Biện pháp khắc phục khi rủi ro xảy ra

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lam sơn (Trang 33 - 35)

1.3. Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ở các ngânhàng thương mại

1.3.3. Biện pháp khắc phục khi rủi ro xảy ra

Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với những thông tin bất cân xứng trong nền kinh tế thị trường. Vì thế khi rủi ro xảy ra các ngân hàng cho vay phải có biện pháp khắc phục để hoạt động kinh doanh của mình được tiếp diễn. Các biện pháp đó là:

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính

SV: Nguyễn Khắc Mạnh 26 Lớp: CQ56/15.08

- Cơ cấu lại thời gian trả nơ: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng.

- Điều chỉnh kỳ ha ̣n trả nợ: Là việc tổ chức tín dụng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi .

- Gia hạn nợ: Là hình thức tăng thêm thời gian/kỳ hạn vay vốn ngân hàng so với thời gian ban đầu đã ký kết do không đủ điều kiện trả nợ đúng hạn theo hợp đồng do một số nguyên nhân chính đáng theo các quy định .

- Chuyển nợ quá ha ̣n

Chuyển nợ quá hạn là việc bên cho vay chuyển toàn bộ hoặc một phần số dư nợ gốc của khoản vay thành nợ quá hạn do bên vay không trả nợ đầy đủ hoặc một phần nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn và không được bên cho vay chấp thuận gia hạn khoản vay hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

- Miễn/giảm lãi suất

Tổ chức tín dụng quyết định việc miễn/giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian trả nợ và khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai lũ lu ̣t, ha ̣n hán,…

- Xử lý tài sản bảo đảm

Hiện nay, trên thực tế, có hai biện pháp cơ bản để xử lý tài sản bảo đảm là xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp phi tố tụng và xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp tố tụng,… Xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp phi tố tụng là

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính

SV: Nguyễn Khắc Mạnh 27 Lớp: CQ56/15.08

cơ chế cho phép ngân hàng có thể xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải khởi kiện tại tòa án hoặc tại trung tâm trọng tài thương mại và không phải thông qua cơ quan thi hành án để xử lý tài sản bảo đảm. Còn với cơ chế xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp tố tụng, ngân hàng phải khởi kiện đòi nợ vay tại tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc tại trọng tài thương mại; sau khi có quyết định, bản án đã có hiệu lực thì phải thơng qua cơ quan thi hành án để thực hiện kê biên, cưỡng chế và bán đấu giá tài sản bảo đảm.

- Sử du ̣ng dự phòng rủi ro để bù đắp

Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là cơng việc nội bộ của tổ chức tín dụng khơng làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được xử lý rủi ro. Tổ chức tín dụng khơng được thơng báo cho khách hàng về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán theo. Hợp đồng mua bán nợ và bên mua nợ khơng có quyền truy địi tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lam sơn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)