Cơ cấu nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP Quân đội – Ch

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh trần duy hưng (Trang 59 - 65)

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Ch

2.2.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP Quân đội – Ch

Trần Duy Hưng

MBBank Trần Duy Hưng luôn cố gắng duy trì sự ổn định và tốc độ phát triển, tăng trưởng hợp lý cơ cấu nguồn vốn của mình trong q trình hoạt động.

Nếu có một cơ cấu nguồn vốn nhiều biến động sẽ ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch sử dụng vốn của mỗi ngân hàng. Qua từng thời kỳ, dựa trên cơ cấu nguồn vốn mà mình huy động được, các loại tiền huy động mà mỗi ngân hàng sẽ đề ra một chiến lược kinh doanh phù hợp. Sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua các khía cạnh sau:

2.2.5.1. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Ngân hàng khi sử dụng vốn chủ yếu là từ dòng vốn nội tệ trong nước, tuy nhiên vẫn có nhu cầu sử dụng một lượng ngoại tệ nhất định. Khoản vốn nội tệ được sử dụng trong các khoản vay thông thường như cho vay cá nhân, vay doanh nghiệp, vay tiêu dùng… Còn ngoại tệ thường được dùng cho một số hoạt động kinh doanh của chi nhánh như mua bán ngoại tệ, hay cho vay đi du học.

Xem xét cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền sẽ giúp ngân hàng đưa ra những kế hoạch, hạn mức sử dụng các đồng vốn, loại tiền một cách hợp lý.

51

Bảng 2.11: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 - 2021

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nội tệ 3.119 90.96% 3.780 91,66% 4.671 92,33% Ngoại tệ 310 9.04% 344 8,34% 388 7,67%

Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng

Từ bảng 2.11 ta có bảng dưới:

Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng của các loại nguồn vốn phân theo loại tiền tại ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 - 2021

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nội tệ 661 21.19% 891 23.57% Ngoại tệ 34 10.97% 44 12.79%

Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng

Từ hai bảng trên ta có thế thấy:

Nhìn chung, mức độ tăng trưởng của cả 2 loại nguồn vốn đều tăng qua các năm từ 2019-2021. Nguồn vốn nội tệ năm 2020 đạt 3.780 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 21,19 % so với năm 2019. Sang năm 2021 chỉ tiêu này tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với 23,57 %, đạt 4.671 tỷ đồng. Nguồn vốn ngoại tệ có tỷ lệ tăng trưởng kém hơn nhiều so với nguồn vốn nội tệ. Năm 2020 nguồn vốn này có mức tăng trưởng

52

10,97 %, huy đồng được nhiều hơn 34 tỷ so với năm 2019. 12,79 % là tỷ lệ tăng trưởng của nguồn vốn ngoại tệ mà MBBank huy động được vào năm 2021.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tại ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 - 2021

(Đơn vị: %)

Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng

Dựa vào hình trên ta có thể dễ dàng thấy rằng, trong tổng nguồn vốn huy động của MBBank chi nhánh Trần Duy Hưng vốn nội tệ chiếm tỷ lệ rất lớn (đều >90%) và vốn ngoại tệ chỉ chiếm một phần nhỏ. Con số biểu hiện cụ thể đó là tỷ trọng vốn nội tệ năm 2019 chiếm 90,96% (đạt 3.119 tỷ đồng), năm 2020 chiếm 91,66% (3.780 tỷ đồng), năm 2021 là 92,33% (4.671 tỷ đồng). Tỷ trọng của vốn ngoại tệ từ năm 2019 - 2021 có xu hướng giảm (từ 9,04% năm 2019, 8,34% năm 2020 và chỉ chiếm 7,67% năm 2021). Mặc dù trên nền kinh tế thế giới một số đồng ngoại tệ mạnh như USD đang ngày càng tăng giá trị, tuy nhiên các cá nhân, tổ chức trong nước khơng có xu hướng tích trữ ngoại tệ nhằm kiếm lời nữa, vì nhiều rủi ro mà dịch bệnh phức tạp mang lại. 90.96% 91.66% 92.33% 9.04% 8.34% 7.67% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

53

2.2.5.2. Cơ cấu huy động vốn theo thời hạn

Bảng 2.13: Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn tại ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 - 2021

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Theo kỳ hạn Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dưới 6 tháng 875 25,52% 940 22,79% 1.093 21,61% Từ 6 tháng - 12 tháng 412 12,02% 535 12,97% 669 13,22% Từ 12 tháng trở lên 2.142 62,47% 2.649 64,23% 3.297 65,17%

Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng

Từ bảng trên ta có bảng dưới thể hiện mức độ tăng trưởng như sau:

Bảng 2.14: Mức độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động theo thời hạn tại MBBank Trần Duy Hưng

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Theo kỳ hạn Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Dưới 6 tháng 65 7.43% 153 16.28%

Từ 6 tháng -12

tháng 123 29.85% 134 25.05%

Từ 12 tháng trở

lên 507 23.67% 648 24.46%

Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế tốn ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng

54

Lượng VHĐ dưới 6 tháng của MBBank Trần Duy Hưng có tăng trưởng nhưng mức tăng không được ổn định. Tỷ trọng của chỉ tiêu này trong tổng nguồn vốn luôn duy trì trên 20% trong giai đoạn 2019 - 2021. Tỷ lệ tăng trưởng vốn dưới 6 tháng từ năm 2019 sang 2020 là 7,43% tương ứng 65 tỷ đồng. Từ năm 2020 sang năm 2021 mức tăng trưởng của nguồn vốn dưới 6 tháng nhanh hơn, tăng 153 tỷ đồng tương ứng 16,28%. Tuy tiền gửi có kì hạn dưới 6 tháng khơng được xem là nguồn lực quan trọng của ngân hàng để cho vay, nhưng lại là loại tiền gửi có mức chi phí huy động thấp nhất, nên cần được tận dụng và khai thác hiệu quả.

