- Các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ đảm báo có đầy đủ hồ sơ chứng từ cần thiết, có đủ căn cứ chắc chắn Việc ghi tăng nguyên giá TSCĐ đảm bảo tính chính xác, phát sinh, phân loại và hạch toán đúng đắn
140Các bộ phận
Các bộ phận có nhu cầu mua sắm TSCĐ Phịng tài chính Ban giám đốc Phịng thu mua Nhà cung
Lưu đồ thể hiện rõ: Các bộ phận có nhu cầu mua sắm TSCĐ cần lập tờ trình đưa lên cho Giám đốc duyệt. Giám đốc xem xét nếu chấp nhận, giám đốc sẽ đưa ra quyết định gửi cho bộ phân đó một bản và gửi cho phịng tài chính một bản. Phịng tài chính chuyển đến phịng thu mua, phịng thu mua tiến hành tìm kiếm nhà cung cấp và mua sắm TSCĐ theo quyết định đã được duyệt.
Khi theo dõi trên lưu đồ trên, KTV có thể dễ dàng thấy được các nghiệp vụ mua sắm TSCĐ có tuân theo đúng quy định khơng. Bên cạnh đó việc vẽ lưu đồ cũng thuận tiện cho việc kiểm tra soát xét của Ban giám đốc.
Thứ hai: Khi tìm hiểu các thủ tục kiểm sốt nội bộ TSCĐ ngay từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần phải tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ để kiểm tra đối chiếu phân tích xem các thủ tục của đơn vị có thực sự tồn tại và hoạt động hiệu quả khơng.
❖Hồn thiện việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết
Cơng ty đã xây dựng phương pháp tính tốn số lượng chọn mẫu rất cụ thể, tuy nhiên trong q trình kiểm tốn, KTV thường chọn kiểm tra 100% nghiệp vụ phát sinh TSCĐ. Đối với những khách hàng có quy mơ hoạt động lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều thì việc chọn mẫu 100% để kiểm tra chiếm tương đối nhiều thời gian, do đó KTV nên tính ra mức độ trọng yếu đối với tài khoản, tính ra số lượng mẫu theo mức độ trọng yếu và kiểm tra chi tiết theo những mẫu này. Với cách chọn mẫu này KTV đảm bảo kiểm tra mẫu có quy mơ lớn, trọng yếu được kiểm tra hết, đồng thời mẫu có quy mô nhỏ không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC cũng được kiểm tra.
3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Với những khách hàng ký hợp đồng kiểm tốn trước thời điểm 31/12, cơng ty cần chủ động sắp xếp KTV tham gia kiểm kê TSCĐ cùng khách hàng. Nếu vì lý do hợp đồng kiểm tốn được ký sau ngày kết thúc năm tài chính mà KTV khơng thể tham gia chứng kiến kiểm kê thì KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm tốn bổ sung nhằm thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của TSCĐ tại ngày 31/12.
❖Hồn thiện thủ tục phân tích
Với những khách hàng có khoản mục TSCĐ có tính chất phức tạp, KTV nên tiến hành thủ tục phân tích thành 3 bước sau:
Bước 1: Thu thập các thơng tin tài chính và phi tài chính
KTV tiến hành thu thập đầy đủ các thơng tin tài chính: bảng CĐKT, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng CĐSPS và kết hợp với các thông tin phi tài chính liên quan tới khách hàng đó được thu thập đầy đủ ở mục trên để xác định các vùng nghi vấn khả năng hoạt động của khách hàng và những sai sót cú thể có trong BCTC của khách hàng.
Bước 2: So sánh thơng tin
Phân tích ngang: KTV tiến hành so sánh số liệu các khoản mục trên BCTC, báo cáo kết quả kinh doanh năm nay với năm trước để thấy được biến động về quy mơ TSCĐ, chi phí khấu hao.
Phân tích dọc: KTV tiến hành tính các tỷ lệ của các khoản mục khác nhau trên BCTC, cụ thể với khoản mục TSCĐ là các tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất cơ cấu tài sản, tỷ suất chi phí khấu hao trong tồn bộ chi phí sản xuất...
Rà sốt qua các số liệu: KTV rà sốt các số liệu về nguyên giá, khấu hao trên BCTC với bảng cân đối số phát sinh để phát hiện những vấn đề bất thường.
Phân tích sử dụng thước đo phi tài chính: KTV tiến hành sử dụng các thước đo phi tài chính như thị phần kinh doanh, sự phản hồi của khách hàng...
là bằng chứng đáng tin cậy nhất để đánh giá khả năng rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp.
Bước 3: Đưa ra các kết luận phân tích
Với một khoản mục nhất định, việc thực hiện đầy đủ các bước trên thường rất tốn kém về mặt thời gian và địi hỏi rất nhiều cơng sức của KTV, tuy nhiên thủ tục này lại đem lại những bằng chứng xác thực. Do việc áp dụng các thủ tục phân tích cần phải có những hiểu biết nhất định về doanh nghiệp cũng như môi trường kiểm tốn mà doanh nghiệp đang hoạt động. Từ đó cũng địi hỏi các kiểm tốn viên phải khơng ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, cập nhật các kiến thức tổng quát của nhiều ngành nghề, có những hiểu biết sâu rộng về toàn bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên, nếu như thực hiện tốt thủ tục phân tích, KTV tập trung xác định trọng điểm kiểm tốn, nhờ đó, khối lượng kiểm tra chi tiết sẽ giảm được đáng kể.
3.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
❖Hồn thiện thủ tục phân tích sau kiểm tốn
Ở giai đoạn này, việc phân tích đánh giá tổng qt có vai trị rất quan trọng, nhất là trong kiểm tốn hiện đại. Để có được mức thỏa mãn trong kiểm toán càng cao và tăng thêm độ tin cậy cho KTV thì một lần nữa cần sử dụng phương pháp phân tích đánh giá tổng quát về thông tin liên quan đến TSCĐ và bằng chứng đã thu thập được để củng cố thêm các bằng chứng kiểm tốn nói riêng và kiểm tra lại tính hoạt động liên tục của KTV trước khi ký vào báo cáo.
KTV xem xét lại tất cả các số liệu, thơng tin (cả tài chính và phi tài chính), tính tốn lại các tỷ suất… ở thời điểm này để đưa ra xét đốn về tính hợp lý chung của thơng tin đã kiểm tốn.
Ngồi ra, cơng ty có thể thực hiện các giải pháp sau để nâng cao chất lượng của cả ba giai đoạn kiểm tốn TSCĐ nói riêng và kiểm tốn BCTC nói chung.
❖Nâng cao trình độ ngoại ngữ của KTV
Việc nâng cao trình độ ngoại ngữ có thể thực hiện ngay ở khâu tuyển dụng. Các nhân viên của A&C cần thông qua bài kiểm tra năng lực tiếng anh giao tiếp và tiếng anh chuyên ngành.
Khi đã là nhân viên chính thức của A&C, cơng ty cần chú trọng đào tạo tiếng anh bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn cho các KTV thông qua các buổi tập huấn, các bài giảng của các giáo viên tiếng anh bản ngữ.
Ngoài ra, hàng năm, yêu cầu các KTV tham gia các bài kiểm tra năng lực tiếng anh quốc tế. xây dựng một mức chuẩn cho KTV như trên 700 TOEIC hay 6.5 IELTS….
Việc nâng cao trình độ của KTV sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm tốn, gia tăng khách hàng cũng như uy tín và tầm ảnh hưởng của A&C.
❖Sử dụng nhiều hơn sinh viên thực tập trong mùa kiểm toán
Nhân lực trong mùa kiểm tốn rất khan hiếm vì vậy việc sử dụng nhiều hơn sinh viên thực tập trong cuộc kiểm tốn là cần thiết. Các bạn sinh viên có thể hỗ trợ kiểm kê tiền, HTK, TSCĐ; kiểm tra chi tiết; photo, in ấn giấy tờ làm việc…cũng như thực hiện một số phần hành kiểm toán đơn giản như kiểm tốn tiền, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp….
Nhờ lực lượng này, KTV có thể giảm bớt được một số công việc, áp lực trong mùa một cách hiệu quả.
❖ Sử dụng phần mềm kiểm toán
Phần mềm kiểm toán là công cụ hỗ trợ đặc biệt hiệu quả trong kiểm tốn. Nó giúp quản lý kiểm tốn theo cả lĩnh vực, đối tượng và phạm vi kiểm toán; nhận diện, đánh giá rủi ro theo các lĩnh vực kiểm toán, theo loại hình kiểm tốn(kiểm tốn BCTC, kiểm tốn tn thủ, kiểm tốn hoạt động), theo từng đơn vị kiểm toán; hỗ trợ việc lập kế hoạch kiểm toán(hàng năm, theo cuộc kiểm tốn, định kì hoặc đột xuất); xác định mức trọng yếu; chọn mẫu
kiểm toán; quản lý hoạt động kiểm toán; lập BCTC sau kiểm toán hay BCKT…
Xây dựng và áp dụng một phần mềm kiểm toán sẽ hỗ trợ KTV trong việc đưa ra xét đoán và thực hiện các thủ tục kiểm toán một cách độc lập, khách quan, hiệu quả và chuyên nghiệp.