Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán quốc tế việt nam (Trang 38 - 41)

1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG

1.2.3.2 Nhân tố khách quan

Mơi trường kinh tế

Hoạt động kinh doanh chứng khốn chịu tác động của yếu tố môi trường kinh tế. Yếu tố này ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Thị trường Chứng khoán. Như đã biết, khi nền kinh tế tăng trưởng, ổn định nó sẽ thúc đẩy Thị trường Chứng khoán phát triển do các khoản đầu tư của các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này sẽ gặp ít rủi ro hơn, do đó người dân sẽ có nhu cầu đầu tư nhiều hơn. Khi nền kinh tế đang trong thời kì suy thối, lạm phát cao… sẽ làm cho giá chứng khoán sụt giảm sẽ làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khốn. Vì vậy sự tăng trưởng, ổn định của nền kinh tế là tiền đề, cơ sở cho sự phát triển của các trung gian tài chính trong đó có tổ chức khơng thể thiếu đó là cơng ty chứng khốn.

Mơi trường pháp lý và cơ chế chính sách của Nhà nước về hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Thị trường chứng khốn là một hình thức thị trường đặc biệt nơi diễn ra các giao dịch hàng hóa là các tài sản tài chính. TTCK có cấu trúc và cơ chế giao dịch phức tạp thể hiện sự kết hợp và liên hoàn của tồn bộ thị trường. Chính vì điều này mà TTCK cần có một trình độ tổ chức cao và chịu sự quản lý giám sát chặt chẽ của hệ thống pháp lý hồn chỉnh và đồng bộ. Một mơi trường pháp lý hoàn thiện và thống nhất sẽ thúc đẩy các chủ thể tham gia thị trường yên tâm đầu tư, từ đó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của CTCK.

Khi tham gia thị trường chứng khoán, các cơng ty chứng khốn, tổ chức phát hành và các định chế tài chính khác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật về chứng khoán quy định như về vốn, về yêu cầu kinh doanh có lãi… Nhờ có các quy định chặt chẽ và hợp lý, các cơng ty chứng

khốn sẽ có được mơi trường để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, đồng thời ngăn cản các CTCK không đủ điều kiện hoạt động để bảo đảm quyền lợi chi nhà đầu tư và các cơng ty chứng khốn đạt tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước cũng quy định chặt chẽ về việc công bố thông tin ra công chúng của chủ thể phát hành và các CTCK. Điều này tạo ra cơ chế giám sát, kiểm soát các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán và tạo ra cho các hoạt động được lành mạnh, bảo đảm nguyên tắc cơng khai, cơng bằng và minh bạch.

Các chính sách vĩ mơ cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động của thị trường chứng khoán và gián tiếp ảnh hưởng tới các cơng ty chứng khốn. Các tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khốn có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên mỗi chính sách của Nhà nước đều nhận được nhiều sự chú ý. Chính sách tạo ra sự thúc đẩy hay hạn chế đối với các NĐT, các tổ chức niêm yết trên TTCK đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh tranh của cơng ty chứng khốn.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng cấu thành nên thị trường tài chính, là một trong số các kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu của nền kinh tế. Sự phát triển của TTCK có ảnh hưởng đến tồn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động của các CTCK nói riêng. Có thể thấy rằng, khi thị trường chứng khốn mới thành lập, cịn non trẻ thì số lượng các công ty chứng khốn được thành lập là khơng nhiều và với số vốn không lớn. Lúc này trên TTCK mức độ cạnh tranh giữa các công ty chứng khốn là cịn yếu. Nhưng khi thị trường đã phát triển hơn, đặc biệt vào giai đoạn 2006 - 2007 thì hàng loạt các CTCK được thành lập và vốn điều lệ của các công ty cũng tăng lên đáng kể. Cạnh tranh lúc này trở nên gay gắt hơn nhiều. Các công ty chứng khoán mới thành lập muốn cạnh tranh được với các CTCK đi trước thì

buộc phải có những yếu tố mới và khác biệt để có thể tăng năng lực cạnh tranh của mình hướng tới mục tiêu đứng vững trên thị trường.

Đối thủ cạnh tranh

Một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, đây chính là động lực của sự phát triển. Môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt khi thị trường chứng khoán phát triển, điều này địi hỏi các cơng ty chứng khoán phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho mục tiêu tồn tại và phát triển.

Các đối thủ là một nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào. Khơng có đối thủ thì sẽ khơng có cạnh tranh, khơng có cạnh tranh thì sẽ khơng có động lực để các cơng ty phát triển. Khi trên thị trường xuất hiện một cơng ty mới thì chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm, chú ý của các cơng ty đã có. Họ sẽ tìm mọi cách để tìm ra được điểm khác biệt giữa họ và cơng ty mới này, từ đó khơng ngừng đầu tư để phát huy điểm mạnh của mình. Chính sự xuất hiện của đối thủ mới này đã kích thích khả năng tiềm ẩn của các cơng ty khác phát triẻn. Càng có nhiều đối thủ thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt và càng địi hỏi các cơng ty phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nếu khơng sẽ bị đào thải khỏi thị trường.

Sự hiểu biết của cơng chúng về thị trường chứng khốn

Khi nhận thức của các nhà đầu tư về chứng khoán và Thị trường Chứng khoán được nâng lên, họ khơng cịn đầu tư một cách tự do, theo tâm lý đám đông họ sẽ nhận thức được rằng hoạt động môi giới là rất cần thiết khi họ tham gia đầu tư vào Thị trường Chứng khốn. Đặc biệt trong điều kiện thị trường hiện nay có nhiều biến động và nếu khơng có các bộ phận chun mơn của cơng ty chứng khốn thì nhà đầu tư khó có thể biết hết được những biến động của thị trường để thay đổi chiến lược đầu tư của mình nhằm mang lại khoản lợi nhuận tối ưu nhất.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán quốc tế việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)