Lượng VHĐ thời hạn từ 6-12 tháng tuy luôn duy trì tỷ trọng lớn hơn 10% trong tổng nguồn vốn và có mức tăng trưởng khá đồng đều qua các năm. Lượng vốn này từ năm 2019 đến năm 2020 tăng 123 tỷ đồng, tương ứng tăng 29,85%, tuy nhiên từ năm 2020 chỉ tiêu này tăng chậm hơn lên 535 tỷ đồng vào năm 2021 chỉ đạt mức tăng là 25,05%, tăng thêm 134 tỷ. Nguyên nhân là do các chính sách ưu đãi tiền gửi với kì hạn từ 6 tháng trở lên của MBBank trong giai đoạn từ năm 2020 chưa thực sự được triển khai một cách hợp lý.

Nguồn vốn trung và dài hạn được xem là quan trọng nhất trong cơ cấu phân theo thời hạn của ngân hàng. Nó thường sẽ chiếm phần lớn tỷ trọng (trên 60%) trong tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động được. Do đặc điểm thời hạn nên đây được xem là nguồn vốn có tính chất ổn định nhất và ngân hàng sẽ sử dụng để cho vay nhiều nhất. Nếu duy trì được tính tăng trưởng ổn định cho nguồn vốn trung và dài hạn, ngân hàng sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc lên kế hoạch để đưa ra các hoạt động kinh doanh phù hợp với cơ cấu nguồn vốn. Ngược lại, khi nguồn vốn trung và dài hạn tăng trưởng không ổn định sẽ làm ngân hàng khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh và đối mặt với vấn đề lớn đó là vốn trung dài hạn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Đối với MBBank Trần Duy Hưng, giai đoạn từ năm 2019 – 2021 chi nhánh giữ mức tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn khá ổn định trên 20%. Cụ thể từ năm 2019 đến năm 2020 tăng từ 2.142 tỷ đồng lên 2.649 tỷ đồng, tăng 23,67%; sang năm 2021 chỉ tiêu này đạt 3.297 tỷ đồng tương ứng mức tăng trưởng 24,46%. Xét về tỷ trọng, nguồn vốn có thời hạn 12 tháng trở lên ln duy trì chiếm

55

hơn 62% trong tổng nguồn vốn từ năm 2019-2021 (lần lượt là 62.47% năm 2019, 64.23% năm 2020, 65,17% năm 2021.

Trong thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch covid-19, người dân sẽ có tâm lí ưu tiên lựa chọn tiền gửi tiết kiệm kì hạn ngắn hơn so với trung và dài hạn bởi vì kì vọng lãi suất sẽ tăng trong tương lai. Ngồi ra, như đã nói ở trên, các thị trường khác như bất động sản hoặc chứng khoán đang thu hút nhà đầu tư với mức sinh lợi hấp dẫn nên người dân sẽ chọn loại tiền gửi tiết kiệm kì hạn ngắn để có thể dễ dàng rút tiền ra rót vào các thị trường này nếu có cơ hội. Điều này gây khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho nhiều ngân hàng.

Tuy nhiên, MBBank đã áp dụng các chương trình cộng thêm lãi suất cho nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng cùng kỳ hạn gửi dài hơn, hoặc lãi suất tiền gửi online sẽ cao hơn tại quầy. Vì vậy nên trong giai đoạn 2019-2021, nguồn vốn có thời 6-12 tháng tại MBBank Trần Duy Hưng có mức tăng trưởng cao nhất so với nguồn vốn có thời hạn 6 tháng và 12 tháng trở lên. Nguồn vốn có thời hạn 12 tháng tuy tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn này nhưng vẫn duy trì được mức cao và ổn định, đây được xem là kết quả khá tốt của chi nhánh.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng giai đoạn 2019 – 2021

(Đơn vị: %)

Nguồn: Báo cáo tài chính (2019, 2020, 2021), Phịng Kế toán ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2019 2020 2021 25.52 22.79 21.61 12.02 12.97 13.22 62.47 64.23 65.17 Dưới 6 tháng Từ 6 -12 tháng 12 tháng trở lên

56

Dựa vào biểu đồ 2.3, ta thấy rằng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ 12 tháng trở lên là cao nhất, tiếp đến là nguồn vốn huy động 6 tháng và cuối cùng là loại nguồn vốn có kỳ hạn 6-12 tháng.

Tỷ trọng tiền gửi dưới 6 tháng nhìn chung có xu hướng giảm trong giai đoạn 2019 - 2021. Năm 2019, chỉ tiêu này chiếm 25,52% tổng nguồn vốn, sang năm 2020 giảm còn 22,79%, đến năm 2021 chỉ còn chiếm 21.61% trong tổng nguồn vốn.

Đối với tiền gửi có kỳ hạn 6 -12 tháng tình hình chung có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2019 - 2020 cơ cấu chỉ tiêu này tăng từ 12.02% lên 12,97%. Sau đó tăng lên 13,22% vào năm 2021.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh trần duy hưng (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)