Thực trạng huy động vốn của ABBank Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 41 - 55)

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG

2.2.1. Thực trạng huy động vốn của ABBank Hà Nội

Tất cả các Ngân hàng thương mại để đi vào hoạt động phải cần huy động vốn. Hoạt động huy động vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) trong mỗi Ngân hàng không nằm riêng lẻ mà cùng với các nghiệp vụ tài sản có và các dịch vụ khác hình thành nên định hướng hoạt động chung của Ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở, tạo cho Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu được lợi nhuận.

Nhận thức được vấn đề đó, Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội đã coi việc huy dộng vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tồn thể cán bộ cơng nhân viên của Ngân hàng đã có những cố gắng vượt bậc để thực hiện mục tiêu trên. Trong những năm qua, nguồn vốn mà Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội huy động được luôn ổn định năm sau cao hơn năm trước. Nguồn vốn huy động được dồi dào không những đáp ứng được nhu cầu ở chi nhánh mà còn đựơc điều chuyển về hội sở chính, góp phần điều hồ vốn chung trong toàn hệ thống. Đội ngũ nhân viên ngân hàng với trình độ chun mơn cao, phương pháp làm việc hiện đại, khoa học... Đã góp phần làm giảm chi phí huy động. So với các chi nhánh khác, chi phí huy động của Ngân hàng gần như là thấp nhất. Đồng thời huy động được vốn nhiều nhưng nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn được đánh giá là có độ an tồn cao. Đây là kết quả của việc đa dạng hố các hình thức huy động, linh hoạt về lãi suất, hình thức trả lãi, nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng. Ngân hàng ln tích cực tìm kiếm nguồn vốn có chất lượng để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Trong giai đoạn từ 2009 - 2011 chi nhánh đã nỗ lực và phát triển mạnh mẽ các kênh huy động vốn là đã đạt được những kết quả rất đáng kể. Kết quả huy động vốn được thể hiện ở bảng:

Bảng 2.6: Kết quả huy động vốn của Ngân hàng

đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 1. Huy động từ tiền gửi 3.528.292 97,36 4.888.335 97,49 5.010.727 97,47 2. Phát hành GTCG 45.000 1,24 50.000 1 55.000 1,07 3. Nguồn vốn khác 50.812 1,4 75.661 1,51 74.885 1,46 Tổng nguồn vốn huy động 3.624.104 100 5.013.996 100 5.140.612 100 (Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội) Qua bảng số liệu ta có thể thấy được kết quả huy động từ các nguồn khác nhau của chi nhánh. Và chủ yếu từ ba hoạt động chính đó là: nguồn tiền gửi, phát hành GTCG và các nguồn vốn khác. Nhưng đặc biết cơ cấu nguồn vốn thu hút từ các hoạt động này khá là ổn định từ 2009 đến 2011, huy động từ tiền gửi luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn khoảng hơn 97% và đã tăng từ 3.528.292 triệu đồng năm 2009 lên hơn 5.000 tỷ đồng năm 2011 được coi là nguồn chủ yếu trong giai đoạn hiện tại của nền kinh tế và những năm sắp tới. Còn lại là phát hành GTCG và các nguồn khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng từ 1 - 2%.

2.2.1.1. Huy động vốn từ các khoản tiền gửi

Sự gia tăng không ngừng của nguồn vốn huy động từ tiền gửi đã đóng vai trị hết sức quan trọng vào công tác huy động vốn của chi nhánh. Vốn tiền gửi được tạo nên từ các nguồn vốn tiền gửi khác nhau.

Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn tiền gửi

(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 1. TG thanh toán 637.047 18,05 1.046.037 21,4 998.705 19,93 2. TG có kỳ hạn 785.214 22,25 1.117.312 22,85 1.475.812 29,45 3. TG tiết kiệm 2.106.031 59,7 2.725.986 55,75 2.536.210 50.62 Tổng tiền gửi 3.528.292 100 4.888.335 100 5.010.727 100

(Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội) Cùng với sự ra tăng mạnh của tổng nguồn tiền gửi thì các nguồn TGTT, TGTK, TG CKH cũng tăng rất mạnh từ 2009 đến 2011 cụ thể là: nguồn TGTT tăng từ 637.047 triệu đồng lên 998.705 triệu đồng. TG CKH tăng từ 785.214 triệu đồng lên 1.475.812 triệu đồng, TGTK tăng từ 2.106.031 triệu đồng lên 2.536.210 triệu đồng điều này cho thấy hiệu quả từ việc huy động từ tiền gửi của chi nhánh là rất cao.

