2.3. Đánh giá thực trạng công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của
2.3.2. Những tồn tại hạn chế
Ngoài những mặt đã làm được thì BIDV Lam Sơn vẫn còn một số mặt hạn chế vẫn chưa giải quyết triệt để. Cụ thể:
Thứ nhất, mơ hình tổ chức quy trình cho vay cịn nhiều bất cập. Hiện
nay, BIDV Lam Sơn có các phịng ban khác nhau thực hiện mục tiêu nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên việc chồng chéo giữa các quy trình, đặt nặng vấn đề lý thuyết đang khiến cho các quy trình cho vay dần trở nên rườm rà mất thời gian hơn trong thời địa kinh tế thị trường hiện nay ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ khách hàng dẫn tới nguy cơ mất khách hàng tốt. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, công tác kiểm tra chỉ dừng lại ở mức tác nghiệp là chủ yếu, chưa chú trọng và phân tích mơi trường, đề ra các cảnh báo về các dấu hiệu rủi ro. Mặt khác, sự kiểm tra hời hợt cũng dễ khiến cho các đối tượng khách hàng “lách luật” dễ hơn, khiến cho gia tăng rủi ro cao hơn.
Thứ hai, đặt mục tiêu lợi nhuận hàng đầu: BIDV Lam Sơn ln có gắng
đặt ra một chính sách tín dụng với mục tiêu lợi nhuận phải song song với mục tiêu an toàn. Tuy nhiên những hoạt động tín dụng có rủi ro cao vẫn được
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Khắc Mạnh 55 Lớp: CQ56/15.08
BIDV Lam Sơn dành sự quan tâm lớn vì nguồn thu mà nó mang lại, có khi đi lệch với tôn chỉ song hành giữa lợi nhuận và sự an toàn. Việc đặt mục tiêu lợi nhuận khiến cho các đánh giá về rủi ro bị xem nhẹ, đầy là tồn tại dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng nhiều hơn cho khách hàng.
Thứ ba, chưa chú trọng vào chất lượng đảm bảo nợ vay: Ngân hàng quá
chú trọng vào số lượng tài sản đảm bảo nợ vay, xem như đây là một giải pháp an toàn khi cho vay, chưa thật sự đánh giá chính xác về chất lượng tài sản bảo đảm nợ vay nhất là khi gần đây các chuyên gia dự báo thị trường bất động sản chuẩn bị đạt đỉnh và chững lại. Ngồi ra, dư nợ khơng có tài sản đảm bảo vẫn còn tồn tại. Mặc dù đây là phương án của chi nhánh nhằm hỗ trợ c án bộ tín dụng vay vốn, tuy nhiên điều này sẽ gây khó khăn cho chi nhánh khi người đi vay mất khả năng thanh toán, chi nhánh sẽ khơng có nguồn thu nợ thứ hai để bù đắp rủi ro.
Thứ tư, về mặt nhân sự: Có thể thấy mặc dù đa phần nhân viên tín dụng
và các cán bộ liên quan đều tận tâm với ngân hàng nhưng cũng không thể tránh được hoàn toàn rủi ro. Năng lực phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của một số cán bộ tín dụng chưa đủ tầm như thiếu kinh nghiệm thực tiễn hoặc một số cán bộ thiếu am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ nên năng lực thẩm định khách hàng vay còn nhiều hạn chế. Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn còn xảy ra, thể hiện ở sự bng lỏng hoặc cố tình thực hiện sai các quy trình về thẩm định các món vay. Sự vi phạm này thường xuất hiện từ những mối quan hệ không minh bạch giữa khách hàng với cán bộ tín dụng. Một số cán bộ tín dụng biến chất lợi dụng kẽ hở để mưu đồ lợi ích cá nhân. Tất cả các yếu tố trên đều có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Thứ năm, hệ thống phòng ngừa rủi ro lạc hậu: Trong những năm trước
đây, BIDV Lam Sơn chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro, các thơng tin tín dụng chủ yếu được khai thác từ CIC
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Khắc Mạnh 56 Lớp: CQ56/15.08
và thông tin do khác hàng tự cung cấp dựa vào báo cáo tài chính (mang ý nghĩa chủ quan của khách hàng nhiều hơn) tuy nhiên thông số khách hàng cung cấp lại chậm hơn so với quy định khiến cho việc đánh giá, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính khơng đúng với thực tế hoạt động của khách hàng. Do vậy mà sự kiểm sốt về q trình giải ngân cũng như hoạt động của khách hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy BIDV Lam Sơn đã có sự kết hợp để tạo nên hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng, nhưng sự kém đồng bộ về cơ sở hạ tầng và trình độ của các nhân viên cũng khiến cho hệ thống hiện đại này gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành.
