Đối với các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ngọc lặc thanh hóa (Trang 76 - 78)

- Phân loại nợ

3.4.1. Đối với các cơ quan nhà nước

Hồn thiện mơi trường pháp lý

Thứ nhất, Hồn thiện cơ chế chính sách quản lý của NHNN liên quan đến

tạo môi trường pháp lý cho hệ thống KSNB. Hiện nay, cơ sở pháp lý cho hoạt động KSNB còn sơ sài, chưa rõ ràng, dẫn tới các NHTM chưa hiểu đúng, đầy đủ về cơng tác này. Vì vậy, nên thống nhất nội dung của hệ thống KSNB trong các văn bản của Nhà nước, tránh sự nhận thức không đầy đủ về chức năng của hệ thống này. Kế tốn khơng đơn thuần là kế tốn báo cáo tài chính mà phải bao gồm cả kế toán hoạt động và kế toán tuân thủ, thực hiện đầy đủ chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến.

Thứ hai, từng bước phát triển và hoàn thiện thị trường bất động sản nhằm

tạo điều kiện vay vốn, hạn chế bớt việc đầu tư quá mức vào thị trường bất động sản tạo ra những cơn sốt giá giả tạo, bất ổn định cho thị trường tiền tệ và thị trường Tín dụng.

Hiện nay báo cáo quyết tốn của các doanh nghiệp phần lớn chưa thực hiện chế độ kiểm toán, Nhà nước nên bắt buộc đối với các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ kiểm toán, mặt khác phải có biện pháp xử lý kỷ luật đối với các doanh nghiệp cung cấp các thông tin sai sự thật về thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước phải có chế tài xử lý cụ thể đối với trường hợp Cơng ty kế tốn xác nhận sai sự thật dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả của hoạt động Tín dụng ưu đãi và hạn chế tác

động tiêu cực của hoạt động này đến tính bình đẳng và khả năng điếu tiết của thị thị trường đối với quan hệ Tín dụng. Nâng cao năng lượng của ngân hàng Chính sách xã hội và quỹ hỗ trợ phát triển, thực hiện minh bạch thơng tin tín dụng, ưu đãi, tăng cường cơng tác giám sát hoạt động Tín dụng. Cần có các luật định, chế tài và biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các hoạt động gồm có Tín dụng ngầm có tính cho vay nặng lãi vẫn còn tồn tại trong nền kế tốn, nhất là lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn và kinh tế tiểu thương.

Thứ năm, Nhà nước cần thúc đẩy việc thành lập mạng lưới thông tin kinh

tế để phổ biến và cung cấp rộng rãi thơng tin về chính sách kinh tế, thị trường trong nước và quốc tế, về tiến bộ và phương thức ứng dụng chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới cho các doanh nghiệp nắm bắt và xử lý thơng tin chính xác, kịp thời nhanh chóng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành có liên quan trong

tiến trình cải cách ngân hàng. Nghĩa là cải cách ngân hàng cần phải tiến hành song song với tiến trình đổi mới kế tốn vĩ mơ, cải cách bộ máy quản lý Nhà nước đi đôi với cải cách khu vực chi tiêu cơng, chủ động và kiểm sốt q trình hợp tác quốc tế, cải cách và tăng cường tính hiệu lực của hệ thống pháp luật.

Thứ bảy, chủ động tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển và hội nhập

hoạch đào tạo dài hạn, hợp lý tránh tình trạng chỉ có lao động phổ thơng, khơng có kỹ năng; chiến lược đào tạo cần bảo đảm đầu ra và đội ngũ những người lao động nhiệt tình, có chất lượng cao, giỏi ngoại ngữ và kỹ năng đàm phán, giỏi kỹ thuật, chuyên môn, am hiểu luật pháp, và hệ thống quốc tế.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát và đánh giá hệ thống KSNB

- Quan tâm xây dựng bộ máy thanh tra NHNN, theo hướng nâng cao trình độ và khả năng thanh tra của đội ngũ cán bộ thanh tra cùng với việc thành lập hệ thống thơng tin Tín dụng bằng việc áp dụng cơng nghệ tin học có hiệu quả. Kết hợp chặc chẽ phương pháp giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ của NHNN đối với các ngân hàng.

- Bổ sung quy định về số năm công tác trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế tốn và số năm kinh nghiệm trong ngành Ngân hàng đối với cán bộ làm bộ phận KTKSNB nói chung. Đặc biệt với các chức danh Trưởng, phó phịng, nên tăng số năm kinh nghiệm (tối thiểu phải 5 năm) làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

- Để nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động KTNB, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu ban hành các chuẩn mực về KTNB đối với doanh nhiệp nói chung và NHTM nói riêng. Khi đã ban hành các chuẩn mực cụ thể thì các NHTM cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiên kiểm tra kiểm kiểm soát đối với các nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động của mình.

- NHNN cần quy định số giờ đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu trong năm đối với kiểm toán viên nội bộ, nhằm liên tục trang bị các kiến thức và kỹ năng mới cho mỗi cán bộ KTNB, đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

- Tăng cường công tác thanh tra và giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ngọc lặc thanh hóa (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)