2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn luôn là một hoạt động quan trọng của bất cứ ngân hàng thương mại nào. Nó cung cấp nguồn cho hoạt động tín dụng và là một hoạt động không thể thiếu để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình. Mơt nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp, khả năng huy động vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nhận thức được điều này, qua nhiều năm hoạt động BIDV chi nhánh Thanh Hóa đã có nhiều biện pháp và phương thức hợp lý để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng trong việc mở rộng các quỹ tiết kiệm, phịng giao dịch trên địa bàn của mình để có thể huy động được vốn đồng thời đổi mới tác phong làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ thực hiện chính sách ưu đãi KH cho phù hợp với điều kiện hồn cảnh kinh tế mới.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: Tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2019 - 2020 2020 - 2021 Tổng nguồn vốn huy động 4.228 100 5.002 100 6.251 100 18,31 24,97 1. Theo thành phần kinh tế Tiền gửi từ các TCKT, xã hội 1.115 26,37 1.256 25,11 1.545 24,72 12,65 23,01 Tiền gửi từ dân
cư 3.113 73,63 3.746 74,89 4.706 75,28 20,33 25,63
2. Theo kỳ hạn
Tiền gửi không
kỳ hạn 1.102 26,06 1.196 23,91 1.658 26.52 8,53 38,63 Tiền gửi có kỳ
hạn 3.126 73,94 3.806 76,09 4.593 73.48 21,75 20,68
3. Theo loại tiền
Tiền gửi nội tệ
(VND) 3.301 78,07 3.940 78,77 5.118 81,87 19,36 29,90 Tiền gửi ngoại tệ
(quy đổi) 927 21,93 1.062 21,23 1.133 18,13 14,56 6,69 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Thanh Hóa
Cơng tác huy động vốn là công tác trọng yếu trong hoạt động kinh doanh. Trong những năm qua, BIDV Thanh Hóa đã phấn đấu huy động vượt chỉ tiêu đã đề ra, năm sau cao hơn năm trước. Tổng nguồn vốn huy động các năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là 4.228 tỷ đồng, 5.002 tỷ đồng, 6.251 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tại thời điểm 31/12/2020 tăng 774 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng với tốc độ tăng là 18.31%. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tại thời điểm 31/12/2021 tăng 1.249 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tốc độ tăng là 24,97%. Ta thấy, tốc độ tăng của năm 2021 cao hơn tốc độ tăng của năm 2020 (24,97% so với 18,31%) điều này cho thấy chi nhánh đã mở rộng quy mô huy động vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động, cũng như uy tín của chi nhánh ngày càng cao qua việc đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho KH và liên tục triển khai các hình thức huy động vốn mới để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thì chi nhánh ln nhạy bén trong cạnh tranh bằng cách đưa ra các mức lãi suất huy động phù hợp, các hình thức dự thưởng...Do đó nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Đây chính là thành tích đáng kể mà chi nhánh đã đạt được.
Xét theo kỳ hạn: Dựa vào Bảng 2.1 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động xét theo loại hình tiền gửi có nhiều thay đổi qua các năm. Nhìn chung trong các năm nguồn huy động vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao vẫn là tiền gửi.
Xét theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng tiền gửi dân cư các năm 2019, 2020, 2021 chiếm lần lượt là 73,63%; 74,89% và 75,28%. Năm 2020 tăng 633 tỷ đồng so với năm 2019 với tốc độ tăng tương ứng là 20,33%. Năm 2021 tăng 960 tỷ đồng so với năm 2020 với tốc độ tăng tương ứng là 25,63%. Sự tăng lên này cho thấy nguồn vốn nhà rỗi trong dân chúng ngày càng tăng hay hiểu theo các khác là trong tình tình kinh tế khó khăn này dân cư có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, tiêu dùng ít hơn khiến cho dịng tiền đổ vào ngân hàng nhiều hơn. Trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, xã hội chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2020 tăng 114 tỷ đồng so với năm 2019 với tốc độ tăng tương ứng là 12,65%. Năm 2021 tăng 289 tỷ đồng so
với năm 2020 với tốc độ tăng tương ứng là 23,01%. Điều này cho thấy việc huy động các khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, xã hội đang có nhiều sự tăng trưởng rõ rệt cho thấy uy tín và các chính sách đúng đắn của chi nhánh.
Xét theo loại tiền: Nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng tiền gửi VND các năm 2019, 2020, 2021 chiếm lần lượt là 78,07%; 78,77% và 81,87%. Năm 2020 tăng 639 tỷ đồng so với năm 2019 với tốc độ tăng tương ứng là 19,36%. Năm 2021 tăng 1.178 tỷ đồng so với năm 2020 với tốc độ tăng tương ứng là 29,90%. Cùng với những chuyển biến khả quan trong huy động VND thì huy động USD là cũng có xu hướng giảm từ năm 2019 đến năm 2021 và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động.