho làn sóng đầu tư này nhanh chóng lụi tàn. Các dự án đầu từ chủ yếu ở qui mô vừa và nhỏ trong các lĩnh vực không cần nhiều công nghệ cao như đột dập, dệt may, các sản phẩm kim loại…Từ năm 2000 trở lại đây, mặc dù nền kinh tế thế giới và Nhật Bản có nhiều biến động nhưng nhìn chung FDI của Nhật Bản có xu hướng tăng lên từ qui mô vốn, số lượng dự án .
Tính đến hết tháng 5/2011, Nhật Bản có 1,431 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 20.96 tỷ USD, đứng thứ 5 trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Sang đến năm 2012, mặc dù nguồn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục khẳng định là nhà đầu tư bên vững tại Việt Nam với hơn 5 tỷ USD đầu tư mới, trong khi đó số vốn đầu tư mới vào Việt Nam đạt 12,182 tỷ USD, chiếm 41% tổng vốn FDI cả nước. Đến hết tháng 11/2012, Nhật Bản có
khoảng hơn 1.700 dự án FDI tại Việt Nam, trong đó có tới hơn 900 dự án thuộc lĩnh vực chế biến và chế tạo, với tổng vốn khoảng 23,3 tỷ USD. Dòng vốn FDI của Nhật Bản tăng mạnh trong năm 2012 đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, trong thời gian dài, Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược về cả ngoại giao và kinh tế, Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi rộng mở đối với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Bảng 2.1 Danh sách 10 quốc gia có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam ( Tính đến hết tháng 11/2012)
Số T.T Tên nước Tổng số dự án Tổng vốn đăng ký ( tỷ USD)
1 Trung Quốc Đại Lục 2,351 25,01
2 Singapore 1,014 24,17
3 Hàn Quốc 2,984 24,04
4 Nhật Bản 1,700 23,30
5 Malaysia 439 20,187
6 Vương quốc Anh 530 17,068
7 Mỹ 687 14,841
8 Hông Kông 716 8,087
9 Quần đảo Cayman 74 8,364
10 Thái Lan 312 7,612
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.1.1. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản theo ngành
Giai đoạn đầu của quá trình đầu tư, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các ngành khai thác nguyên liệu, may mặc và chế tạo máy nhằm tận dụng nguồn lao động phổ thông dồi dào, rẻ. Nhưng càng về sau, cơ cấu đầu tư theo ngành có sự chuyển dịch sang lĩnh vực chế biến, chế tạo và ngày nay đây là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư Nhật Bản. Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượng dự án đăng ký cấp mới. Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều vào mặt hàng này vì có giá trị gia tăng cao và tận dụng được lợi thế công nghệ kỹ thuật từ
nước nhà. Các mặt hàng trong lĩnh vực này sản xuất với mục tiêu xuất khẩu nhưng bên cạnh đó việc sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tại chỗ của thị trường trong nước cũng được chú trọng như : dịch vụ khách sạn, xây dựng…
Từ năm 1998, nguồn vốn FDI của Nhật Bản đã giảm nhanh chóng do sự mất giá của đồng Yên và sự trì trệ của nền kinh tế, đã làm các qui mô dự án tụt lùi và thay vào đó là việc triển khai các quy mô đầu tư nhỏ và vừa như sản phẩm kim loại, máy móc, dệt may và các sản phẩm khác. Đến năm 2003, làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản bắt đầu đổ vào Việt Nam, từ số vốn 136,02 triệu USD đã tăng lên 913,9 triệu USD năm 2005.
Việt Nam và Nhật Bản đã rất nỗ lực thực hiện các thỏa thuận đặc biệt là Sáng kiến chung Việt – Nhật về hợp tác nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam. Việc triển khai có hiệu quả Sáng kiến này và ký kết chính thức Hiệp định tự do về xúc tiến thương mại và bảo hộ đầu tư giữa hai nước là động lực lớn thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai bên Việt Nam – Nhật Bản.
Một trong nhiều lý do khiến nhà đầu tư Nhật Bản chọn Việt Nam là chi phí đầu tư và rủi ro thấp hơn so với các nước trong khu vực. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và ổn định trong các năm liên tiếp gần đây cũng là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư của Nhật Bản.
Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, tính đến hết tháng 12/2010, Nhật Bản có 896 dự án FDI ngành công nghiệp chế biến còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 17,8 tỷ USD, chiếm 86,3% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ hai và thứ 3 lần lượt là lĩnh vực thông tin truyền thông và lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đầu tư lần lượt là trên 1 tỷ USD trên 550 triệu USD, còn lại là các dự án thuộc lĩnh vực khác.
2.1.2. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản theo vùng lãnh thổ
Các dự án của Nhật Bản có mặt tại 44 tỉnh và thành phố nhưng chủ yếu tập trung tại các địa phương trung tâm có có sở hạ tầng tương đối phát triển: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và Đồng Nai và Bình Dương. Trong giai đoạn đầu của làn sóng đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư chủ yếu ở khu vực đồng bằng, nơi tập trung nhiều dân cư và nhu cầu tiêu dùng cao. Sau khi Chính phủ Việt Nam xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở giao thông được cải thiện thuận tiện giữa các
miền, các dự án đầu tư trực tiếp của Nhật bắt đầu đi sâu vào khu vực ven biển như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh phía bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ của Nhật Bản có xu hướng đi từ hai đầu của đất nước rồi tiến về miền Trung, đi từ ven biển vào sâu trong nội địa. Tại các thành phố lớn, tập trung cơ sở hạ tầng, thông tin thuận lợi và nguồn lao dồi dào là điều kiện thu hút được nguồn vốn FDI của Nhật Bản. Do thay đổi về cơ cấu ngành từ khai thác nguyên liệu và kinh doanh dịch vụ sang công nghiệp chế biến chế tạo cần nhiều lao động có tay nghề nên những khu vực xa xôi, miền núi không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư của Nhật Bản.
Kết quả của hoạt động sáng kiến chung Việt – Nhật cho thấy Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư Nhật Bản. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh thu hút vốn FDI của Nhật Bản nhất là vào vùng đồng bằng Sông Cửu Long, với các ngành nghề thu hút nhiều lao động như: dệt may, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử và thủ công mỹ nghệ. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng một chiến lược cụ thể nhằm giúp các nhà đầu tư Nhật Bản hiểu rõ điểm mạnh và điểu yếu của từng khu vực.
Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản theo địa phương giai đoạn 2005-2012
Đơn vị: Tỷ USD
Năm 2005 2010 T11/2012
Số dự
án Tổng vốn đăng ký Số dự án Tổng vốn đăng ký Số dự án Tổng vốn đăng ký
Hà Nội 139 1.82 320 2.78 370 3.01
Tp.Hồ Chí Minh 196 1.05 371 2.17 410 4.3
Đồng Nai 55 0.96 95 1.61 120 2.54
Thanh Hóa 2 0.62 5 6.56 9 6.90
Tổng 392 4.45 791 13.12 909 16.75
Tính đến hết năm 2010, bốn địa phương gồm: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai đã có 791 dự án FDI của Nhật Bản còn hiệu lực trong tổng số 1,429 dự án, chiếm 65,3% tổng vốn đăng ký và khoảng 55% tổng số dự án.
Trong giai đoạn tới, để phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước, Việt Nam cần đẩy mạnh thu hút FDI của Nhật Bản vào khu vực đồng bằng song Cửu Long với các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử và thủ công mỹ nghệ.
2.1.3. Qui mô và hình thức đầu tư.