Cùng với sự thay đổi về giá trị tuyệt đối thì cơ cấu các nguồn tiền gửi cũng có sự thay đổi đó là tỷ lệ của TGTT và TG CKH tăng và TGTK giảm. Tuy nhiên sự thay đổi này không lớn cơ cấu này vẫn khá ổn định trong giai đoạn này. TGTK ln có tỷ lệ lớn nhất trên 50% đóng góp chủ yếu vào nguồn vốn tiền gửi. TGTT và TG CKH tuy có tỷ lệ nhỏ hơn nhưng đang có xu hướng tăng lên trong các năm sắp tới cả vê tỷ trọng lẫn giá trị.

Tiền gửi thanh tốn là loại hình tiền gửi khơng kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử…

Bảng 2.8: Tình hình huy động TGTT

đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 1. TGTT theo đối tượng: - Tổ chức - Cá nhân 590.721 46.326 92,73 7,27 989.414 56.623 94,59 4,41 939.761 58.944 94,1 5,9 2. TGTT theo loại tiền:

- VND - Ngoại tệ 552.732 84.271 86,77 13,23 949.582 96.423 90,78 9,22 909.121 89.584 91,03 8,97 Tổng TGTT 637.047 100 1.046.037 100 998.705 100

(Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội) Qua bảng ta có thể thấy được nguồn tiền gửi thanh tốn tại Ngân hàng hầu như là của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Điều này là phù hợp với đặc điểm của nguồn vốn. Các tổ chức kinh tế trong quá trình kinh doanh của mình, nguồn tiền đến và đi rất bất chợt, khó đốn trước. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiêp, cơng ty thay vì giữ tiền tại cơ quan, họ mang đến gửi Ngân hàng. Tại đây họ thực hiện các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, tiết kiệm thời gian cho mình. Đồng thời họ vẫn được hưởng một khoản lãi nhỏ (hiện

nay Ngân Hàng quy định lãi suất không kỳ hạn đối với VND là 3%/năm). Điều này giải thích vì sao nguồn tiền gửi thanh toán chủ yếu là của các tổ chức kinh tế. Tiền gửi thanh toán của dân cư chủ yếu là của một số ít hộ dân bn bán cá thể, phục vụ thanh toán cho nhu caia tiêu dung cá nhân. Trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2010 đã tăng khá nhiều so với năm 2009 thì đến năm 2011 tiền gửi thanh toán đã bị giảm đi tuy không đáng kể nhưng điều này cũng cho thấy một năm làm ăn rất khó khăn của ngân hàng trong thời kỳ kinh tế hiện tại, các doanh nghiêp, các tổ chức kinh tế khó khăn trong q trình hoạt động của mình là một lý do giải thích cho hiện tượng này. Trong cơ cấu tiền gửi thanh toán chủ yếu là đồng nội tệ, đồng ngoại tệ chiếm một tỷ trọng nhỏ: Đồng nội tệ trong tiền gửi thanh tốn có xu hướng tăng qua các năm. Về tỷ trọng thì tăng từ 86,77% năm 2009 lên 91,03% vào năm 2011. Đồng ngoại tệ thì có xu hướng ổn định qua các năm với tỷ lệ thay đổi khơng đáng kể điểu này có thể giải thích là do các ảnh hưởng sau khủng hoảng kinh tế thế giới và nợ công ở các nước thuộc khu vực đồng tiền chung EURO điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hai ngoại tệ chủ yếu là USD và EUR. Điều này đặt ra cho Ngân Hàng một vấn đề lớn: Ngân Hàng phải tăng cường quan hệ với các cơng ty liên doanh, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi... Ngân Hàng cũng phải tìm kiếm, thu hút những doanh nghiệp xuất nhâp khẩu. Bởi nếu khách hàng là những người làm ăn với nước ngồi nhiều thì Ngân Hàng sẽ có một số lượng lớn ngoại tệ trong tay, sử dụng vào các mục đích của mình trong thời kỳ kinh tế biến động thường xun và khó phán đốn. Đây là cách huy động ngoại tệ rấy hay lại đỡ tốn kém hơn các hình thức khác.

Nguồn tiền gửi thanh tốn của chi nhánh ngày càng có vai trị quan trọng. Số lượng tăng lên rất nhanh. Đó là do các dịch vụ của Ngân Hàng được thực hiện rất tốt. Việc thanh tốn được thực hiện theo phương châm: Nhanh - chính xác - an tồn. Để nguồn tiền gửi thanh toán tăng trưởng một cách vững

chắc, trong thời gian tới Ngân Hàng cần quan tâm nhiều đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoàn thiện mọi dịch vụ để thực sự trở thành: "Kho giữ tiền" của mọi doanh nghiệp trên điạ bàn Hà Nội

b. Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội

Nguồn tiền gửi này xét về mặt tiện ích thì khơng bằng tiền gửi thanh tốn, song lại có lãi cao hơn hẳn. Người gửi tiền ở đây khôngđược quyền rút tiền bất cứ lúc nào mà chỉ được rút tiền khi đến hạn. Các doanh nghiệp, tổ chức xã hội có nhu cầu chi trả tiền theo một chu kỳ xác định: 1 tháng, 2 tháng... Họ có thể gửi vào khoản mục này vừa đáp ứng cho nhu cầu của mình vừa có lãi cao. Ngày nay các doanh nghiệp chuyển bớt từ khoản mục tiền gửi thanh toán sang tiền gửi ngắn hạn ngaỳ càng nhiều. Kết quả là các Ngân Hàng thu được nguồn này rất lớn, cụ thể tại chi nhánh như sau:

Bảng 2.9: Tình hình huy động TG có kỳ hạn

đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 1. TG CKH theo loại tiền: - VND - Ngoại tệ 724.720 60.494 92,3 7,7 1.044.429 72.883 93,5 6,5 1.398.516 77.296 94,76 5,24 2. TG CKH theo thời hạn: - dưới 12 tháng - trên 12 tháng 687.111 98.103 87,52 12,48 996.986 120.326 89,17 10,83 1.404.610 53.202 96,35 3,65

Tổng TG CKH 785.214 100 1.117.312 100 1.475.812 100 (Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội) Tiền gửi có kỳ hạn, nhưng những năm trước đây kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao nhưng với tình hình kinh tế hiện tại thì chỉ cần gửi 1 tháng thì các Doanh nghiệp đã có một mức lãi suất cao vì thế mà trong cơ cấu của nguồn này thì gần như tồn bộ là ngắn hạn. Đây là một điều dễ giải thích. Doanh nghiệp là doanh nghiệp, có nghĩa là vốn có được phải được dùng để sản xuất kinh doanh chứ không đơn thuần là chỉ để gửi Ngân Hàng lấy lãi. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong kinh doanh lớn hơn lãi suất của Ngân Hàng. Các khách hàng của chi nhánh, ví dụ như tập đồn điện lực Việt Nam gửi ngắn hạn sau đó họ lấy từng tháng để trả lương. Đây là một hình thức vơ cùng thuận tiện. Với hình thức này Ngân hàng đã khắc phục được yếu điểm của tiền gửi thanh tốn. Đó là ngun nhân vì sao chỉ sau một năm, từ 2009 đến 2011, nguồn tiền gửi ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng hơn 2 lần từ 687.111 triệu đồng lên 1.404.610 triệu đồng. Năm 2011 nguồn này đạt hơn 1000 tỷ đồng. Có thể khẳng địng đây sẽ là xu hướng trong thời gian tới. Các doanh nghiệp sẽ vừa kinh doanh, vừa tính tốn sao cho đạt được lợi nhuận tối đa với nguồn vốn của mình. Đây cũng khẳng định uy tín của chi nhánh với các doanh nghiệp trên địa bàn. Trên địa bàn Hà Nội, trụ sở của các Ngân Hàng, các chi nhánh Ngân Hàng khác rất nhiều nhưng các doanh nghiệp vẫn tìm đến với Ngân Hàng thể hiện qua số dư tiền gửi của doanh nghiệp ngày càng tăng. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 24,31% và so với năm 2009 tăng 1,88 lần. Đây có thể nói là những bước phát triển vững chắc của ngân hang TMCP An Bình tại địa bàn Hà Nội và điều này cần được phát huy và phát triển nhiều hơn nữa.

