Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lam sơn (Trang 35 - 38)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay

1.4.1. Nhân tố chủ quan

- Quy mô ngân hàng: Quy mô là giá trị thị trường của ngân hàng, các nghiên cứu thường đo bằng logarit của tổng dư nợ cho vay của ngân hàng để điều chỉnh biến này về giá trị tương đồng với các biến khác trong mơ hình. Quy mơ ngân hàng có thể tác động lên nợ xấu theo cả chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Những ngân hàng lớn có thể quản lý nợ xấu hiệu quả hơn nhờ khả năng đa dạng hóa danh mục cho vay và khả năng quản trị RRTD vượt trội so với ngân hàng nhỏ. Tuy nhiên, những ngân hàng lớn cũng có thể sẵn sàng

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính

SV: Nguyễn Khắc Mạnh 28 Lớp: CQ56/15.08

chấp nhận rủi ro cao do kỳ vọng được Chính phủ bảo vệ nếu có nguy hiểm xảy ra, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có thể cao hơn.

- Cơ cấu vốn (địn bẩy tài chính): Tỷ lệ địn bẩy tài chính cao hơn, do các yêu cầu về vốn khắt khe hơn, ngân hàng thận trọng hơn trong hành vi cho vay. Ngược lại, tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp dẫn đến gia tăng các khoản nợ xấu, do nhà quản lý ngân hàng dễ dàng tăng danh mục cho vay trong khi NHTM chưa đủ vốn hóa.

- Quy mơ tín dụng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng được xem như một trong những yếu tố ảnh hưởng và cảnh báo sớm tới RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, trước áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có thể nới lỏng điều kiện xét duyệt tín dụng. Điều này sẽ tích lũy rủi ro và bộc phát vào giai đoạn kinh tế suy thoái. Nghiên cứu của Salas & Saurina (2002) cho thấy tác động này có thể với độ trễ từ 1 đến 4 năm.

- Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động: Khi các khoản cho vay cao hơn tiền gửi ngân hàng, để tránh thể hiện tình trạng đang muốn thu hút vốn từ bên ngoài của mình, ngân hàng sẽ có động cơ để giảm tỷ lệ dự phịng rủi ro của họ.

- Khả năng sinh lời của ngân hàng: Để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng, các nghiên cứu thường sử dụng chỉ số ROA hoặc ROE, ngụ ý về mức độ quản lý hiệu quả trong việc sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu để tạo ra thu nhập. Nhiều nghiên cứu chứng minh mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lời và nợ xấu. Dimitrios và cộng sự (2010) cho rằng quản lý kém liên quan đến các kỹ năng kém trong chấm điểm tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm và cam kết giám sát khách hàng vay nợ. Trong khi đó, một ngân hàng có khả năng sinh lời cao có ít động lực tạo nguồn thu nhập lớn hơn, ít bị ràng buộc hơn khi tham gia vào các hoạt động cho vay có rủi ro của ngân hàng.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính

SV: Nguyễn Khắc Mạnh 29 Lớp: CQ56/15.08

- Lãi suất cho vay: Lãi suất danh nghĩa (IIR) là lãi suất được tính theo giá trị danh nghĩa, không kể đến tác động của lạm phát. Lãi suất danh nghĩa thường được cơng bố chính thức trên hợp đồng tín dụng. Theo Brownbridge (1998), lãi suất cho vay cao sẽ làm lượng nợ xấu ngân hàng tăng lên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng thì tỷ lệ dự phịng RRTD của ngân hàng cũng tăng để bù đắp những rủi ro có thể xảy ra.

- Tăng trưởng kinh tế: Theo lý thuyết về mơ hình chu kỳ kinh tế và tiêu dùng bởi Modigliani và Miller (1967), kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc hoàn trả nợ vay từ các NHTM do các cơ hội đầu tư và triển vọng kinh doanh thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu của Schechman và Gaglianone (2011) lại cho thấy mối tương quan thuận, cho rằng tăng trưởng kinh tế liên tục có thể sẽ làm cho ngân hàng ỷ lại và sẽ cho vay dễ dàng hơn, nguy cơ rủi ro tín dụng gia tăng.

- Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát tăng làm giảm giá trị thực của khoản vay và giảm các khoản nợ khơng có khả năng trả nợ. Mặt khác, lạm phát làm mất giá đồng tiền, giảm tỷ lệ lợi nhuận nói chung. Khi lạm phát gia tăng tương quan dẫn đến lãi suất tăng do chính sách thắt chặt tiền tệ. Cùng với các phí tổn khác, chi phí của dịch vụ nợ cũng gia tăng, doanh nghiệp và cá nhân đi vay có thể gặp khó khăn khi trả nợ.

- Giá trị vốn hóa thị trường: Thị trường chứng khốn phát triển, địi hỏi thông tin của khách hàng minh bạch hơn, giúp ngân hàng có thể giám sát người đi vay dễ dàng hơn cũng như đánh giá tốt hơn RRTD.

- Lãi suất thực: Khi lãi suất thực tăng cao, chi phí vay mượn tăng làm cho khả năng sinh lời của các khoản đầu tư trở nên thấp hơn, dẫn đến gia tăng các khoản nợ xấu, đặc biệt là đối với các khoản vay có lãi suất thả nổi, do khả năng đáp ứng nghĩa vụ của người đi vay giảm.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính

SV: Nguyễn Khắc Mạnh 30 Lớp: CQ56/15.08

- Tỷ giá: Khi đồng nội tệ mất giá, sức mua đồng nội tệ giảm làm giá hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, sẽ làm tăng chi phí sản xuất và gián tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát có thể xảy ra và những doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm trung gian nhập khẩu sẽ phải gánh nặng nợ khi chi phí vốn vay tăng.

- Tăng trưởng thị trường BĐS: Biến động thị trường BĐS có thể gây nên RRTD khi BĐS vừa là đối tượng cho vay vừa là vật thể dùng làm tài sản đảm bảo. Sự bùng nổ cho vay dựa trên sự bùng nổ của thị trường nhà đất, khi đó các ngân hàng dễ dàng cho vay nhiều hơn vào lĩnh vực này. Mặt khác khi các ngân hàng nắm giữ một tài sản thế chấp gia tăng hơn giá trị khoản vay thì họ càng có xu hướng hạ chuẩn để gia tăng tín dụng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lam sơn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)