Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán VACO” (Trang 33 - 35)

2.1.3 .Đặc điểm tổ chức quản lí của Cơng ty TNHH Kiểm tốn VACO

2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đối với cuộc kiểm tốn. Trong giai đoạn này lại được chia làm 2 bước với những hoạt động cụ thể được quy định rõ ràng.

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát bao gồm các công việc cần làm sau:

Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược (WP 1230): Chiến lược kiểm toán này

sẽ được Partner hoặc Manager của nhóm kiểm tốn thực hiện, ở đó KTV sẽ xác định những định hướng cơ bản của cuộc kiểm tốn, những cơng việc trọng tâm, phương pháp tiếp cận phù hợp với từng doanh nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng

lược chỉ lập với các khách hàng lớn, các khách hàng nhỏ ít khi có kế hoạch chiến lược.

Tìm hiểu khách hàng và mơi trường hoạt động kinh doanh (WP1410)

Tìm hiểu về hệ thống kiểm sốt nội bộ: Phần này cũng nằm trong WP 1410, các yếu tố mà kiểm toán viên xem xét như: HTKS của đơn vị (thiết kế thủ tục và vận hành), đánh giá rủi ro kiểm sốt, tìm hiểu hệ thống thơng tin, giám sát, đưa ra các nhược điểm, thiếu sót trong HTKS và kết luận về tính hiệu lực của HTKS nội bộ trong đơn vị.

Tìm hiểu về hệ thống kế tốn (WP 1510): Bước này được thực hiện bởi cấp

trưởng nhóm trở lên. Trong đó KTV sẽ tìm hiểu tổ chức bộ máy kế toán (ai là kế toán trưởng, số lượng kế toán và phân cơng các phần hành kế tốn..), đánh giá khái quát về các quy trình kế tốn, về việc sử dụng máy tính trong hạch tốn kế tốn, các phương pháp, chính sách kế tốn, hệ thống chứng từ sổ sách, cách thức tổng hợp và lập BCTC, các thủ tục kiểm soát liên quan đến đảm bảo độ tin cậy của thơng tin tài chính - kế tốn…

Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ (WP 1610): Tại bước này, KTV đưa ra các

phân tích về cơ cấu tài sản, nguồn vốn, và các chỉ số tài chính quan trọng nhằm phát hiện những biến động và thay đổi bất thường của các khoản mục, chỉ số tài chính…, từ đó là chỉ ra những vùng rủi ro lớn trên BCTC (dựa trên những hiểu biết về thực thể và sự tương quan với BCTC)…

Xác định mức độ trọng yếu (WP 1710): Các yếu tố cần định lượng trong xác

định mức độ trọng yếu tại VACO:

- Mức trọng yếu kế hoạch PM (Planning Materiality): Tính tốn dựa trên hiểu biết về đơn vị và hệ thống kiểm soát nội bộ và thường do KTV có kinh nghiệm tiến hành.

- Mức trọng yếu thực hiện MP (Monetary Precision): MP = PM - sai sót khơng điều chỉnh ước tính (EAM), EAM thường vào khoảng 10-20% PM. Tại VACO, mức EAM = 10% PM được sử dụng hầu hết cho các cuộc kiểm tốn.

- Ngưỡng sai sót có thể chấp nhận được trên tồn bộ BCTC (và sai sót của từng khoản mục chi tiết) - De Minimis Threshold (VACO lấy 5% PM)

Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể bao gồm các công việc sau:

Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán (WP 1810): Bước này được Manager tổng kết lại tồn bộ đánh giá và tìm hiểu thu thập được từ các bước trên nhằm nhận diện các rủi ro có thể dẫn đến sai phạm trọng yếu cho BCTC. Tất cả sẽ được ghi lại trong WP 1810 Audit Planning Memorandum dưới dạng file SAS trong phần mềm AS/2.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán VACO” (Trang 33 - 35)