Kiến nghị với Ngân hàng TMCP An Bình

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 82 - 85)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP An Bình

3.3.1.1. Tạo cho các chi nhánh có sự chủ động trong hoạt động kinh doanh

Với tư cách là Ngân hàng mẹ, Ngân hàng TMCP An Bình nên tạo cho các chi nhánh trực thuộc sự tự chủ nhất định trong quá trình kinh doanh. Sự kiểm soát về mặt tổ chức nhân sự, kiểm tra, thanh tra các mặt về tình hình kinh doanh, các tỷ lệ an toàn vốn và tài sản, khả năng đảm bảo an ninh kho quỹ là hết sức cần thiết và cần được thực hiện chặt chẽ hơn. Ngân hàng cần thực hiện giám sát từ xa với các chi nhánh và kịp thời can thiệp khi có những vấn đề nảy sinh.

Tuy nhiên, việc đưa ra các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh cấp dưới là cần có sự cân nhắc. Đối với huy động vốn, chỉ tiêu về quy mô vốn cũng như tốc độ tăng trưởng phải được tính tốn cẩn trọng trên cơ sở phân tích tiềm năng thị trường, thế mạnh và bất lợi của chi nhánh.

3.3.1.2. Điều chỉnh các chính sách liên quan đến huy động vốn

Ngân hàng nên có sự xem xét về chính sách điều chuyển vốn giữa các chi nhánh. Về mặt nghiệp vụ, Ngân hàng thực hiện cơng tác điều hịa vốn giữa các chi nhánh và trả lãi tính trên số vốn được điều chuyển lên. Điều này, xét về phương diện tích cực, đã khuyến khích các chi nhánh đẩy mạnh huy động để có thêm doanh thu. Tuy nhiên, trên khía cạnh khác, nếu các chi nhánh không thực hiện cho vay hoặc được cho vay với tỷ lệ rất nhỏ, phần vốn còn lại được điều chuyển lên để hưởng lãi điều hịa vốn thì chính sách đó lại gây phản tác dụng. Rõ ràng, chi nhánh thực hiện cho vay sẽ phải trải qua q trình thẩm định tín dụng rất vất vả nhưng vẫn phải đối mặt với rủi ro không thu hồi được vốn. Trong khi đó, việc điều chuyển vốn quá dễ dàng, gần như khơng có rủi ro dù cũng cần có sự cân đối với quy mơ tín dụng để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn khi khách hàng có nhu cầu vay.

Có thể thấy, việc áp dụng đơn lẻ một chính sách như vậy khơng có tác dụng tích cực. Trong trường hợp cần thiết Ngân hàng nên giảm lãi suất điều hịa vốn với những chi nhánh có hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả thấp trên cơ sở điều tra tiềm năng thị trường nơi chi nhánh hoạt động kinh doanh. Nó sẽ khiến doanh thu của những chi nhánh lệ thuộc quá nhiều vào nguồn thu này giảm mạnh, gây áp lực cho họ phải mở rộng tín dụng. Việc giám sát hoạt động tín dụng với các chi nhánh phải được tăng cường hơn, đặc biệt là giám sát tỷ lệ nợ xấu và khả năng thu hồi vốn cho vay. Ngân hàng có thể quy định tỷ lệ sử dụng vốn của các chi nhánh. Biện pháp sử phạt nghiêm khắc với

những chi nhánh vi phạm hay không đạt được kết quả như kế hoạch sẽ góp phần hồn thiện những giải pháp nêu trên.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn tới công tác xây dựng chiến lược, dự báo nhu cầu vốn để từ đó có chính sách phù hợp, chủ động trước những biến động của môi trường kinh tế - xã hội. Chính sách lãi suất cần được thực hiện một cách linh hoạt. Những bộ phận có nhiệm vụ quyết định mức lãi suất áp dụng trên địa bàn thành phố cần có sự tham khảo và nghiêm túc xem xét ý kiến từ phía các chi nhánh.

3.3.1.3. Hồn thiện hệ thống thanh toán

Chi nhánh cần tiếp tục hồn thành hệ thống thanh tốn, nhất là hệ thống thẻ. Sự thơng suốt và tính liên kết của hệ thống thẻ là vấn đề nan giải của các NHTM của Việt nam. Do đó, nhiệm vụ hồn thiện hệ thống ATM hay triển khai liên kết với các điểm bán hàng là rất cần thiết. Việc phát triển mạng lưới thẻ có khả năng kết nối giữa tất cả các NHTM hay ít nhất giữa những NHTM lớn nhất Việt nam là không thể thực hiện trong tương lai gần. Mỗi Ngân hàng muốn giữ cho mình một vị thế riêng trên thị trường thẻ. Giải pháp Ngân hàng có thể thực hiện được để giải quyết vấn đề này chỉ là nâng cấp hệ thống thẻ do Ngân hàng triển khai. Loại thẻ mới cần được phát triển là thẻ chip, thay thẻ từ hiện nay. Một tiện ích khác Ngân hàng có thể mở rộng là liên kết thẻ này với hệ thống thanh toán trong các siêu thị và đặt quan hệ làm người thu phí hộ các Doanh nghiệp bảo hiểm, các cơng ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Hình thức thương mại điện tử đang dần lớn mạnh. Dù chưa thực sự phát triển ở quy mô lớn nhưng đây là lĩnh vực nhiều tiềm năng vì thói quen mua bán trực tuyến dần hình thành trong thế hệ trẻ. Ngân hàng cần thực hiện việc hợp tác với các công ty kinh doanh dịch vụ này, vừa phát triển hệ thống thanh toán, vừa đưa dịch vụ Internetbanking đến gần cơng chúng hơn. Sự hồn thiện của

hệ thống thanh tốn sẽ tạo tiện ích cho khách hàng và tạo cho họ nhu cầu giữ tiền trên tài khoản. Đó là cơ sở để số vốn Ngân hàng huy động được gia tăng mạnh hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)