Chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán quốc tế việt nam (Trang 66 - 71)

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG

2.2.2.2 Chỉ tiêu tài chính

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của VISE ta so sánh các chỉ tiêu tài chính cơ bản của VISE với các công ty: Công ty Cổ phần Chứng khốn MHB (MHBS) và Cơng ty Cổ phần Chứng khoán Maritime Bank (MSBS) do các công ty này tương đương với VISE về vốn điều lệ, các nghiệp vụ hoạt động và thời gian thành lập.

Đối với MHBS, thành lập năm 2006 với vốn điều lệ là 170 tỷ đồng, công ty thực hiện các nghiệp vụ gồm: môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư chứng khốn, tư vấn tài chính, nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư và các dịch vụ tài chính khác.

Được thành lập năm 2008 với số vốn điều lệ hiện nay là 300 tỷ đồng, Cơng ty Cổ phần chứng khốn Maritime Bank (MSBS) thực hiện các nghiệp vụ bao gồm môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, lưu ký chứng khốn, nhận ủy thác quản lý tài khoản của khách hàng.

2.2.2.2.1 Doanh thu và mức độ gia tăng doanh thu

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.

Doanh thu là cơ sở để tạo ra lợi nhuận cho cơng ty, vì vậy việc doanh thu gai tăng có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai. Tốc độ gia tăng doanh thu của VISE được thể hiện qua bảng sau:

Bảng2.10 TỐC ĐỘ GIA TĂNG DOANH THU CỦA VISEĐơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng Năm Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch so với năm 2012 Năm 2011 Chệnh lệch so với năm 2012 Doanh thu thuần 45.852 93.756 -51% 164.661 -43% Nguồn: báo cáo tài chính của VISE năm 2011, 2012, 2013

Bảng 2.11 TỐC ĐỘ GIA TĂNG DOANH THU CỦA CÁC CTCK

CTCK

năm 2013 so với năm 2012 năm 2012 so với năm 2011 % tăng Thứ tự % tăng Thứ tự

VISE -51% 3 -43% 2

MSBS -30% 2 -12% 1

MHBS 29% 1 -59% 3

Nguồn: báo cáo tài chính của VISE, MSBS, MHBS năm 2011, 2012, 2013 So sánh với các CTCK cùng quy mơ thì VISE có mức độ giảm doanh thu lớn hơn so với hai cơng ty cịn lại. Năm 2012, cả ba cơng ty đều bị giảm doanh thu, trong đó mức giảm ít nhất là thuộc về MSBS giảm 12% tiếp theo đó là VISE với mức giảm 43%, MHSB có doanh thu giảm mạnh nhất giảm 59%. Năm 2013, MHBS đã có sự gia tăng doanh thu tăng 29% xếp thứ nhất, MSBS doanh thu giảm 30%, giảm mạnh hơn so với năm 2012.VISE có mức giảm doanh thu lớn nhất 51%, lớn hơn cả mức giam doanh thu năm 2012, so sánh với năm 2011, thì năm 2013 doanh thu của VISE giảm tới 72% đây là con số báo động với nhà điều hành của VISE.

2.2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng chi phí

Với cùng một mức doanh thu thuần, lọi nhuận của công ty sẽ lớn hơn khi cơng ty sử dụng chi phí hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí thì phải đánh giá xem tỷ suất chi phí kinh doanh trên doanh thu thuần và tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần. Tỷ suất này càng lớn thì việc sử dụng chi phí càng kém hiệu quả và ngược lại.

Bảng 2.12 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA VISE

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DTT (tỷ đồng) 164.661 93.756 45.852 Chi phí HĐKD (tỷ đồng) 194.702 100.329 39.125 Chi phí QLDN (tỷ đồng) 11.516 16.955 24.404 Tỷ suất CPHĐKD/DTT (%) 118.2 % 107 % 85.32 % Tỷ suất CPQLDN/DTT (%) 7% 18% 53%

