Mức phí bảo hiểm

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm bảo minh hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 65)

3.3. Giải pháp

3.3.3. Mức phí bảo hiểm

Như chúng ta đã biết về đặc tính của sản phẩm bảo hiểm là vơ hình, là chu trình kinh doanh đảo ngược. Vì vậy, khi mua sản phẩm, khách hàng sẽ khơng thể nhận biết được lợi ích của nó, vậy nên phí bảo hiểm sẽ trở thành một vấn đề mà khách hàng quan tâm.Phí bảo hiểm khơng thể q cao để khách hàng sẽ không chấp nhận mà quyết định lựa chọn công ty khác, tuy nhiên cũng khơng được q thấp vì cơng ty cịn cần phải bồi thường các khiếu nại dự tính trong suốt thời gian bảo hiểm và trang trải các chi phí như là : Chi hoa hồng, quản lý, trích lập dự phịng nghiệp vụ. Tổng cơng ty cần có những chính sách giảm phí cho các khách hàng lâu năm, những khách hàng có kim ngạch bảo hiểm lớn. Để có được mức phí hợp lý, cơng ty phải căn cứ vào một số yếu tố như là : thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…rồi sau đó mới đưa ra biểu phí cho khách hàng. Bên cạnh đó, cơng ty cũng nên thường xun theo dõi tâm lý của khách hàng bị ảnh hưởng như nào đối với mức phí cũng như là so sánh với mức phí của cơng ty khác để có thể kịp thời điều chỉnh.

3.3.4. Về cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất

Vận tải biển là một ngành có khả năng gặp các rủi ro từ nhiều nguyên nhân là rất lớn.Tổn thất xảy ra với hàng hóa ngồi do thiên nhiên cịn do sự cẩu thả trong quá trình chuyên chở, xếp dỡ, hoặc do hành động trộm cắp cố ý. Vì vậy cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất trở thành một khâu vô cùng quan trọng, và để cơng tác này được hiệu quả thì cần được thực hiện cẩn thận và đầy đủ ngay từ lúc hàng bắt đầu được xếp lên tàu và trong suốt quá trình hàng được dỡ tại cảng đến. Nếu những tổn thất có thể được giảm thiểu thì khơng những cơng ty có thể giảm được tỷ lệ bồi thường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm phí cho khách hàng mà cịn bảo vệ được hàng hóa cho xã hội nói chung.

Ở Bảo Minh hiện nay, việc đề phòng hạn chế tổn thất đang được công ty chỉ định một công ty bảo hiểm khác tại bến cảng hoặc thuộc đơn vị chuyên trách tiến hàng bốc xếp hàng hóa lên, xuống tàu để tránh trường hợp công nhân bốc xếp sai quy cách hoặc dùng phương tiện ko thích hợp để bốc xếp hàng hóa. Từ những biện pháp này thì cơng ty đã hạn chế được số lượng vụ tổn thất bồi thường trong các năm q.Vì vậy, cơng ty cần tăng cường chi cho công tác này.

Để công tác bồi thường hạn chế tổn thất hiệu quả, công ty cần lưu ý những điểm sau :

- Đối với khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm bao : Bảo Minh Hà Nội nên đề nghị khách hàng gửi thông tin về cho công ty trước mỗi hành trình, phải ghi thật đầy đủ, chi tiết để phía cơng ty có thể sẽ thơng báo lại cho khách hàng về con tàu nên thuê cũng như cách đóng gói, bốc dỡ cần làm.

- Đối với các khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm chuyến, công ty vẫn cần nghiên cứu kỹ những đặc điểm của cảng đi cảng đến, cảng lánh nạn… cũng như các rủi ro có thể xảy ra.Bên cạnh đó, với những con tàu vận chuyển cho từng chuyến hàng, cơng ty cần tìm hiểu các đặc tính như cấp hạn tàu, tuổi tàu…Dựa trên cơ sở đó, phịng Hàng hải có thể lập ra được bản hướng dẫn đối với khách hàng mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu gồm :

01 bản chung áp dụng cho tất cả các khách hàng bao gồm : thông tin về tất cả đặc điểm của từng vận chuyển, từng nhóm tàu, lời khuyên nên chọn nhóm tàu nào và biện pháp phịng tránh rủi ro.

01 bản khác được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể đối với từng khách hàng.

