XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn chuẩn việt (Trang 74 - 78)

- Doanh nghiệp cần đưa ra phương án ổn định tình hình tài chính, khơng để các hệ số thanh toán sụt giảm ở các năm tiếp theo.

B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Doanh thu Doanh thu

Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu

Vì doanh thu có tầm ảnh hưởng lớn đến các khoản mục khác. Công ty đã đi vào hoạt động ổn định nên doanh thu các năm có sự biến động ít.

Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 522.087.319.806 522.087.319.806 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% Doanh thu: 0,5%

Tổng tài sản và vốn: 2%

(b)

0,5% Doanh thu. 0,5% Doanh thu Chọn tỷ lệ nhỏ nhất là 0,5%=>

thấp hơn, mức sai sót có thể bỏ qua thấp=> Tăng cường kiểm tra chi tiết để giảm thiểu rủi ro.

Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 2.610.436.599 đ 2.610.436.599 đ

Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*65% 1.696.783.789 đ 1.696.783.789 đ

Ngưỡng sai sót khơng đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua

(e)=(d)*4%

(tối đa) 67.871.352 đ 67.871.352 đ

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.

Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước

Mức trọng yếu tổng thể 2.610.436.599 đ 2.399.708.694 đ Mức trọng yếu thực hiện 1.696.783.789 đ 1.559.810.651 đ Ngưỡng sai sót khơng đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua 67.871.352 đ 62.392.426 đ

Giải thích ngun nhân có chênh lệch về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước:

Trong năm 2015, công ty đã thực hiện tốt việc bán hàng, vì vậy doanh thu tăng so với năm trước. Mặt khác, do cơng ty có sự thay đổi về tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (0,5% trên doanh thu) nên làm mức trọng yếu tổng thể thay đổi so với năm trước. Do mức trọng yếu thực hiện thay đổi, tỷ lệ thực hiện mức trọng yếu thực hiện khơng thay đổi (65%) do đó làm cho mức tổng thể thực hiện thay đổi.

Việc xác định mức trọng yếu và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua được do trưởng nhóm xác định cho tồn bộ cuộc kiểm tốn. Như vậy, nếu các sai phạm KTV phát hiện ra trong q trình kiểm tốn có giá trị lớn hơn 67.871.352 VND thì KTV phải đưa ra các bút tốn điều chỉnh; còn các sai phạm nhỏ hơn mức trọng yếu KTV đưa ra những lưu ý đối với đơn vị để những sai phạm này không lặp lại trong những năm kế tiếp.

Đánh giá rủi ro

Trên cơ sở xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp KTV tiến hành đánh giá khả năng

xảy ra sai sót trọng yếu ở toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để thực hiện thiết kế các thủ tục kiểm tốn và xây dựng chương trình kiểm tốn. KTV xác định rủi ro kiểm tốn ở mức độ trung bình. Sau đó KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt, từ đó xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được.

-Thơng qua tìm hiểu ban đầu, KTV nhận thấy khoản mục Nợ phải trả người bán trong cơng ty X được hình thành chủ yếu từ mua nguyên vật liệu sản xuất. Từ những thông tin thu thập được, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng X đối với khoản mục Phải trả người bán ở mức độ trung bình. -Rủi ro kiểm sốt (CR ): dựa trên những tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với tồn doanh nghiệp và những hoạt động kiểm sốt đối với khoản mục Phải trả người bán, thơng qua những tìm hiểu về hệ thống kế tốn, KTV nhận thấy khoản mục phải trả người bán được khách hàng theo dõi và quản lý, có sự phân cơng phân nhiệm giữa các khâu trong q trình mua hàng thanh tốn ... KTV đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản phải trả người bán của công ty X ở mức độ trung bình.

-Rủi ro kiểm tốn: Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát ở mức độ trung bình, KTV tính được rủi ro kiểm tốn ở mức độ trung bình, vì thế số lượng bằng chứng kiểm tốn cần thu thập ở mức độ trung bình.

2.2.1.5.Thiết kế chương trình kiểm tốn

Chương trình kiểm tốn đối với khoản mục Phải trả người bán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm tốn trên cơ sở Chương trình kiểm toán mẫu do Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban

hành.Chương trình kiểm tốn khoản phải trả người bán là những chỉ dẫn cho KTV về các mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả người bán, công việc kiểm tốn cần thực hiện, thời gian hồn thành, phân cơng cơng việc giữa KTV, lịch trình, thời gian của thủ tục kiểm tốn cần thực hiện. Như vậy chương trình kiểm tốn giúp cụ thể hóa các bước cơng việc cần thực hiện của một khoản mục kiểm tốn cụ thể với chi phí và thời gian kiểm tốn hợp lý. Sau đây là chương trình kiểm tốn khoản mục Phải trả người bán tại công ty X

Bảng 2.7: GTLV E230-Chương trình kiểm tốn khoản mục Phải trả người bán tại cơng ty X

Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn Chuẩn Việt

(VIETVALUES)

Công ty Thành viên của Reanda International Chi nhánh Hà Nội

Trụ sở: Số 18/61 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội Email: hanoi@vietvalues.com

Website: www.vietvalues.com

Tel +84 (4) 36369388 Fax + 84 (4)36369389

Client: Công ty X Tên Ngày

Detail: Phải trả nhà cung cấp ngắn/dài hạn

Người lập CT Q.Huyên

Year-end: 31/12/2015 Người soát xét 1 Bá Quảng Người soát xét 2

A. MỤC TIÊU:

Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh tốn của DN; đã được hạch tốn chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn chuẩn việt (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)