Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn chuẩn việt (Trang 37 - 45)

A R: Rủi ro kiểm toán C R: Rủi ro kiểm soát IR : Rủi ro tiềm tàng DR : Rủi ro phát hiện

1.3.3. Thực hiện kiểm toán

1.3.3.1.Khảo sát về KSNB đối với nợ phải trả người bán

Thủ tục này được thực hiện sau khi đã tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với khoản mục Phải trả người bán với đánh giá ban đầu là khách hàng có hệ thống KSNB hoạt động có hiệu lực.Trong trường hợp này, thủ tục kiểm sốt được vận dụng để thu thập các bằng chứng về sự thiết kế phù hợp và vận hành có hiệu quả của hệ thống KSNB đối với Nợ phải trả người bán.

Nợ Phải trả người bán gắn liền với chu trình mua hàng và thanh tốn của khách hàng.Vì thế hệ thống KSNB đối với khoản mục Phải trả người bán cũng gắn với quá trình mua hàng và thanh toán của khách hàng.Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết từng dối tượng cơng nợ phải trả.Q trình mua hàng có sự tách biệt giữa bộ phận mua hàng,bộ phận phê duyệt,bộ phận kiểm nhận hàng và nhập kho.Sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ,hoá đơn,kế toán tiến hành hạch toán nghiệp vụ phát sinh.KTV có thể vận dụng các kỹ thuật:điều tra,phỏng vấn,thực hiện lại,kiểm tra từ đầu đến cuối,kiểm tra ngược lại để thu thập bằng chứng kiểm toán.

-KTV tiến hành phỏng vấn kế toán khoản mục phải trả người bán về thời điểm ghi nhận nghiệp vụ nợ, việc thanh tốn có đúng hạn và đảm bảo hiệu quả…

-Kiểm tra các sổ sách, giấy tờ liên quan để xem xết việc ghi sổ có đúng, đủ khơng.

-Kiểm tra ngược lại một nghiệp vụ ghi nhận nợ từ Sổ cái ngược đến thời điểm phát sinh nghiệp vụ để xem xét hoạt động kiểm soát đối với các nghiệp vụ đó.

Sau khi thu thập các bằng chứng khẳng định hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản nợ Phải trả ngừơi bán có hiệu lực thì thủ tục kiểm toán cơ bản được giữ nguyên theo kế hoạch.Trong trường hợp ngược lại thì nhóm kiểm tốn sẽ thảo luận lại với khách hàng, tăng các thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập thêm bằng chứng kiểm toán.

1.3.3.2.Thực hiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích được áp dụng trong cả q trình kiểm tốn.Trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn, thủ tục phân tích được áp dụng nhằm mục đích so sánh,đối chiếu,đánh giá tính hợp lý,xu hướng và phân tích tỷ suất trên số dư Tài khoản Phải trả người bán, KTV tiến hành thực hiện các công việc:

-So sánh tổng số dư Phải trả người bán phát sinh trong kỳ với số lượng hàng mua trong kỳ;

-So sánh số dư Phải trả người bán năm nay so với năm trước để xem xét sự biến động tăng giảm;

-KTV tiến hành đối chiếu,so sánh số dư nợ của các nhà cung cấp so với năm trước để tìm ra các nhà cung cấp có thay đổi bất thường;

-Phân tích các tỷ suất: khả năng thanh tốn nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán tức thời, tỷ suất tự tài trợ.

Từ đó nếu có những chênh lệch, KTV phải tìm ra ngun nhân.Ngun nhân cuả chênh lệch có thể do sai sót của khâu kế tốn hoặc khâu phân tích, có thể do trong năm tình hình kinh tế có nhiều biến động, KTV có thể phỏng vấn nhân viên trong đơn vị, các nhà quản lý hiểu biết về tình hình tài chính để giải thích nguyên nhân.