Thứ sáu, từ phía các cấp quản lý: Đối với việc quản lý của các cấp lãnh
đạo BIDV Lam Sơn mà đứng đầu là giám đốc chi nhánh, giám đốc điều hành và các giám đốc phòng ban, việc đưa ra các chính sách tín dụng của chi nhánh phụ thuộc nhiều vào các lãnh đạo, tuy nhiên khoảng cách giữa việc ra quyết định và việc truyền tải đến các chun viên tín dụng là khơng phải nhỏ. Chính vì thế, có các chính sách nhà lãnh đạo BIDV Lam Sơn nhận định là hợp lý, nhưng lại không nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ nhân viên, điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa các cơng việc trong hoạt động tín dụng. Thêm vào đó là khoảng cách giữa nhân viên và lãnh đạo, việc lơ là trong chăm sóc nhân viên cũng sẽ gây nên các nguy cơ về đạo đức của nhân viên (trong việc cấp tín dụng).
Nguyên nhân của những hạn chế:
Những tồn tại hạn chế trên xuất phát từ nhiều phía, do đó chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng ngun nhân sâu xa để có thể tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả nhất.
a) Về phía khách hàng:
* Với khách hàng là doanh nghiệp:
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Khắc Mạnh 57 Lớp: CQ56/15.08
+ Kinh nghiệm quản lý kinh doanh của ban quản lý doanh nghiệp còn yếu kém dẫn đến rủi ro cho chính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quản lý các khoản chi phí khơng tiết kiệm dẫn đến chi phí giá thành sản phẩm cao, làm giảm khả năng cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm.
+ Với các chủ doanh nghiệp đặc biệt là chủ doanh nghiệp mới chưa có kinh nghiệm về pháp luật rất dễ bị lừa đảo hoặc gặp rủi ro liên quan đến pháp luật,… dẫn tới không thu hồi được vốn và không thể trả nợ tiền vay ngân hàng.
+ Hạn chế rủi ro trên thị trường: Doanh nghiệp gặp phải những khó khăn trong kinh doanh, ngoài ý muốn về các điều kiện sản xuất kinh doanh như biến động về thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm,…
+ Hạn chế của CBNV trong doanh nghiệp: sự yếu kém của đội ngũ nhân viên thể hiện ở trình độ chun mơn, tay nghề, kỷ luật không cao, đạo đức nghề nghiệp,… không được đảm bảo.
+ Doanh nghiệp khơng có đủ vốn kinh doanh, cơ cấu vốn không hợp lý, đầu tư quá mức vào tài sản cố định mà không quan tâm tới hiệu quả kinh tế, việc đầu tư khi chưa xác định có đủ nguồn vốn tài trợ. Do vậy doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn gây mất cân đối, dẫn đến khả năng thanh toán hiện thời giảm, rủi ro trong thanh toán các khoản vay ngắn hạn tăng lên, rủi ro trong việc trả nợ vay cho ngân hàng.
- Hạn chế rủi ro đạo đức:
+ Thông tin về tình hình tài chính: Tình hình tài chính khó khăn nhưng doanh nghiệp lập báo cáo tài chính gửi ngân hàng vẫn có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
+ Thông tin về tài sản bảo đảm: Tài sản đã bán nhưng vẫn hạch toán là tài sảnbảo đảm của đơn vị để có thể hưởng lãi suất ưu đãi từ các khoản vay.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Khắc Mạnh 58 Lớp: CQ56/15.08
+ Khách hàng cố tình sử dụng sai mục đích, khơng hiệu quả, do đó khách hàng khơng hồn trả được vốn vay.
* Khách hàng là cá nhân, hộ SXKD có thể gặp các nguyên nhân sau: - Phương án sản xuất kinh doanh thực hiện không hiệu quả do thiếu kinh nghiệm, năng lực.
