2.1 Khái quát về ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Ch
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội –
Trần Duy Hưng
2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Số tiền Số tiền
Tổng thu nhập của ngân hàng 205.424 228.045 307.783 Tổng chi phí của ngân hàng 121.791 138.951 170.042
Lợi nhuận trước thuế 83.633 89.094 137.741
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2019, 2020, 2021, phịng Kế tốn, Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng
Từ bảng 2.1 ta có bảng dưới:
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020
Số tiền Tương đối (%) Số tiền Tương đối (%)
22.621 11,02 % 79.738 34,97 %
17.160 14,09 % 31.091 22,37 %
32
Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Trần Duy Hưng
Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận của MBBank chi nhánh Trần Duy Hưng tăng qua các năm. Lợi nhuận năm 2019 đạt 83.633 triệu đồng, năm 2020 đạt 89.094 triệu đồng (tăng 6,53% so với năm 2018) và năm 2021 lợi nhuận của chi nhánh tiếp tục tăng trưởng mạnh lên 137.741 triệu đồng (tăng 54,61% so với năm 2020). Điều này xuất phát từ nỗ lực của các cán bộ nhân viên trong chi nhánh trong việc nỗ lực tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tìm hiểu và cung cấp những gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng loại khách hàng, tìm ra những hướng đi đúng đắn phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế cịn đang khó khăn.
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Tỷ trọng (%) Năm 2020 Tỷ trọng (%) Năm 2021 Tỷ trọng (%) THU NHẬP 205.424 100% 228.045 100% 307.783 100% Thu từ hoạt động tín dụng 181.334 88.27% 201.054 88.16% 275.741 89.59% Thu từ hoạt động dịch vụ 6.290 3.06% 7.230 3.17% 8.990 2.92% Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 570 0.28% 656 0.29% 912 0.30% Thu nợ ngoại bảng 6.410 3.12% 7.561 3.32% 9.178 2.98% Thu nhập khác 10.820 5.27% 11.544 5.06% 12.962 4.21% CHI PHÍ 121.791 100% 138951 100% 170.042 100%
33 Chi phí hoạt động tín dụng 105.633 86.73% 119.956 86.33% 14.7043 86.47% Chi phí hoạt động dịch vụ 813 0.67% 936 0.67% 1.080 0.64% Chi phí kinh doanh ngoại tệ 109 0.09% 136 0.1% 249 0.15% Nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 217 0.18% 243 0.17% 387 0.23% Chi phí cho nhân viên 6.376 5.24% 6.893 4.96% 8.635 5.08% Chi phí cho quản lí và cơng cụ 3.708 3.04% 4.658 3.35% 5.170 3.04% Chi về tài sản 1.535 1.26% 2.193 1.58% 2.476 1.46% Chi dự phòng rủi ro 1.271 1.04% 1.490 1.07% 1.983 1.17%
Chi bảo hiểm
tiền gửi 1.250 1.03% 1.352 0.97% 1.492 0.88% Chi phí khác 879 0.72% 1.094 0.79% 1.527 0.90%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh (2019,2020,2021) phịng Kế tốn Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Trần Duy Hưng
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu với tỉ trọng trong doanh thu luôn lớn hơn 88%. Cụ thể là 88.27%, 89.16%, 89.59% lần lượt vào các năm 2019, 2020, 2021. Các nguồn thu khác tuy chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng cũng khơng thể khơng kể đến vai trị của nó trong việc hình thành nên nguồn thu cho ngân hàng. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trong việc hình thành nên tài sản của ngân hàng nên trong những năm qua, chi nhánh Trần Duy Hưng luôn không ngừng gia tăng quy mơ tín dụng. Cụ thể là năm 2019, thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 181.334 triệu đồng thì đến năm 2020 đạt đến 201.054 triệu đồng và đến năm 2021 ghi nhận con số 275.741 triệu đồng. Như vậy có thể thấy
34
nguồn thu từ hoạt động tín dụng trong những năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng rất cao.
Cùng với doanh thu thì chi phí cũng là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ bảng số liệu trên ta thấy chi phí cho hoạt động tín dụng (chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, …) chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu chi phí của ngân hàng, cụ thể là 86.73% (năm 2019); 86.33% (năm 2020); 86.47% (năm 2021). Sự mở rộng quy mô hoạt động của chi nhánh cùng với sự gia tăng nguồn vốn huy động đã làm cho tổng chi phí của chi nhánh cũng có sự tăng lên. Cụ thể năm 2019, tổng chi phí là 121.791 triệu đồng, đến năm 2020 tổng chi phí là 138,951 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 14,09 % so với năm trước đó. Đến năm 2021 thì những con số này vẫn tăng đạt 170,042 triệu đồng với tốc độ tăng 22,37%.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng là nhận tiền gửi từ các chủ thể nhàn rỗi và cho những chủ thể cần vốn vay. Do đó, nếu hoạt động huy động vốn là nguồn đầu vào quan trọng, đáp ứng nhu cầu của ngân hàng thì hoạt động sử dụng vốn chính là hoạt động tạo lợi nhuận của ngân hàng.