1.3.3.3.Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

❖ Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nợ phải trả người bán

Kiểm tra CSDL “Sự phát sinh” của nghiệp vụ

-Chọn mẫu nghiệp vụ để kiểm tra,đối chiếu các bút toán đã ghi sổ nhật ký mua hàng ,báo cáo mua hàng ,nhật ký chi tiền,sổ chi tiết phải trả cho người bán với các chứng từ có liên quan như hố đơn mua hàng,chứng từ vận chuyển,…;

-Kiểm tra thủ tục và thẩm quyền phê chuẩn,đồng thời kiểm tra tính đầy đủ,logic dấu hiệu KSNB trên các chứng từ có liên quan như biên bản kiểm nghiệm,phiếu nhập kho,kế hoạch mua hàng…;

-Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế tốn sau.

Kiểm tra CSDL “Tính tốn – đánh giá”

-Tính tốn số tiền trên các hố đơn với sổ chi tiết.Kiểm tra tính đúng đắn,hợp lý của các yếu tố số lượng,đơn giá,thuế GTGT,tỷ giá ngoại tệ;

-Kiểm tra, tính lại số tiền trên chứng từ (hoá đơn mua hàng, chứng từ thanh toán) - nếu xét thấy cần thiết.

-Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ nợ phải trả người bán: tính liên tục của chứng từ, hố đơn, kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau, gửi thư xác nhận về số tiền mua hàng,số dư TK 331.

-Kiểm tra sự đúng đắn của nghiệp vụ nợ phải trả người bán: tổng hợp theo từng loại nợ phải trả trên sổ chi tiết, theo từng khách nợ đối chiếu với bảng kê công nợ và báo cáo công nợ theo từng loại nợ, khách nợ; kiểm tra sổ chi tiết và quá trình ghi chép.

-Kiểm tra nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nợ phải trả người bán, xác minh tính có thật của nghiệp vụ và sự tồn tại thực tế của chủ nợ.

Kiểm tra CSDL “tổng hợp và cơng bố”

-Kiểm tra tính đầy đủ,chính xác của việc tính tốn cộng dồn và chuyển sổ trên sổ chi tiết ,sổ tổng hợp;

-Cộng lại số liệu trên sổ chi tiết, tổng hợp tài khoản phải trả người bán. ❖ Kiểm tra chi tiết số dư nợ Phải trả cho người bán

Đối với số dư đầu kỳ:

-Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính cơng ty kiểm tốn đang thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ đã được xác định là đúng thì khơng cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.

Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi cơng ty kiểm tốn khác, KTV phải xem xét Báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các khoản phải trả người bán, nếu có thể tin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm tốn năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung.

Nếu BCTC chưa được kiểm toán năm trước (kiểm toán lần đầu), hoặc việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi cơng ty kiểm tốn khác và KTV khơng tin tưởng vào kết quả kiểm tốn năm trước hoặc Báo cáo kiểm toán năm trước khơng chấp nhận tồn phần đối với số dư các khoản phải trả người bán, thì KTV phải xem xét đến các nguyên nhân khơng chấp nhận tồn phần của KTV năm trước. Trong các trường hợp này, KTV phải áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung.

Đối với số dư cuối kỳ:

Kiểm tra CSDL “Sự hiện hữu” và “Quyền và nghĩa vụ”

- KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các bảng liệt kê chi tiết nợ phải trả đối với từng người bán (bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh tăng, phát sinh giảm và số dư cuối kỳ), từ đó tiến hành kiểm tra danh mục và sự tồn tại của các người bán.

- Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán với các nhà cung cấp và cũng cần lưu ý đặc biệt đối với những trường hợp khơng có biên bản đối chiếu cơng nợ này để có thủ tục kiểm toán thay thế.

- Tiến hành kiểm tra nghiệp vụ hình thành số dư: kiểm tra Hóa đơn bán hàng, Hợp đồng thương mại (và chứng từ trả tiền - nếu có) của những khoản nợ cuối kỳ đối với từng người bán và đối chiếu với bảng kê chi tiết nợ phải trả và với chứng từ thanh toán tương ứng. Những trường hợp mua hàng đã phát sinh mà chưa có chứng từ thanh tốn và biên bản thanh lý hợp đồng mua hàng hoặc chứng từ thanh toán với số tiền nhỏ hơn số tiền phải trả ghi trên hoá đơn

bán hàng sẽ chứng minh có sự hiện hữu nghĩa vụ trả tiền tại thời điểm báo cáo.

