Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 85 - 89)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

a) Đối với Chính phủ:

 Ổn định môi trường vĩ mô

- Ổn định môi trường pháp lý : Môi trường hoạt động của hệ thống

ngân hàng Việt Nam hiện nay đang từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động khá tốt song vẫn còn nhiều bất cập như: sự cạnh tranh chưa lành mạnh giũa ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần, nhiều văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng còn chưa đầy đủ và cụ thể gây khó khăn cho các ngân hàng. Vì vậy Đề nghị Quốc Hội và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo về việc xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng quy định rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Ngân hàng thương mại, đồng thời có chính sách thúc đẩy sự mở rộng phát triển của hoạt động ngân hàng hơn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế đất nước.

- Ổn định môi trường kinh tế: Mơi trường kinh tế có ổn định, hoạt

động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp mới thuận lợi và lợi nhuận mới lớn đem lại thu nhập cao cho cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó tiền tích luỹ của cá nhân và doanh nghiệp tăng lên, kích thích họ gửi tiền vào ngân hàng để tăng thêm thu nhập. Như vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng mới có điều kiện mở rộng và phát triển. Để ổn định mơi trường kinh tế Nhà nước phải có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, tạo điều kiện cho mọi ngành nghề hợp pháp cùng phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

cho các tổ chức kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.

 Tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại

Đại hội lần thứ XI của đảng nêu rõ định hướng về tái cấu trúc nền kinh tế đặc biệt là tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng. Điều này đã được thể hiện rõ trong một số các quyết định gần đây của chính phủ và đặc biệt là việc chia nhóm các ngân hàng. Có thể thấy rằng đây là việc làm đúng đắn và phù hợp trong thời điểm hiện tại tuy nhiên cần phải tránh 2 xu hướng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính.

Thứ nhất, tư tưởng nóng vội dẫn đến phá bỏ tất cả những bất cập đã và đang phát sinh trong hệ thống các tổ chức tín dụng mà khơng có bước đi và lộ trình phù hợp. Khơng tính đến các yếu tố chủ quan và khách quan và tính “đặc thù rất Việt Nam” trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Thứ hai, áp dụng cứng nhắc quan điểm “đánh chuột không được vỡ lọ bình”, thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính một cách “qua loa, chiếu lệ” dẫn đến tồn bộ hệ thống khơng được làm mới, không được chấn chỉnh kịp thời và sức khỏe của tồn hệ thống khơng lên được là bao, không đủ sức chống đỡ các rủi ro hay khủng hoảng trong tương lai.

b) Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng, mọi quyết định hành động của NHNN đều ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong những năm qua NHNN đã tích cực điều chỉnh và ban hành nhiều chính sách về ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế

nữa để hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể vững mạnh hơn, chẳng hạn như: các chính sách về lãi suất phù hợp, thực hiện giảm thanh toán bằng tiền mặt, tăng thanh toán qua ngân hàng để các ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn; điều chỉnh lãi suất chiết khấu thích hợp để hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại khi họ gặp khó khăn về vốn.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế hội nhập, như các NHTM khác, chi nhánh phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh quyết liệt. Những bất cập đã tồn tại trước đây trong nội bộ chi nhánh càng trở nên trầm trọng hơn trong những biến động bất lợi từ môi trường khách quan. Một trong những biểu hiện của điều này là hạn chế trong huy động vốn của chi nhánh. Sự thay đổi là rất cần thiết nhằm tăng cường huy động vốn cũng như phát triển các hoạt động khác, giúp củng cố và nâng cao năng lực tài chính của chi nhánh.

Với đề tài “Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà nội”, một số vấn đề đã được trình bày và giải quyết trong chuyên đề Thứ nhất, những vấn đề lý luận cơ bản nhất về NHTM, trong đó tập trung vào hoạt động huy động vốn đã được trình bày

Thứ hai, những nét chính về thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà nội được đưa ra cùng với một số phân tích

Thứ ba, trên cơ sở đó, một số giải pháp với chi nhánh và kiến nghị với Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng nhà nước đã được đề xuất trong chuyên đề

Trong xu thế đổi mới chung của cả hệ thống NHTM, Chi nhánh đã đặt ra phương châm kinh doanh “ Hiện đại - Văn minh - Hiệu quả” những giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong chuyên đề cũng nhằm góp phần hiện thực hóa phương châm đó của chi nhánh.

Với thời gian thực tập ngắn, hiểu biết và khả năng có hạn nên những vấn đề đưa ra cịn thiếu sót, song em hy vọng những giải pháp và đã đề xuất trong đề tài sẽ góp một phần nhỏ trong tổng thể các giải pháp về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ giáo Đặng Thị Ái, Ban giám đốc cùng cán bộ công nhân viên chức trong chi nhánh Ngân hàng TMCP An Bình Hà Nội đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)