không lớn. Số dư này chủ yếu là của một số công ty do trong năm khơng tìm được hướng đầu tư, để tránh tình trạng ứ đọng vốn, đã gửi vào Ngân Hàng. Nguồn này đã tăng trong giai đoạn 2009 - 2010 nhưng đến 2011 đã giảm xuống khá nhiều và ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2009 chiếm 12,48% nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Năm 2010 chiếm 10,83% và năm 2011 là 3,65%. Đứng ở địa vị Ngân Hàng thì Ngân Hàng mong ngày càng có nhiều nguồn này. Bởi vì Ngân Hàng có thể sử dụng một cách dễ dàng do kỳ hạn cố định. Hơn nữa số tiền này lại ở trong một số ít các cơng ty, khơng phức tạp nhỏ lẻ như tiền gửi tiết kiệm nên có điều kiện làm giảm các chi phí khác trong chi phí huy động.

Trong các năm qua Ngân Hàng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Tiền gửi có kỳ hạn có lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán. các doanh nghiệp đã tận dụng điều này và đã nghiên cứu, tính tốn chu kỳ kinh doanh của mình để chuyển một phần tiền gửi thanh tốn sang tiền gửi có kỳ hạn. Ngân hàng có một lượng tiền để có thể sử dụng một cách ổn định hơn và doanh nghiệp có lãi hơn. Đây là một trong nhiều cách thức nhằm đa dạng hố hình thức huy động, thu hút thật nhiều nguồn vốn của chi nhánh. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức xã hội trong tổng nguồn vốn huy động tăng lên rất nhanh. Năm 2009 trong tổng nguồn vốn huy động hơn 3624 tỷ đồng thì tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp chiếm 21,66%. Năm 2010 con số này là 22,27%, năm 2011 là 28,71%. Điều đáng nói ở đây là trong khi tổng nguồn vốn huy động tăng lên đáng kể tử năm 2009 đến năm 2011 thì tỷ trọng cũng tăng lên khá nhiều. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.

chi nhánh, hầu hết là các doanh nghiệp có mơi trường làm ăn ở trong nước. Các khách hàng lớn như tập đồn Điện lực Việt Nam cũng ít làm ăn với nước ngoài. Điều này được thể hiện qua tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp chủ yếu là nội tệ. Tỷ trọng này tăng nhanh trong năm 2010 (93,5%) và ở mức cao trong năm 2011 (96,2%). Ngoại tệ thì ngày càng nhỏ đi từ 7,69% năm 2009 đến 6,5% năm 2010 và 5,24% năm 2011. Để thu hút nguồn ngoại tệ nhiều hơn nữa, Ngân Hàng phải chú ý đến các đối tượng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Một điều thuận tiện cho Ngân Hàng là trên địa bàn có rất nhiều cửa hàng vàng bạc, rất nhiều khách du lịch nước ngoài. Ngân Hàng nếu lơi cuốn được hầu hêt số khách này thì chắc hẳn sẽ có một nguồn ngoại tệ dồi dào dư sức đáp ứng cho các khách hàng là những đơn vị xuất nhập khẩu. Đi đôi với tăng nguồn ngoại tệ thu hút mạnh hơn nữa nguồn nội tệ cũng rất quan trọng. Ngân Hàng phải đề ra các chính sách về giao tiếp khuếch trương, chính sách về Marketing ngân hàng, ít nhất Ngân Hàng cũng phải thắng trên sân nhà, tức là phải thu hút được hầu hết các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn làm khách hàng của chi nhánh. Làm được điều này trong một mơi trường có độ cạnh tranh rất cao như địa bàn Hà Nội là rất khó. Song có như vậy Ngân Hàng mới thu hút được khoản tiền gửi có kỳ hạn của một lượng doanh nghiệp, tổ chức xã hội rất lớn trên địa bàn. Từ đó chi nhánh có một nguồn vốn dồi dào để thực hiện các hoạt động đầu tư, cho vay, gia tăng mức lợi nhuận cho mình.

c. Tiền gửi tiết kiệm

Có thể nói nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ có đầu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)