Để mơ hình xếp hạng khách hàng cá nhân (XHKHCN) phát huy hiệu quả cao nhất thì yếu tố về con người như trình độ chun mơn, khả năng phân tích của cán bộ nghiệp vụ là rất quan trọng, do đó BIDV Thanh Hóa vẫn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ trong XHKHCN nhằm quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp hỗ trợ cần thiết giúp pháp huy hiệu quả cho hệ thống XHKHCN của BIDV Thanh Hóa, bao gồm:
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay trước, trong và sau khi giải ngân. Thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý. Đơn đốc và khuyến khích các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán và sổ sách chứng từ kinh doanh. Kết quả chấm điểm XHKHCN phụ thuộc nhiều vào chứng từ, sổ sách kế toán mà khách hàng cung cấp.
+ Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng đảm bào cung cấp thơng tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm XHKHCN.
+ Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá của chun mơn. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy khơng có phương pháp và cơng cụ phân tích nào có thể hồn tồn thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia phân tích tín dụng.
+ Nâng cao nhận thức của các nhà quản trị về vai trị của cơng cụ XHKHCN đối với phòng ngừa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả. Vận dụng công cụ XHKHCN kết hợp với các biện pháp khác như tài sản đảm bảo an tồn, trích lập dự phịng rủi ro.
+ Kiến nghị các cơ quan nhà nước như Tổng cục thuế, Bộ Tài Chính cần phải xây dựng các chuẩn mực kế tốn về tiêu chuẩn cơng nhận chi phí, doanh thu nhất là đối loại hình kinh doanh cá thể hiện nay (hiện vẫn mang hình thức thuế khốn, và
việc tính thuế chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của cán bộ thuế).
3.3.4. Hồn thiện cơng tác xử lý nợ xấu
Để giảm và hạn chế nợ xấu phát sinh Chi nhánh cần xây dựng các chương trình xử lý nợ xấu với những biện pháp cụ thể như sau:
Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng của chi nhánh: Trước hết việc tập trung vào nhân tố con người là biện pháp xử lý nợ xấu đảm bảo hiệu quả cao, bền vững và lâu dài nhất. Việc cán bộ tín dụng thiếu năng lực, thiếu trình độ chun mơn và tư cách đạo đức kém sẽ dẫn tới những sai sót khi thẩm định, phân tích đánh giá khi đưa ra ra các quyết định cho vay, làm tăng khả năng mất vốn của ngân hàng. Vì vậy, với đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ chun mơn tốt thì họ sẽ xây dựng được chi tiêu về nợ xấu một cách sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao trong việc xử lý nợ xấu của Chi nhánh.
Hồn thiện chính sách quản trị rủi ro: Bản thân hoạt động cho vay của ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, vì vậy việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay. Nhằm điều chỉnh hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Chi nhánh trong từng thời kỳ. Việc tăng cường hay nới lỏng quản lý, xử lý nợ xấu là theo định hướng và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, tùy theo tỷ lệ nợ xấu đang ở mức bao nhiêu mà Chi nhánh sẽ có những biện pháp điều chỉnh, hiệu quả nhằm kiểm sốt và xử lý nợ xấu một cách tốt nhất.
Xây dựng mơ hình tổ chức và quản trị điều hành: Mơ hình tổ chức có tác động trực tiếp đến lập kế hoạch và triển khai xử lý nợ xấu, với việc có mơ hình tổ chức rõ ràng, phân rõ cụ thể chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận sẽ giúp Chi nhánh vận hành một cách trôi chảy, và đạt hiệu quả tối ưu trong công tác xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, ban quản trị điều hành của ngân hàng cũng là nhân tố quan trọng trong việc đưa ra những quyết định, định hướng rõ ràng cho cán bộ tín dụng, nhất quán trong việc thực hiện kiểm soát và xử lý nợ xấu theo đúng như quan điểm mà ban lãnh đạo đã đưa ra.
chẽ, theo dõi sát sao các khoản vay sẽ giúp cho Chi nhánh giảm thiểu được rủi ro, đồng thời giúp ngân hàng chủ động trong việc xác định nợ xấu chuẩn xác và đưa ra những biện pháp hợp lý để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm sốt nội bộ một cách chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng tránh được những rủi ro đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, để từ đó cán bộ tín dụng thực hiện cơng tác xử lý nợ xấu một cách nghiêm túc nhất.
Trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch tốn vào chi phí hoạt động để dự phịng cho những tốn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Dự phịng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Chi nhánh sẽ sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong những trường hợp khách hàng là tổ chức bị giải thế, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích...