Nguồn: báo cáo tài chính của VISE năm 2011, 2012, 2013

Qua bảng thống kê cho ta thấy việc sử dụng chi phí của VISE là chưa hiệu quả. Chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm nhưng tỷ suất chi phí thì khơng giảm nhiều, thậm chí tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp cịn tăng. Năm 2011 và 2012 chi phí hoạt động kinh doanh cịn cao hơn cả doanh thu thuần tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh

lớn hơn 100%, cơng ty khơng có lãi trong hoạt động kinh doanh. Đến năm 2013 do sự thu hẹp hoạt động kinh doanh và các biện pháp giảm thiểu chi phí (cắt giảm nhân sự trong hoạt động mơi giới, giảm diện tích mặt bằng thuê…) tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh đã giảm xuống cịn 85.32% cơng ty đã có lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh dương. Cùng với những biện pháp cắt giảm chi phí, chi phí quản lý doanh nghiệp của VISE đã giảm, xong do tốc độ giảm của doanh thu còn nhanh hơn tốc độ giảm chi phí nên tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu tăng từ 7% năm 2011 lên tới 53% năm 2013. Tóm lại việc sử dụng chi phí của cơng ty chưa hiệu quả cơng ty cần tăng cường cơng tác quản lý chi phí trong tương lai.

Bảng 2.13 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA CÁC CTCK QUA CÁC NĂM 2011 TỚI 2013

Năm Tỷ suất CPHĐKD/DTT Tỷ suất CPQLDN/DTT VISE MSBS MHBS VISE MSBS MHBS Năm 2011 118,2% 87% 67% 7% 3% 32% Năm 2012 107% 72% 81% 18% 3% 42% Năm 2013 85,32% 70% 78% 53% 8% 21% Nguồn: báo cáo tài chính của VISE, MSBS, MHBS năm 2011, 2012, 2013

Trong ba năm 2011, 2012 và 2013 ta thấy VISE có tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần cao hơn so với hai cơng ty cịn lại, cịn tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu của công ty thấp hơn MHBS và cao hơn của MSBS tuy nhiên, chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng lên, do đó cơng ty cần có biện pháp tiếp tục giảm chi phí hoạt động và chi phí quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả và khoa học cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm tăng doanh thu, để tìm kiếm lợi nhuận.

2.2.2.2.3 Về khả năng sinh lời

Để đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần phải xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới góc độ của những cổ đơng, người góp vốn vào cơng ty thì họ quan tâm một đồng vốn mà họ bỏ ra đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế do đó họ quan tâm tới chỉ tiêu ROE. Khi chưa tính tới ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi vay thì chỉ tiêu ROA được nhiều đối tượng quan tâm, người cho vay, nhà quản trị doanh nghiệp các nhà đầu tư tiềm năng vào doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc bảo tồn nguồn vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một nhiệm vụ sống cịn với mỗi doanh nghiệp nói chung và cơng ty chứng khốn nói riêng.

Bảng 2.14 CHỈ TIÊU ROA VÀ ROE CỦA CÁC CTCK CÁC NĂM TỪ 2011 TỚI 2013

Năm ROA ROE

VISE MSBS MHBS VISE MSBS MHBS Năm 2011 -4.31 % 2039 % 0.15 % -24.29 % 6.61 % 0.81 % Năm 2012 -2.64 % 1.27 % -2.21 % -16.07 % 4.64 % -11.64% Năm 2013 -0.86 % 2.39 % 0.12 % -3.77 % 7.14 % 0.61 % Nguồn: báo cáo tài chính của VISE, MSBS, MHBS năm 2011, 2012, 2013

Qua bảng ta nhận thấy, trong ba cơng ty thì MSBS có các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời là tốt nhất, tỷ suất sinh lời tài sản, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu đều dương trong giai đoạn xem xét. Trong khi đó, các chỉ tiêu này ở VISE luôn âm trong giai đoạn này, tuy nhiên, đang từng bước có sự cải thiện, chỉ tiêu ROA từ -4.31% giảm xuống còn -0.86%, nguyên nhân là do khoản lỗ của VISE đã giảm và việc thu hẹp quy mô kinh doanh cắt giảm chi phí hoạt động. Do tác động của việc bất lợi từ sử dụng địn bẩy tài chính, chỉ

tiêu ROE của VISE nhỏ hơn nhiều so với chỉ tiêu ROA. ROE của VISE năm 2011 là -24.29% tăng lên -3.77% vào năm 2013.

Với tỷ suất ROA và ROE như trên, VISE sẽ rất khó tiếp cận được vốn vay cũng như việc tăng vốn kinh doanh từ các cổ đông, đối tác, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán quốc tế việt nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)