Vào cuối năm 2019 trở lại đây tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp diễn ra trên cả nước, các TCTD trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện hiệu quả đồng bộ các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán tiền mặt cho doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Nhìn chung hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng TMCP Quân đội trong năm 2021 tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng. Đặc biệt là MBBank Trần Duy Hưng cũng đã cố gắng bám sát chủ trương của Hội sở và NHNN, chủ động tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn.
Tuy nhiên, với bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động, đại dịch covid-19 cịn diễn biến khó lường, việc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn
35
đến số lượng doanh nghiệp vay vốn giảm cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác trên cùng địa bàn đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với MBBank Trần Duy Hưng. Với ưu thế nằm ở khu trung tâm thành phố Hà Nội, nơi tập trung nhiều bộ phận dân cư có thu nhập ổn định cũng như nhiều cơ quan, đoàn thể, chi nhánh đã rất nỗ lực để phát triển hoạt động cho vay.
Từ khi được thành lập, hoạt động cho vay cũng như hoạt động huy động vốn vẫn luôn được ngân hàng chú trọng, nỗ lực phát triển để mở rộng mạng lưới khách hàng. Tại MBBank, công tác thẩm định chọn lọc khách hàng đang ngày càng được nâng cao và nghiêm túc thực hiện quy trình tín dụng để giảm thiểu tối đa rủi ro khi cho vay. Chính vì vậy mà kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng MBBank Trần Duy Hưng nhìn chung đã đạt những kết quả khả quan, tăng trưởng trong giai đoạn 2019-2021, dư nợ của chi nhánh đều tăng về cả số lượng lẫn chất lượng.
Bảng 2.4: Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 1.387 48,36 1.263 35,07 1.590 33,34 Cho vay trung và dài hạn 1.481 51,64 2.338 64,93 3.179 66,66 Tổng dư nợ cho vay 2.868 100 3.601 100 4.769 100
Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Trần Duy Hưng
36
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020
Tuyệt đối Tương đối
(%) Tuyệt đối Tương đối (%) (124) (8,94) 327 25,89 857 57,86 841 35,97 733 25,56 1.168 32,43
Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Trần Duy Hưng
Qua bảng 2.4 và 2.5, nhìn chung hoạt động cho vay của MBBank Trần Duy Hưng đã có sự tăng trưởng tốt, vào giai đoạn 2019-2021. Doanh số cho vay đạt hiệu quả tốt so với nguồn vốn huy động (tổng dư nợ cho vay năm 2019 là 2.868 tỷ đồng so với tổng vốn huy động là 3.429 tỷ đồng). Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm, cụ thể:
+ Tổng dư nợ cho vay năm 2020 là 3.601 tỷ đồng tăng 733 tỷ so với năm 2019 (2.868 tỷ đồng) tương đương tỷ lệ tăng trưởng 25,56%
+ Tổng dư nợ cho vay giai đoạn năm 2020-2021 tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2019-2020. Năm 2021 đạt 4.769 tỷ đồng, tăng so với năm 2020 là 1.168 tỷ tương đương với tỷ trọng lên tới 32,43%.
Sự tăng trưởng này một phần là do vào nửa đầu năm 2021, các NHTM đồng loạt triển khai các giải pháp hỗ trợ, giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch covid-19. Trong đó MBBank Trần Duy Hưng cũng đã triển khai nhiều gói cho vay với lãi suất ưu đãi như chương trình “Chung tay cùng doanh nghiệp đẩy lùi covid-19”: Giảm lãi suất từ 0.5% đến 1% đối với doanh nghiệp SME bị ảnh hưởng bởi covid-19 và cung cấp gói tín dụng 10.000 tỷ với mức lãi suất
37
giảm tới 1% để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phục hồi trong và sau covid-19.
Cơ cấu dư nợ giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn của MBBank Trần Duy Hưng được đánh giá là phù hợp với định hướng tín dụng trong thời kỳ mới, khi giảm tỷ lệ cho vay ngắn hạn, và tập trung hơn vào cho vay trung và dài hạn. MB đã triển khai việc sử dụng vốn ngắn hạn vào cho vay trung dài hạn để đảm bảo tỷ lệ an toàn trong sử dụng vốn. Cụ thể:
+ Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn và có xu hướng giảm dần qua từng năm. Năm 2019, nợ ngắn hạn chiếm 48,36% trong tổng dư nợ, năm 2020 chiếm 35,07% và năm 2021 chỉ chiếm 33,34%.
+ Ngược lại cho vay trung và dài hạn thì có xu hướng tăng khá mạnh trong giai đoạn 2019-2021. Năm 2019 là 1.481 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 51.64%. Năm 2020 là 2.338 tỷ đồng tương đương với 64,93% tăng so với năm trước tới 57,86%. Năm 2021 đạt 3.179 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ tới 66,66%. Tỷ lệ trên đã cho thấy cho vay trung và dài hạn tăng cả về quy mô và cơ cấu trong tổng dư nợ cho vay. Điều này cho thấy MBBank Trần Duy Hưng đang triển khai việc sử dụng vốn ngắn hạn vào cho vay trung dài hạn để đảm bảo tỷ lệ an toàn trong sử dụng vốn. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng được xem là điều hiển hiện, việc hạn chế và ngăn chặn tỉ lệ nợ quá hạn luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi ngân hàng. Nắm bắt được điều quan trọng đó MBBank Trần Duy Hưng luôn quan tâm và theo dõi thường xuyên nhằm nắm bắt kịp thời và đưa ra biện pháp phòng ngừa, ngặn chặn, xử lý hiệu quả. Kết quả đạt được là tỷ lệ nợ xấu của MBBank Trần Duy Hưng trong các năm vừa rồi luôn được giữ ở mức dưới 3%, điều này đảm bảo tỷ lệ an tồn tín dụng do NHNN khuyến cáo, đồng thời góp phần đưa hệ thống ngân hàng TMCP Quân đội - MBBank đã trở thành 1 trong 2 ngân hàng có tỷ lệ dự phịng bao nợ xấu cao nhất tồn ngành, cùng với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
38
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn 65 100 % 73.6 100 % 82.3 100 % Nhóm 2 22.5 34.62 % 27 36.68 % 30.3 36.82 % Nhóm 3 22 33.85 % 21.6 29.35 % 25 30.38% Nhóm 4 5.5 8.46 % 6.7 9.1 % 6.5 7.9 % Nhóm 5 15 23.08 % 18.3 24.86 % 20.5 24.91 %
Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng
Từ bảng 2.6, ta có bảng theo dõi tốc độ tăng giảm các nhóm nợ như phía dưới:
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng các nhóm nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn 8.6 13.23 % 8.7 11.82 % Nhóm 2 4.5 20 % 3.3 12.22 % Nhóm 3 (0.4) (1.82) % 3.4 15.74 % Nhóm 4 1.2 21.82 % (0.2) (2.99) % Nhóm 5 3.3 22 % 2.2 12.02 %
Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng
39
Từ bảng 2.7 ta thấy rằng nợ quá hạn ở ngân hàng MBBank Trần Duy Hưng có sự biến động, tuy nhiên khơng có sự thay đổi quá lớn trong giai đoạn năm 2019 đến năm 2021. Nợ quá hạn năm 2020 tăng 8.6 tỷ đồng so với năm 2019, ứng với mức tăng 13.23%. Nợ quá hạn tại năm 2021 so với năm 2020 tăng 8.7 tỷ đồng, ứng với mức tăng 11.82%. Sự tăng trưởng của nợ quán hạn trong giai đoạn được đánh giá là do tình trạng kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực vì đại dịch covid-19. NHNN đã ban hành chính sách các NHTM cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của covid-19, vì vậy mặc dù cơ cấu nợ quá hạn của MBBank Trần Duy Hưng có sự biến động nhưng cũng khơng quá lớn trong giai đoạn này.
Như vậy qua những bảng số liệu trên cho thấy, bằng những chính sách cụ thể và việc điều hành quản lý dư nợ có hiệu quả, Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Trần Duy Hưng đã đạt được những kết quả khả quan và đáng khích lệ trong hoạt động cho vay, duy trì nợ quá hạn ở mức ổn định, giúp ngân hàng kinh doanh hiệu quả.
2.1.3.3. Một số chỉ tiêu hoạt động dịch vụ
Ngoài lợi nhuận chủ yếu thu được từ hoạt động cho vay của Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng thì ngân hàng cịn thu được nguồn thu nhập đáng kế từ các hoạt động dịch vụ khác.
Phổ biến là tại MB Trần Duy là dịch vụ tư vấn và kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng điện tử (sms, internet banking, app MBBank, ...), dịch vụ chuyển đổi và kinh doanh ngoại tệ, … và đặc biệt dịch vụ thẻ tín là phát triển mạnh nhất.
40
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu hoạt động dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 - 2021
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 33 100 35 100 41 100 1.Thu từ dịch vụ thẻ 14 42.42 15 42.86 19 46.34 2.Thu về kinh doanh ngoại tệ 12 36.36 12 34.29 13 31.71 3. Thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm 6 18.18 6 17.14 7 17.07 4. Thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử 1 3.03 2 5.71 2 4.88
Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng
Qua bảng 2.8 nhìn chung thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại MBBank Trần duy Hưng có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2019-2021. Tổng thu nhập năm 2019 là 33 tỷ đồng, năm 2020 là 35 tỷ đồng tăng so với năm cũ là 2 tỷ đồng, năm 2021 so với năm 2020 tăng cao thêm 6 tỷ đồng, đạt 41 tỷ đồng. Trong đó thu từ thu dịch vụ thẻ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Cụ thể:
Thu từ dịch vụ thẻ có xu hướng tăng khá nhanh, năm 2019 đạt 14 tỷ tương