- Đối với các khách hàng lớn, thường xuyên tiến hành xuất nhập khẩu hay bốc dỡ tại một cảng nào đó thì cơng ty cũng nên khuyến cáo khách hàng cần đề xuất với cảng để chấp nhận một vài phương án sau :

Nếu trong thời gian nhất định, các lơ hàng xuất nhập khẩu trong q trình bốc xếp khơng may xảy ra mất mát, hao hụt, trả lại hoặc tổn thất xảy ra nhưng với mức độ nhỏ hơn so với mức ấn định thì cũng sẽ được hưởng một khoản tiền tương ứng.

Nếu ngược lại, khi các giá trị tổn thất xảy ra vượt quá mức cho phép thì cảng phải trả cho chủ hàng một số tiền tỷ lệ với giá trị tổn thất.

Bằng cách như trên sẽ nâng cao được trách nhiệm của cảng đối với hàng hóa ,qua đó có thể giảm được đáng kể các tổn thất khi bốc dỡ và xếp hàng.

- Ngồi ra, cơng ty cần thực hiện chương trình quản lý rủi ro. Đây là cơng việc chủ yếu thuộc về phía người tham gia bảo hiểm, nhiệm vụ của họ là thực hiện đúng với những gì cam kết với nhà bảo hiểm, cịn nhà bảo hiểm thì cử người kiểm tra xem chương trình có phù hợp với thực tế hay khơng và cung cấp thêm những dịch vụ tư vấn phù hợp.

- Bảo Minh cần kết hợp với các DNBH khác kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trong việc xây dựng hệ thống cảnh báo trên biển, các đội cứu nạn trên biển, xây dựng hệ thống thơng tin liên lạc thơng suốt để có thể theo dõi hành trình của hàng hóa, phát hiện rủi ro ứng cứu kịp thời.

- Tích cực phối hợp với bên hải quan, các tổ chức cứu nạn trên biển, bố trí một lực lượng giám sát quá trình xếp dỡ hàng hóa, để nếu tổn thất có xảy ra thì kịp thời ứng phó.

- Phải ln cập nhật đầy đủ thơng tin về các rủi ro với các nhóm hàng hóa đặc trưng ( Nhóm hàng than, thép, đơng lạnh…), tuyến hành trình, từ đó đưa ra những biện pháp đề phịng và hạn chế tổn thất thích hợp.

- Ln nhắc nhở khách hàng về nghĩa vụ của họ khi xảy ra tổn thất : Thông báo cho nhà bảo hiểm ngay khi có tai nạn để nhà bảo hiểm cịn đưa ra

biện pháp cứu hộ, thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại cho hàng hóa và phương tiện vận chuyển khi rủi ro xảy ra.

3.3.5. Công tác chống trục lợi bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm đang là một vấn đề gây nhức nhối với không chỉ Bảo Minh mà còn cả các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.Đặc biệt, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng được vận chuyển xa, khối lượng lớn, và các rủi ro phần lớn xảy ra ở trên biển, nên các chủ hàng, chủ tàu càng có nhiều cơ hội để trục lợi. Một số biện pháp mà cơng ty có thể tham khảo để giảm thiểu hiện tượng trục lợi bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển :

- Tăng khoản chi cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ. - Phối hợp với lực lượng hải quan và cảng giám sát chặt chẽ quá trình xếp dỡ, vận chuyển hàng.

- Quan tâm giáo dục ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật trong tất cả các khâu công việc cho cán bộ nhân viên, kể cả đại lý và các cộng tác viên. Thêm vào đó, cũng cần có chính sách đãi ngộ tốt đối với họ.

- Nâng cao trình độ của tất cả các cán bộ trong các khâu và luôn nhắc nhở các cán bộ thận trọng khi mở rộng điều kiện bảo hiểm.

- Công ty phải tổ chức các đầu mối quản lý, theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các cán bộ, đại lý, cộng tác viên khai thác bảo hiểm. Đồng thời, bộ phận thanh tra pháp chế phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phịng khai thác, phịng giám định bồi thường.

3.3.6. Cơng tác giám định

Qua số liệu tổng kết của công ty trong thời gian gần đây, ta thấy khoản chi cho giám định hàng hóa tăng lên. Điều này là do những năm trước, số vụ tổn thất cịn ít nên hầu hết các vụ đều do các cán bộ của công ty hoặc của Tổng công ty giám định. Tuy nhiên, trong những năm lại đây, số lượng hợp

đồng tăng lên, số vụ tổn thất cũng tăng lên trong khi cán bộ phòng hàng hải ở Bảo Minh lại ít, lại phải đảm đương tất cả các khâu từ khai thác đến bồi thường, thêm lại đó, tính chất phức tạp của các vụ tổn thất ngày càng tăng nên công ty phải thuê các giám định viên ở bên ngồi. Do vậy mà chi phí giám định tăng lên.

