1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng
1.3.1. Các nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài, có liên quan mật thiết và có khả năng tác động tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Các nhân tố này bao gồm: môi trường kinh tế, mơi trường chính trị pháp luật, mơi trường văn hóa - xã hội, sản phẩm thay thế, môi trường công nghệ, đối thủ cạnh tranh và tâm lý, thói quen của khách hàng.
Mơi trường kinh tế
Tình trạng phát triển của nền kinh tế là yếu tố vĩ mô tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại nên hoạt động huy động vốn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng vấn đề tăng cường huy động vốn trong đó chủ yếu là những yêu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, yếu tố lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, thị trường chứng khoán, sự biến động của tỷ giá hối đoái, …
Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với kết quả huy động
vốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân cũng theo đó tăng cao hơn thì xu hướng gửi tiền vào các NHTM được tăng lên, ngược lại khi
20
nền kinh tế suy thoái gây ra tâm lý bất ổn tới người dân sẽ làm cho nguồn vốn huy động được của ngân hàng giảm. Mối quan hệ cùng chiều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của B Akhtar (2017), Hesse (2009).
Lạm phát: Trong nền kinh tế, khi lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của
NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên cao gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống ngân hàng, khiến hệ thống tín dụng rơi vào khủng hoảng. Điều này khiến người dân mất niềm tin và khơng gửi tiền của mình cho ngân hàng nữa, đồng nghĩa với việc ngân hàng không thu hút được nhiều vốn từ xã hội sẽ dẫn đến rủi ro bị phá sản. Hoặc có thể hiểu theo cách khác là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong thời kỳ lạm phát cao, người gửi tiền sẽ có xu hướng cần nhiều tiền mặt hơn, nên sẽ rút tiền mặt từ khoản tiền gửi vào ngân hàng. Nếu hiện tượng này xảy ra đồng loạt sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thanh toán cũng như kết quả vốn huy động của ngân hàng.
Tỷ lệ thất nghiệp: khi tỷ lệ khơng có việc làm ở mức cao, nền kinh tế sẽ theo
đó giảm sút, thu nhập của người dân ở mức thấp, do đó khơng có khoản tích lũy nên việc huy động vốn từ dân cư hay từ các tổ chức kinh tế của ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn.
Biến động của thị trường chứng khoán: Việc đầu tư vào thị trường chứng
khoán và gửi tiền vào ngân hàng có tỷ lệ nghịch với nhau. Thị trường chứng khoán được xem là kênh đầu tư có khả năng sinh lời hấp dẫn hơn, tuy nhiên sẽ có nhiều rủi ro và mức độ an tồn khơng thể bằng gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Người có tâm lý thích mức sinh lãi đều đặn và an tồn thì sẽ gửi tiền vào ngân hàng và khơng sử dụng hoặc sử dụng ít hơn tiền của mình để đầu tư vào chứng khốn.
Sự biến động tỷ giá hối đoái: Trên thị trường tỷ giá hối đối ln biến động,
khi tỷ giá hối đoái tăng, sức mua nội tệ giảm, giá hàng nhập khẩu đắt hơn thì sẽ dễ dẫn đến khả năng lạm phát. Tuy nhiên điều này lại khuyến khích cho việc xuất khẩu, làm tăng nguồn tiền ngoại tệ trong nước, từ đó nâng cao khả năng huy động vốn từ
21
các nguồn vốn ngoại tệ, đồng thời giúp tăng khả năng chuyển đổi từ nội tệ sang ngoại tệ đây sẽ là bàn đạp cho việc giao dịch kinh tế quốc tế.
Trong nền kinh tế phát triển, thu nhập dân cư cao, nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế trở nên suy thối, khủng hoảng thì thu nhập dân cư cũng biến động, lượng tiền gửi có thể giảm, công tác huy động vốn của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng và hạn chế, quản lý dự trữ và củng cố niềm tin cho khách hàng sẽ là một trong những thách thức lớn đối với các ngân hàng. Khi đó, ngân hàng sẽ phải đưa ra nhiều giải pháp để giữ nguồn vốn ổn định. Mỗi ngân hàng thì phải nắm bắt kịp thời sự biến động của nền kinh tế để chủ động đưa ra phương thức huy động vốn phù hợp với môi trường kinh doanh.
Mơi trường chính trị - pháp luật
Về chính trị: Đối với một đất nước có chính trị ổn định sẽ giúp các doanh
nghiệp trong nước phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài an tâm đầu tư. Điều này thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và kéo theo sự phát triển của ngành ngân hàng. Mỗi quốc gia sẽ áp dụng và duy trì một thể chế chính trị khác nhau, nhưng đều chung một xu hướng đo là bình ổn. Việc này tác động tích cực tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng, người dân sẽ an tâm gửi tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng nếu được đảm bảo an toàn. Ngược lại, nếu một nước có chính trị bất ổn, sẽ khiến cho người dân mất niềm tin, tạo ra xu hướng đầu tư khác như tích trữ hoặc gửi tiền nhàn rỗi ở quốc gia khác. Đối với các NHTM, khi có nền chính trị ổn định thì việc triển khai các dịch vụ kinh doanh sẽ dễ dàng hơn, tránh được các rủi ro về khủng bố, đình cơng, bãi cơng, bạo loạn, …
Về pháp luật: Như bất kì doanh nghiệp nào khác, một tổ chứng tín dụng như
NHTM cũng phải chịu sự tác động mạnh mẽ của pháp luật, pháp luật là nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn. Hoạt động của ngân hàng chịu tác động trực tiếp của hành lang pháp lý bao gồm thể chế cả trong và ngoài quốc gia. Ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều chính sách và quy định của Chính phủ; NHNN;
22
luật các TCTD, luật kinh tế, luật dân sự và rất nhiều hệ thống luật khác. Riêng đối với các chi nhánh ngân hàng, ngoài việc phải tuân thủ theo bộ luật và các quy định của nhà nước ban hành kể trên còn phải tuân thủ theo quy định của trụ sở chính. Trong sự ràng buộc về pháp luật, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm ảnh hưởng đến quy mô hiệu quả và chính sách huy động vốn của ngân hàng. Bởi lẽ khi chính sách của Nhà nước hay NHNN thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của ngân hàng.