3.3.5. Các giải pháp khác
3.3.5.1. Tăng cường thêm đối tượng khách hàng
Với chiến lược thận trọng của BIDV Chi nhánh Thanh Hóa thì cá nhân được vay vốn mới chủ yếu dừng lại ở cán bộ ngân hàng, cán bộ hoạt động trong cơ quan nhà nước, cơng ty nước ngồi. Các đối tượng là tiểu thương mặc dù khơng có mức lương cao ổn định như các đối tượng trên, nhưng thu nhập thực của họ thường rất lớn. Trong khi đó vì hoạt động kinh doanh bn bán nên họ cần vốn. Các khoản vốn đó thường khơng q lớn, và thời hạn vay tương đối ngắn nên ngân hàng có thể quay vịng vốn nhanh.
Cụ thể có thể quan tâm đến các nhóm khách hàng sau: + Những người làm công việc kinh doanh riêng
+ Những người hành nghề chuyên nghiệp (Bác sĩ, ca sĩ, người mẫu, diễn viên...)
+ Người lao động tự do...
3.3.5.2. Đa dạng hóa các danh mục sản phẩm cho vay KHCN
Để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, công cụ quan trọng nhất của ngân hàng là sản phẩm cho vay cá nhân. BIDV Thanh Hóa phải đa dạng hóa sản
phẩm để thu hút khách hàng, đồng thời cải tiến và làm mới sản phẩm bằng cách sáng tạo dịch vụ mới cho khách hàng cũ (du lịch, chữa bệnh ở nước ngoài,...). Cùng với đó, triển khai cung cấp các gói sản phẩm, sản phẩm tích hợp như: cho vay tiêu dùng bằng nhiều hình thức qua điện thoại, qua internet (các dịch vụ SmartBanking...), qua thẻ tín dụng,...Đặc biệt, chú trọng phát triển các sản phẩm phụ trợ, có nhiều tiềm năng, nhất là khu vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền.
3.3.5.3. Nâng cao chất lượng năng lực cán bộ tín dụng Ngân hàng
Con người luôn là yếu tố trung tâm trong bất kỳ quan hệ kinh tế nào. Nghiệp vụ Ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng cao để có thể sử dụng những phương tiện hiện đại, phù hợp với sự phát triển của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Việc lựa chọn nhân sự phải đảm bảo cả về đạo đức và chun mơn nghiệp vụ.
BIDV - Chi nhánh Thanh Hóa lại là một ngân hàng có phong cách làm việc chuyên nghiệp, mức lương trả cho nhân viên cao. Theo báo cáo tài chính hợp nhất q III năm 2021 cơng bố mới đây, BIDV đã trích ra 1.601 tỷ đồng để chi lương và phụ cấp cho các nhân viên nhà băng, tăng 16% so với cùng kỳ. Bình quân 6 tháng đầu năm, mỗi nhân viên nhận được mức lương gần 15 triệu đồng/tháng.. Đấy là
mức lương cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng. Điều đó đã khích lệ động viên cán bộ tín dụng hăng say làm việc, và gắn bó lâu dài với chi nhánh.
Chi nhánh tăng cường hơn nữa kế hoạch đào tạo cụ thể trong mỗi năm. Hàng năm cùng với kế hoạch trong năm tới, chi nhánh tăng cường hơn việc cử cán bộ đi học tập trung ở trung tâm đào tạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, bên cạnh đó cử cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ.
Chi nhánh tổ chức nhiều hơn những lớp học tập trung ngay tại chi nhánh để nâng cao trình độ. Ngồi ra, khi áp dụng những phương thức cho vay mới tăng cường mời giảng viên về giảng dạy quy trình nghiệp vụ, cách thức tiến hành, nêu lên những kinh nghiệm của các đơn vị hay các Ngân hàng nước ngoài.
thiết với một cán bộ tín dụng vì họ là người trực tiếp với khách hàng. Cán bộ tín dụng vì họ là người trực tiếp với khách hàng. Cán bộ tín dụng phải khéo léo trong việc đàm phán, thương lượng với khách hàng về các điều kiện vay vốn làm sao đảm bảo được lợi ích của Ngân hàng nhưng vẫn thu hút được khách hàng.
3.3.5.4. Nâng cao cơ sở vật chất
Hiện nay BIDV Chi nhánh Thanh Hóa được đặt nằm ở ngay tượng đài Lê Lợi là trung tâm của thành phố Thanh Hóa trên một vị trí khá đẹp và thuận lợi. Bên trong các vật dụng, đồ dùng đều mới và tốt. Điều đó tạo ấn tượng rất tốt cho khách hàng khi đến với ngân hàng. Tuy nhiên bàn làm việc của các cán bộ tín dụng kê khá sát nhau. Khi cán bộ tín dụng tiếp khách hàng trong phịng làm việc thường ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của các nhân viên khác. Có những lúc có đến tận chục khách hàng cùng đến làm việc một lúc tạo nên tình trạng lộn xộn, làm giảm hiệu quả cơng việc. Ngồi việc có một phịng khách dành để tiếp khách như hiện nay thì ngân hàng nên dựng các vách ngăn giữa vị trí làm việc của các ngân viên tín dụng. Điều này làm tăng thêm tính mỹ quan, chuyên nghiệp cho chi nhánh, đồng thời không làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cả chi nhánh khi cùng lúc có nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
3.3.5.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing
Trong xu thế nền kinh tế dịch vụ ngày nay, hoạt động marketing, xúc tiến, thiết lập kênh phân phối, cổ động truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng có tác động rất quan trọng đến phát triển hoạt động cho vay cá nhân. Bởi lẽ đơn giản là tâm lý khách hàng cá nhân có thói quen bắt chước theo số đơng, chịu tác động của qui luật bầy đàn trong tiêu dùng dịch vụ, nhất là những dịch vụ nhạy cảm như: ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin... Với các chi nhánh, nếu chỉ thụ động ngồi chờ khách hàng đến mình thì chắc chắn sẽ khơng có thị phần trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Mặc dù BIDV Chi nhánh Thanh Hóa có nhiều thuận lợi khi hoạt động trên địa bàn trung tâm Thanh Hóa nhưng đây cũng là địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Chi nhánh đã và đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn giữa các ngân hàng với nhau và cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước
ngồi, ngân hàng liên doanh có tiềm lực lớn về vốn và có kinh nghiệm hàng trăm năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Do vậy, khâu Marketing là khơng thể thiếu để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Thanh Hóa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Về lâu dài Chi nhánh BIDV Thanh Hóa chun mơn hóa về Marketing ngân hàng, cịn trước mắt khi chưa có điều kiện làm như vậy thì thực hiện phương châm mỗi cán bộ ngân hàng đều thực hiện Marketing, thay đổi nếp nghĩ và tác phong làm việc bởi trong một chừng mực nào đó các nhân tố như: bề ngồi, sự giúp đỡ tận tình, tính lịch sự của cán bộ và giọng điệu trong mỗi bức thư dường như tạo nên những nhận xét quan trọng cho khách hàng khi đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, tránh gây cho khách hàng những bất mãn có xu hướng thay đổi ngân hàng.
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan
Để hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng và của tồn ngành ngân hàng nói chung thì chính phủ cần có các biện pháp hữu hiện để phát triển nghiệp vụ này. Sự quản lý vĩ mô của nhà nước cùng với những định hướng chung sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên việc cho vay của ngân hàng. Vì dụ, năm 2008 khi chính phủ đưa mục tiêu kiềm chế lạm phát lên hàng đầu, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên các hoạt động của ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Các sửa đổi quy định của chính phủ cần phải có một khoảng thời gian thích hợp hơn nữa để ngân hàng kịp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình.
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước
Các quy định của Ngân hàng Nhà nước cần phải cụ thể, sát thực hơn với thực tế phát triển và tình hình chung của đất nước. Nếu Ngân hàng Nhà nước cho vay đúng với quy định của pháp luật thì khơng có lãi, nhưng cho vay với mức cao như hiện nay thì xét trên góc độ khác ngân hàng đã đang cho vay nặng lãi và phải bị pháp luật xử lý. Thiết nghĩ ngân hàng nhà nước nên quy định một mức lãi suất mở
hơn, phù hợp với mọi tình hình của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước cần nâng cao hơn hiệu quả phục vụ của mình. Có các việc làm thiết thực giúp các ngân hàng vượt qua các hồn cảnh khó khăn và phát triển hơn nữa hoạt động của mình. Các quy định của Ngân hàng Nhà nước ban hành phải có tầm nhìn xa, phục vụ cho sự phát triển ổn định của cả nền kinh tế. Tránh trường hợp liên tục sửa đổi làm khó cho cả người vay và ngân hàng. Trong nền kinh tế nước ta, thì nhóm doanh nghiệp nhỏ và tư nhân phát triển mạnh. Nên nếu tạo điều kiện kịp thời sẽ tạo động lực để nhóm kinh tế này phát triển. Ngân hàng nên quan tâm có nhiều chính sách ưu tiên đối với cá nhân. Hơn nữa nâng cao mức sống của người dân là mục tiêu của mọi sự phát triển. Vì vậy khuyến khích ngân hàng cho vay tiêu dùng sẽ góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ngân hàng Nhà nước cần làm tốt hơn nữa việc đánh giá rủi ro của các ngân hàng. Vì ngân hàng là ngành kinh doanh có lợi nhuận rất cao nên khơng tránh khỏi việc các ngân hàng chạy theo lợi nhuận mà tăng các khoản cho vay chứa nhiều rủi ro của mình. Để che dấu điều này các ngân hàng thương mại có thể cung cấp những con số nợ quá hạn nhỏ, hay tổng dư nợ thực tế lớn để tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ thực tế nhỏ. Nếu ngân hàng nhà nước khơng quản lý tốt rất có thể dẫn đến một vụ hoảng loạn ngân hàng và kéo theo sự sụp đổ nền kinh tế như một số nước trên thế giới đã gặp phải.
3.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Với những chính sách và đường lối phát triển của mình, BIDV đã gặp hái