Vì vậy, để tăng cường chất lượng giám định đồng thời đảm bảo tiết kiệm chi phí, cơng ty cần :

- Chun mơn hóa khâu giám định. Bởi vì đây là nghiệp vụ khó, phức tạp, liên quan đến nhiều bên khi tổn thất xảy ra, do đó địi hỏi các giám định viên phải chun nghiệp, có trình độ cao.

- Đào tạo và trang bị kiến thức cho các giám định viên thường xuyên, xử lý nghiêm các cán bộ khơng hồn thành cơng việc, thông đồng với khách hàng để trục lợi.Bên cạnh đó cơng ty cần có chế độ quan tâm đối với các giám định viên tại vì họ hay phải làm việc ở hiện trường vất vả.

- Thiết lập và quan hệ chặt chẽ đối với các công ty giám định độc lập, các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm…trên phạm vi tồn cầu để có thể giúp đỡ hoặc giám định hộ khi có tổn thất xảy ra ở vị trí địa lý xa hoặc tổn thất quá phức tạp, ngoài khả năng của Bảo Minh. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa thắt chặt mối quan hệ quốc tế.

3.3.7. Công tác bồi thường

- Khi nhận hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường của khách hàng, thì người được phân cơng phải thực hiện đúng quy trình bồi thường hàng hóa. Nếu cảm thấy một loại giấy tờ nào đó cịn nghi ngờ, khơng rõ ràng về thời gian, khơng gian thì cần xác minh lại ngay, phải báo với cấp trên nếu cần thiết.

- Hiệu quả của công tác bồi thường phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai các khâu đề phòng hạn chế tổn thất và đơn giản hóa các thủ tục trong q

trình xét khiếu nại, bồi thường. Vì thế để nâng cao chất lượng này, công ty cần phải làm tốt các yếu tố trên.

KẾT LUẬN

Việt Nam chúng ta đang trong q trình hội nhập khơng ngừng cùng với các nền kinh tế khác trên thế giới, sự phát triển của nền kinh tế thế giới và các nước khu vực đã đặt ra cho chúng ta rất nhiều thử thách cũng như triển vọng mới.Hoạt động thông thương bn bán quốc tế cũng vì vậy mà đang diễn ra hết sức nhộn nhịp góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Với vai trò là tấm lá chắn để giúp các doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng đã khơng ngừng đổi mới, phát triển để góp phần vào sự phát triển chung cho toàn nền kinh tế.

Trong những năm qua, Bảo Minh Hà Nội trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã không ngừng nỗ lực để phát triển và thu hút khách hàng, đã nắm giữ một thị phần khơng nhỏ đối với nghiệp vụ này, đóng góp chung vào kết quả của cả Tổng công ty.

Tuy nhiên, những năm lại đây, sự cạnh tranh của thị trường đang ngày càng trở lên khốc liệt hơn, các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và Bảo Minh nói riêng cần phải cố gắng hồn thiện mình nhiều hơn để có thể nâng cao sức cạnh tranh của mình, cải tiến sản phẩm cũng như quy trình xét bồi thường để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, cũng cần nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước để hỗ trợ cho hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam có nhiều cơ hội được bảo hiểm hơn, góp phần giúp cho nghiệp vụ này được phát triển bởi nước ta là một nước có rất nhiều tiềm lực để phát triển nghiệp vụ này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.,TS. Võ Thị Pha (chủ biên) (2010), “ Giáo trình lý thuyết bảo hiểm”, Nhà xuất bản Tài chính

2. PGS.,TS. Đồn Minh Phụng (chủ biên) (2010), “ Giáo trình bảo hiểm phi nhân thọ”, Nhà xuất bản Tài chính.

3. Hồ sơ năng lực của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh năm 2015. 4. Báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội các năm 2012-2015.

5. Báo cáo tổng kết năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của công ty Bảo Minh Hà Nội

6. Kế hoạch kinh doanh của Công ty Bảo Minh Hà Nội năm 2016. 7. Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa của Cơng ty Bảo Minh Hà Nội. 8. Các website:

http://www.baominh.com.vn http://www.webbaohiem.net http://www.baohiem.info http://www.customs.gov.vn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm bảo minh hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 65)