Mơi trường văn hóa – xã hội
Mỗi quốc gia đều có văn hóa – xã hội riêng biệt và nó mang tính ảnh hưởng lớn tới hành vi tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế. Đời sống con người thì ngày càng được cải thiện cùng với dân trí và kinh tế phát triển, vì vậy nhu cầu về thanh tốn qua ngân hàng, sử dụng sản phẩm dịch vụ tiện ích của người dân cũng ngày một nâng cao. Khi khách hàng có sự hiểu biết về ngân hàng, cảm nhận rõ những tiện ích, lợi ích mà dịch vụ của ngân hàng mang lại thì họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và công tác huy động vốn sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó việc số lượng doanh nghiệp thành lập ngày càng nhiều sẽ đòi hỏi sự phát triển của thị trường vốn, thị trường tài chính, đây là cơ hội lớn cho ngành ngân hàng phát triển. Từ đó tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn được tăng lên nhanh chóng.
Mơi trường cạnh tranh và sản phẩm thay thế
Môi trường kinh doanh với nhiều đối thủ cạnh tranh chắc chắn là yếu tố mà các nhà quản trị ngân hàng phải ưu tiên xem xét khi đưa ra hoạch định chiến lược kinh doanh của mình. Việc có nhiều đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng khác trên địa bàn sẽ tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, nếu có chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ giúp ngân hàng tồn tại và phát triển, có lợi thế khi cạnh tranh với các đối thủ khác. Để làm được điều này, các ngân hàng phải nghiên cứu kỹ thị trường để cải tiến và đa dạng hóa dịch vụ, bên cạnh đó việc đưa ra lãi suất hợp lý, ưu đãi phù hợp cùng với công tác marketing hiệu quả cũng sẽ giúp cho ngân hàng thu hút được nhiều vốn hơn. Ngoài ra đội ngũ cán bộ khi trực tiếp giao
23
dịch với khách hàng cần phải được đào tạo bài bản để có phong cách làm việc chuyên nghiệp, tạo nên thương hiệu của ngân hàng và để lại ấn tượng tốt cho khách hàng.
Một vấn được đề đặt ra không phải chỉ là cạnh tranh với các đối thủ truyền trống mà các ngân hàng còn phải cạnh tranh với các đối thủ khác trong thị trường kinh tế. Trong nhiều năm trở lại đây, Cơng nghệ tài chính (hay cịn gọi là Fintech) đã trỗi dậy mạnh mẽ và đem lại nhiều thách thức cho ngành ngân hàng. Với công nghệ hiện đại, nhiều lựa chọn phong phú đa dạng, tiện ích nhưng với chi phí hợp lý, Fintech đã thu hút được rất nhiều khách hàng cá nhân sử dụng. Điều này đã khiến cho các ngân hàng truyền thống mất một lượng lớn khách hàng tiềm năng, khả năng khai thác khách hàng và huy động vốn sẽ giảm sút. Nếu các công ty công nghệ đạt hiệu quả huy động vốn lớn thì thị phần của các NHTM sẽ bị cạnh tranh. Để tránh tối đo rủi ro, thì các ngân hàng cần lên kế hoạch hợp tác cùng phát triển với Fintech nhằm tạo ra lợi thế lớn cho hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời điều này cũng sẽ giúp ngân hàng cải tiến sản phẩm dịch vụ, đổi mới hệ thống mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Sự cạnh tranh được xem như thách thức nhưng cũng là bàn đạp thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động trong ngành ngân hàng, trong đó có hoạt động huy động vốn.
Tâm lý, thói quen khách hàng
Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người sử dụng dịch vụ, gửi tiền tại ngân hàng và những đối tượng sử dụng số tiền đó. Một đặc điểm quan trọng khi đánh giá khách hàng đó chính là mức độ thường xun sử dụng các dịch vụ ngân hàng của khách hàng đó. Mức độ sử dụng càng thường xuyên thì cơ hội huy động vốn của ngân hàng càng được mở rộng. Đối với loại tiền gửi tiết kiệm, thu nhập và tâm lý của người gửi tiền là 2 yếu tố quyết định. Thu nhập cho thấy nguồn vốn tiềm tàng mà ngân hàng có thể huy động trong tương lai, cịn sự biến động ra vào của các nguồn tiền thì được biểu hiện qua tâm lí của khách hàng. Khi khách hàng tin vào giá trị của đồng tiền trong tương lai, lượng tiền gửi vào, ra sẽ ổn định và ngược lại nếu họ nghĩ rằng đồng
24
tiền trong tương lai có thể mất giá thì sẽ gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt, điều này là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng.