2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan
Mơi trường cạnh tranh gay gắt đến từ phía các ngân hàng trên địa bàn và các kênh huy động vốn khác:
Các kênh đầu tƣ nhƣ :tài chính dầu khí, bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm bƣu điện, đầu tƣ vàng, chứng khoán, kinh doanh bất động sản… làm cho thị
45
phần vốn huy động bị san sẻ ảnh hƣởng đến việc mở rộng quy mô nguồn vốn của chi nhánh.
Các kênh huy động phi ngân hàng thƣờng đem lại lợi nhuận cao hơn so với lãi suất gửi ngân hàng. Hơn nữa, tâm lý chung của khách hàng đó là “khơng bỏ trứng một giỏ” tức là họ sẽ đầu tƣ tiền của mình vào nhiều kênh khác nhau. Vì vậy, càng nhiều kênh huy động vốn thì nguồn vốn thì nguồn vốn huy động của chi nhánh càng bị san sẻ. Mặt khác, chi nhánh nằm trong địa bàn thành thị sầm uất, hàng loạt các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tƣ nhân, ngân hàng nƣớc ngồi mở chi nhánh, phịng giao dịch, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tƣ nhân này thƣờng tƣơng đối cao gây sức ép lớn trong công tác huy động vốn của chi nhánh.
Việc áp trần lãi suất huy động vốn của NHNN Việt Nam đối với hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại dẫn đến các nhà đầu tư sẽ chuyển dịch sang các kênh đầu tư khác
Việc duy trì trần lãi suất huy động xuất phát từ lý do mang tính lịch sử: từ trƣớc tới nay lý do để các NHTM đƣa ra vì có một số ngân hàng mới thành lập rất nhanh và nhỏ, sức cạnh tranh và uy tín của các ngân hàng này không cao. Các ngân hàng này đã sử dụng lãi suất nhƣ một công cụ duy nhất để thu hút vốn và hệ quả của nó là tạo ra một cuộc cạnh tranh vốn không lành mạnh, gây ra những nhiễu loạn và thiệt hại cho các nhà đầu tƣ lớn. Cho nên NHNN đƣa ra quy định áp trần này để ngăn cản những rủi ro cho các ngân hàng và điều tiết nền kinh tế.
Tuy nhiên, khi khống chế đầu vào mà không khống chế đầu ra khiến cho lợi ít mà hại nhiều. Cái lợi duy nhất hƣớng về các ngân hàng lớn khơng bị cạnh tranh. Cịn lại hại thì rất nhiều: nó làm cho ngƣời gửi tiền bị thiệt hại trong bối cảnh lạm phát cao, lãi suất thực tế bị âm. Ngƣời dân sẽ gửi tiền tiết kiệm ít hơn, nếu trần lãi suất tiếp tục giảm thì họ sẽ rút tiền ra chuyển sang
46
các kênh đầu tƣ sinh lời hơn nhƣ thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản.. vì vậy việc huy động vốn ngày một khó khăn
Đặc biệt là lãi suất huy động đồng USD hiện nay đang đƣợc khống chế ở mức 0%, khách hàng gửi tiền khơng có lãi suất dẫn đến họ sẽ tìm các kênh đầu tƣ khác có lợi hơn, chuyển dịch ngoại tệ ra nƣớc ngồi…
Trần lãi suất cộng cơ chế chế tài sẽ hƣớng các NHTM khơng cịn cách nào khác là thay đổi tƣ duy cạnh tranh bằng lãi suất sang gia tăng dịch vụ, thái độ nhân viên và mở rộng mạng lƣới chi nhánh – PGD.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến huy động vốn trong năm 2020-2021
Năm 2020-2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hƣởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, hoạt động kinh doanh của Agribank chịu ảnh hƣởng nhiều hơn so với các NHTM khác do có quy mơ lớn nhất hệ thống, mạng lƣới trải rộng khắp cả nƣớc và đặc thù đối tƣợng khách hàng chủ yếu là dân cƣ khu vực nông nghiệp, nông thôn và các đối tƣợng yếu thế, dễ bị tổn thƣơng trong xã hội.
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân từ Ban lãnh đạo, điều hành của Agribank.
Mặc dù Ban Lãnh đạo của Agribank những năm qua luôn rất chú trọng HĐV và đã đề ra nhiều chủ trƣơng quyết sách để tăng cƣờng HĐV song từ thực tế cho thấy các chủ trƣơng chính sách này ít nhiều vẫn còn bất cập so với yêu cầu của thực tiễn, nhất là đặt trong điều kiện thị trƣờng tài chính ln có sự biến động rất phức tạp thì cũng địi hỏi tƣ duy quản lý điều hành phải có sự linh hoạt nhất định – xét từ góc độ này thì thấy rằng sự quản lý điều hành của lãnh đạo NH còn khá bất cập. Mặt khác, một thực tế cũng phải nhìn nhận đó là cơng tác kế hoạch hóa nguồn vốn cũng chƣa thực sự đƣợc ban lãnh đạo NH quan tâm đúng mức dẫn tới tính ổn định của nguồn vốn huy động tại NH chƣa
47
đƣợc bảo đảm, điều này ít nhiều cũng gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh của NH, trong đó có vấn đề về an tồn thanh khoản.
Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách về HĐV của NH Cơng tác marketing có tác động rất lớn tới HĐV của NHTM và do vậy tất cả các NHTM phải chú trọng tới công tác marketing.
Những năm qua, Agribank đã rất chú trọng tới công tác marketing và kết quả đạt đƣợc bƣớc đầu nhìn chung là tích cực. Tuy vậy thực tế cũng cho thấy răng hoạt động marketing còn khá nhiều hạn chế. Cụ thể: Các chƣơng trình khuyến mại, quay số dự thƣởng, tặng quà, quảng cáo, tài trợ, hoạt động xã hội từ thiện chƣa thật chuyên nghiệp cũng gây khó khăn cho cơng tác HĐV của NH. Hoạt động quảng bá sản phẩm bƣớc đầu đã có sự thống nhất trong hệ thống song cả nội dung và hình thức quảng cáo chƣa đa dạng, tính chuyên nghiệp chƣa cao. Tần suất, số lƣợng và thời gian quảng cáo ít, chƣa đủ thời gian “thẩm thấu”; do chi phí cao, hình thức quảng bá trên truyền hình, đặc biệt là truyền hình Trung ƣơng nhƣ VTV1, VTV3 còn rất mỏng. Việc triển khai công tác quảng bá các sản phẩm huy động thƣờng bị động và chậm; chƣa đẩy mạnh hình thức “quảng cáo tại chỗ”, do đó chƣa khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, mạng lƣới rộng lớn, mối quan hệ gắn bó của Agribank với địa phƣơng... trong hoạt động này. Hoạt động quảng bá thƣơng hiệu thông qua tài trợ cho các hoạt động xã hội từ thiện chƣa đƣợc khai thác tối đa; các chƣơng trình xã hội từ thiện, tài trợ, hoạt động an sinh xã hội của Agribank ngoài việc quảng bá thƣơng hiệu Agribank chƣa gắn liền với hoạt động HĐV.
Nguyên nhân từ hạ tầng cơ sở của NH.
Mặc dù là NHTMNN qui mô lớn nhất về vốn chủ sở hữu, có sự đầu tƣ nghiêm túc nhằm từng bƣớc cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng kỹ thuật nên công nghệ NH của Agribank nhìn chung ngày càng đƣợc cải
48
thiện, nâng cấp, hiện đại hóa. Tuy vậy thực tế cũng cho thấy rằng hạ tầng công nghệ của NH nhất là công nghệ thơng tin cịn nhiều hạn chế, ảnh hƣởng lớn đến công tác triển khai các nghiệp vụ NH hiện đại cũng nhƣ ảnh hƣởng tiêu cực tới công tác quản lý thống nhất trong toàn hệ thống. Sự hạn chế trong triển khai các nghiệp vụ NH hiện đại cũng khiến công tác HĐV thông qua các dịch vụ này gặp nhiều trở ngại. Công nghệ thông tin trong hỗ trợ hoạt động HĐV còn bất cập: Chƣa khai thác, thống kê đƣợc nhiều thông tin phục vụ nghiệp vụ HĐV và chỉ đạo, điều hành (thông tin KH theo nhóm, KH là các tập đồn, TCKT lớn và đơn vị trực thuộc, các đơn vị sự nghiệp, in phiếu dự thƣởng tự động, thông tin để phân loại và thực hiện chính sách KH). Chƣa có sự quản lý và xây dựng thống nhất bộ mã sản phẩm trong tồn hệ thống do đó gây khó khăn trong việc quản lý, thống kê đánh giá hiệu quả trong triển khai sản phẩm.
Nguyên nhân từ nguồn nhân lực của Agribank
Nguồn nhân lực mặc dù đã đƣợc chú trọng, nhƣng các biện pháp quản lý nhân lực, từ cán bộ lãnh đạo của chi nhánh đến đội ngũ nhân viên chƣa sát sao, kịp thời. Tính chuyên nghiệp của nhân lực ngân hàng trong các vị trí cơng việc vẫn chƣa cao gồm cả tinh thần, kỹ năng phục vụ khách hàng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng và kỹ năng bổ trợ.
49
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2:
Trong chƣơng 2, bằng các số liệu cụ thể thông qua phƣơng pháp phân tích , tổng hợp, kết hợp giữa lý thuyết với thực tế tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hồng Mai. Việc phân tích thực trạng đƣợc tiếp cận từ những đánh giá tổng quan về các sản phẩm huy động, quy mô, thị phần, cơ cấu huy động vốn, năng suất huy động vốn bình quân và thu nhập từ huy động vốn trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó tác giả cũng đƣa ra các kết quả đạt đƣợc và những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác huy động vốn của chi nhánh. Trên cơ sở đó luận văn đã tìm ra đƣợc những nguyên nhân chủ quan và khách quan của hoạt động huy động vốn tại chi nhánh. Đây là cơ sở để xây dựng định hƣớng, chiến lƣợc và giải pháp cụ thế ở chƣơng 3 góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank chi nhánh Hoàng Mai trong những năm tới.
50
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI