2.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ
2.4.2.2. Những nguyên nhân trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
a. Nguyên nhân khách quan
⮚Yếu tố pháp luật:
Đối với cho vay khách hàng cá nhân thì tài sản đảm bảo thường là bất động sản. Trong khi thị trường bất động sản khơng ổn định, các chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động cho khách hàng cá nhân dùng của ngân hàng. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn phức tạp và chưa đồng bộ, còn thiếu sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, thời gian đăng ký kéo dài nên nhiều người có nhu cầu vay nhưng khơng thực sự được đáp ứng. Ngoài ra, pháp luật chưa thực sự bảo vệ quyền lợi của bên cho vay. Thủ tục trình tự xử lý tài sản đảm bảo cịn phức tạp.
Quy mơ cho vay khách hàng cá nhân còn thấp khả năng mở rộng các nghiệp vụ cung cấp khó khăn, dẫn đến hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có một nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen, tâm lý của người Việt Nam. Người Việt Nam có xu hướng tự tích luỹ, tiết kiệm để mua sắm hơn là mua sắm rồi tích góp để trả nợ, họ khơng thích ở trong tình trạng nợ nần. Nhiều người vẫn cịn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, phiền hà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động cho vay của ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng muốn mở rộng cho vay khách hàng cá nhân thì phải tác động vào tâm lý, thói qn tiêu dùng của người dân, thuyết phục họ, làm cho họ hiểu được những lợi ích từ việc sử dụng các dịch vụ cho vay của ngân hàng.
Mặt khác, cịn có sự chênh lệch lớn về mức sống, thu nhập trình độ và khả năng chi tiêu của dân cư giữa các vùng tạo ra khoảng cách giàu nghèo lớn. Số dân thuộc nhóm người có thu nhập cao và trung bình tập trung ở thành thị, chiếm một tỷ trọng nhỏ , còn lại hơn 70% dân số là dân cư thuộc khu vực nơng thơn, có mức thu nhập thấp nên nhu cầu về tiêu thụ hàng hố, dịch vụ cịn hạn chế.
⮚Yếu tố cạnh tranh:
Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng có thể nói trong giai đoạn hiện nay là cực kỳ khốc liệt. Các ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt về quy mơ, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng về sản phẩm. Trước tình hình đó Sacombank cũng có những chiến lược phát triển riêng. Riêng lĩnh vực cho vay khách hàng cá nhân có rất nhiều các ngân hàng lớn tham gia cụ thể các ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank,...cho vay khách hàng cá nhân rất phát triển, bên cạnh đó cịn có sự tham gia của các cơng ty tài chính nữa. Như vậy, sự cạnh tranh giành giật thị trường giữa các tổ chức tài chính cịn khó khăn hơn trong việc thu hút khách hàng của BIDV.
⮚Do những đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân:
Các ngân hàng đẩy mạnh cho vay cá nhân và tỷ lệ lợi nhuận từ khối khách hàng này chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận của các ngân hàng. Khách hàng cá nhân hiện nay chủ yếu dùng mục đích vay vào các nhu cầu kinh doanh nhỏ, tiêu dùng, mua sắm….Bởi lẽ, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động khá cao. Cụ
thể, lãi vay đối với cá nhân tiêu dùng, mua nhà, các ngân hàng áp dụng mức phổ biến từ 7,5 - 10%/năm, trong khi huy động tiết kiệm chỉ từ 3,95 – 8,05%/năm. Đó chính là lý do để các nhà băng đẩy mạnh tín dụng cho phân khúc khách hàng này.Nhưng do khách hàng của cho vay khách hàng cá nhân chủ yếu là các thể nhân nên việc xác định nguồn trả nợ là khó khăn. Vì ít khách hàng chứng minh được nguồn thu nhập rõ ràng để thanh toán khoản vay. Mặt khác, do quy mô khoản vay nhỏ nên doanh số cho vay, thu nhập từ hoạt động cho vay còn thấp.
b. Nguyên nhân chủ quan:
⮚Nguồn nhân lực:
Hiện tại BIDV Thanh Hóa, lực lượng lao động đã được trẻ hóa rất nhiều, cán bộ tuyển dụng mới đều là sinh viên đại học chính quy thuộc các trường đại học tốp đầu trong nước và quốc tế, tuy nhiên thì tỷ lệ cán bộ cũ, cao tuổi được đào tạo trung cấp và đại học liên thơng theo chế độ cũ vẫn cịn khá cao, mặt khác do chính sách tri ân của BIDV đối với người nhà cán bộ nên vẫn còn một phận cán bộ mới tuyển dụng vào các vị trí như: Văn thư, hành chính, giao dịch viên…trình độ đào tạo cịn thấp, ảnh hưởng chung đến chất lượng nhân sự.
⮚Công nghệ thơng tin ứng dụng trong thẩm định tín dụng cịn hạn chế:
Do đặc thù ngành Ngân hàng, khách hàng của Ngân hàng rất đa dạng, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, hành chính…,do vậy mỗi một đối tượng khách hàng cần có cách thức, phương án tiếp cận và thẩm định, đánh giá riêng, mang nặng tính định tính, việc cơng nghệ hóa đối với thẩm định khách hàng là rất khó và thực tế cũng chưa một Ngân hàng nào cơng nghệ hóa hồn tồn khâu thẩm định khách hàng. Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động mang tính rủi ro cao, vai trị của thẩm định khách hàng rất quan trọng, vì vậy vẫn cần sự hiện diện của con người để đánh giá và đưa ra quyết định nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động.
⮚Công tác tiếp thị tại chi nhánh chưa được coi trọng:
Chi nhánh cũng đã xúc tiến các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nhưng thực sự công tác tiếp thị tại Chi nhánh vẫn cịn chưa có chiều sâu, chưa đi sâu vào nghiên cứu phân loại khách hàng để có cơ sở cho việc định ra chiến lược kinh doanh dài
hạn trong tương lai. Hoạt động marketing chưa được chú trọng đúng mức, một phần do hạn chế về mặt nhân lực trong khi công việc quá nhiều, do đó có nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh. Có thể thấy, ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống tính điểm đối với khách hàng cá nhân nên chưa đánh giá được từng nhóm khách hàng để từ đó đưa ra được các chiến lược marketing đúng đắn.
⮚Quy trình thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp:
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ đến Ngân hàng để gặp cán bộ tín dụng và tiến hành lập hồ sơ vay vốn. Quá trình lập hồ sơ cũng tốn khá nhiều thời gian của doanh nghiệp do phải chuẩn bị hồ sơ pháp lý về báo cáo tài chính các năm, hóa đơn đầu vào đầu ra, TSBĐ. Sau khi bộ hồ sơ được hồn thành, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định. Do số lượng khách hàng đơng, đồng thời ln phải bảo đảm tính chân thực, chính xác từ những thơng tin mà khách hàng cung cấp, chính vì vậy q trình thẩm định khá tốn thời gian và cơng sức của cán bộ tín dụng. Trong q trình sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng ln là người trực tiếp theo dõi, giám sát và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Rõ ràng, từ khi khách hàng có nhu cầu đến vay vốn cho đến lúc được cấp vốn trải qua nhiều công đoạn với những thủ tục rườm rà, mất thời gian. Hơn nữa, khách hàng ln bị đặt trong tình trạng bị giám sát và ln ở trong tâm lý trả nợ cho Ngân hàng. Chính điều này đã gây tâm lý e ngại cho khách hàng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH HÓA