- Thực hiện thủ tục kiểm toán hỗ trợ khác: Gửi thư xin xác nhận từ người bán, đặc biệt các người bán có số dư bằng khơng; Kiểm tra ghi chép trên các sổ hạch tốn có liên quan (Sổ quỹ, Nhật ký chi tiền,…); Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ sau việc thanh tốn nợ tiền hàng;…

Kiểm tra CSDL “Tính tốn, đánh giá”

-Chọn mẫu một số người bán để khảo sát chi tiết về việc tính số dư. Cụ thể:

+ Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính tốn mà đơn vị đã thực hiện (Số lượng hàng còn mua chịu; Đơn giá mua; Thuế GTGT; Tỷ giá ngoại tệ; Số tiền đã trả).

+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu do đơn vị tính tốn về số phải trả; Trong trường hợp xét thấy cần thiết, KTV cần tiến hành tính tốn lại (trên cơ sở tài liệu của đơn vị và sự xét đoán của KTV) và so sánh với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.

Cần lưu ý đến các trường hợp mua hàng đơn vị được hưởng chính sách ưu đãi hay khuyến mãi sẽ có liên quan đến tính tốn nợ phải trả; Có thể KTV cần thảo luận với các nhà quản lý đơn vị để làm rõ các trường hợp này.

Kiểm tra CSDL “Cộng dồn”

Thông thường, KTV dựa vào Bảng kê chi tiết công nợ với người bán do đơn vị được kiểm toán đã lập và các chứng từ, sổ sách kế tốn có liên quan để thực hiện kiểm tra.Thủ tục kiểm tra chủ yếu như sau:

- Kiểm tra tính đầy đủ của việc tổng hợp công nợ: Bằng cách so sánh danh mục các người bán từ các sổ chi tiết Phải trả cho người bán với Bảng kê chi tiết cơng nợ;

- Kiểm tra tính đúng đắn của việc tổng hợp công nợ: Bằng các đối chiếu từng trang sổ chi tiết Phải trả cho người bán với Bảng kê chi tiết công nợ về các số liệu tương ứng, đặc biệt là số dư cuối kỳ;

- Kiểm tra tính chính xác của việc tổng hợp số liệu trên Bảng kê chi tiết công nợ.

Trong trường hợp cần thiết, KTV lập một Bảng cân đối số phát sinh các khoản công nợ phải trả cho người bán theo thời gian. KTV sẽ tiến hành so sánh đối chiếu tổng số dư trên bảng cân đối số phát sinh với số liệu trình bày trên báo cáo tài chính và với số tổng hợp từ các bảng kê nợ của đơn vị. Ngồi ra, cịn có thể đối chiếu, so sánh với số liệu của những người bán đã xác nhận nợ.

Kiểm tra CSDL “Trình bày và cơng bố”

- Kiểm tra thơng tin trình bày trên BCTC về khoản cịn phải trả cho

người bán có phù hợp với quy định của chế độ kế tốn hay khơng;

- Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị và với số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh theo thời gian của các khoản phải trả do kiểm toán viên đã lập.

1.3.4.Tổng hợp kết quả kiểm toán

Sau khi đã hồn thành các cơng việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán,KTV phụ trách kiểm toán khoản mục Phải trả người bán tiến hành tổng

hợp giấy tờ làm việc có liên quan giao cho trưởng nhóm kiểm tốn kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm tốn.Trưởng nhóm xác định các sai sót thực tế đã được phát hiện với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được phân bổ, để xem có chấp nhận hay khơng chấp nhận kết quả kiểm tốn này và có cần thực hiện các thủ tục kiểm tốn bổ sung hay khơng? Tiến hành bàn bạc đưa với công ty khách hàng và tiến hành điều chỉnh. Sau đó KTV sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả kiểm toán khoản mục Phải trả người bán:

-Việc hạch toán khoản mục Phải trả người bán đã phù hợp với quy định, chuẩn mực kế toán hiện hành và tuân thủ pháp luật nhà nước hay chưa.

-Thông tin về số dư khoản mục Phải trả người bán được trình bày trên các BCTC có trung thực hợp lý hay khơng.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn chuẩn việt (Trang 37 - 45)