2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ
2.3.2.2. Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân
Tình hình nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh từ năm 2019 – 2021 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân của BIDV - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị tính: Tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1.Nợ xấu cho vay KHCN (tỷ đồng) 12,50 17,25 17,82 2.Tổng dư nợ cho vay KHCN (tỷ đồng) 1.838 2.396 2.784
3.Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN (%) 0,68 0,72 0,64
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Thanh Hóa các năm 2019, 2020, 2021
Qua bảng 2.7 ta thấy, nợ xấu của ngân hàng ở mức cao, đã vượt quá tầm kiểm soát của chi nhánh. Cụ thể, năm 2019, nợ xấu là 12,50 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ nợ xấu là 0,68%, con số này vẫn đang ở mức có thể kiểm sốt được. Đến năm 2020, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng nhanh, nếu cứ để tình trạng này diễn ra sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể, nợ xấu là 17,25 tỷ đồng chiếm 0,72% trong tổng dư nợ cho vay tăng 0,04% so với năm 2019. Đến năm 2021, xu hướng nợ xấu vẫn có chiều hướng tăng lên đạt 17,82 tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nợ xấu chậm hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ cho vay KHCN nên tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm so với năm 2020 chiếm tỷ lệ 0,64%. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong giai đoạn 2019 – 2020 là do ảnh hưởng của đại dịch Covid đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu nhập của các KHCN từ đó đã làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Đến năm 2021, tình hình nợ xấu đã giảm xuống cho thấy nền kinh tế đang dần ổn định hơn trước.