- Khách hàng thất nghiệp, mất việc do vậy khơng có thu nhập để trả nợ. - Khách hàng gặp rủi ro bất thường trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau. - Khách hàng cố tình lừa ngân hàng, sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, chi tiêu quá mức,…
b) Về phía chi nhánh:
- Chi nhánh hoạt động chủ yếu với lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, mà chưa chú trọng đầu tư vào các loại sản phẩm dịch vụ khác đem lại lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho việc thu hồi vốn.
- Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cịn yếu nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, cịn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay, chưa dự đoán được các ngành hàng có rủi ro trong tương lai. Do cán bộ ngân hàng chưa chấp hành đúng quy định cho vay như khơng đánh giá đầy đủ chính xác tình hình tài chính của khách hàng trước khi cho vay, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực, vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án, dự án thấp, đồng thời cán bộ ngân hàng chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của ngân hàng.
- Lỏng lẻo trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ: Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian qua, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Sau khi có các khoản vay quá hạn, ngân hàng chưa chỉ ra được nguyên nhân và đi đến thống
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Khắc Mạnh 59 Lớp: CQ56/15.08
nhất từng bước giải quyết mà để cho cán bộ tín dụng cho vay tự mình đưa ra giải pháp theo tính chủ quan.
Chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước:
- Chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ đóng vai trị quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của NHTM nói riêng. Mà ngân hàng là đơn vị thực hiện các chính sách tiền tệ do Chính phủ đề ra (những chính sách đó có thể có lợi nhưng cũng có thể có hại cho ngân hàng). Khi lãi suất huy động tăng lên làm ngân hàng gặp khó khăn trong việc cho vay. Với mức lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay cũng phải được đẩy lên nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng trả lãi và gốc cho ngân hàng là rất khó, và rủi ro tín dụng tăng lên. Đặc biệt là khi các quy định về quy trình trong hoạt động tín dụng khơng được quy định chặt chẽ và hợp lý. Nó sẽ khơng chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà cịn tạo khả năng rủi ro xảy ra. Khi mà quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế được những trường hợp xấu trong hợp đồng tín dụng. Chính sách của BIDV hiện tại đã áp dụng quy trình tín dụng trên tồn hệ thống nội bộ. Tuy nhiên các văn bản, hợp đồng quy định lại chưa rõ ràng, thống nhất dẫn đến việc thực hiên theo quy trình chuẩn rất khó khăn cho cán bộ tín dụng.
- Chất lượng thông tin chưa cao. Các thông tin mà ngân hàng thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì khơng phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thơng tin tín dụng của ngân hàng khơng hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thông tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Khắc Mạnh 60 Lớp: CQ56/15.08
Điều kiện về cơ sở vật chất, cơng nghệ cịn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng, tra cứu thông tin khách hàng, kiểm tra nhật ký tài khoản, thanh tốn,… Cơng nghệ đó phải bảo mật, an tồn.
Nguyên nhân khác
Trong thời gian qua, nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động như căng thẳng chính trị giữa các nước trên thế giới; tình hình thiên tai cũng như dịch bệnh Covid-19,… dẫn tới tình trạng suy thối, khủng hoảng kinh tế tràn lan không chỉ ở các nước đang phát triển mà diễn ra ngay cả các nước từ trước đến nay vẫn được xem là cường quốc về kinh tế. Chính điều này đã làm cho hoạt động mọi mặt nền kinh tế trong nước lâm vào tình trạng khó khăn. Lạm phát cao, lãi suất biến động thất thường đưa ngân hàng vào trình trạng bị động, khó kiếm sốt hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay cũng vì thế mà có sự chênh lệch giá trị theo thời gian khi được thẩm định. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh cũng là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngân hàng, làm tăng rủi ro tín dụng.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Khắc Mạnh 61 Lớp: CQ56/15.08
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong nội dung chương 2, khóa luâ ̣n đã trình bày được các vấn đề sau: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lam Sơn; Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lam Sơn và đánh giá thực trạng công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lam Sơn. Đây là cơ sở để khóa luâ ̣n đề xuất giải pháp nhằ m tăng cường ha ̣n chế rủi ro ta ̣i BIDV Lam Sơn trong chương 3.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Khắc Mạnh 62 Lớp: CQ56/15.08
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LAM SƠN