Hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP An Bình chi nhánh Hà

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 55 - 62)

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG

2.2.2. Hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP An Bình chi nhánh Hà

chi nhánh Hà Nội

2.2.2.1. Huy động theo kế hoạch

Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành tích xuất sắc. Nguồn vốn của ngân hàng ln được cải thiện, tuy khơng hồn thành kế hoạch đăt ra nhưng trong thời kỳ khó khăn trong giai đoạn 2009 - 2011 chi nhánh vẫn đạt được tỷ lệ cao. Ta có thể thấy qua bảng sau:

Bảng2.12: Khối lượng vốn huy động theo kế hoạch

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nguồn vốn huy động theo kế hoạch 4.336 5.535 6.554 Nguồn vốn thực tế huy động được 3.624,104 5.013,996 5.140,612

Đạt kế hoạch (%) 83,57 90,6 78,43

(Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội)

Ta thấy là một chi nhánh của một ngân hàng TMCP, vậy nên áp lực về doanh số là rất lớn chính vì thế mà chi nhánh ln gắng hết sức để hồn thành kế hoạch đặt ra, đội ngũ nhân viên với phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, đúng quy trình, tận tình, chu đáo đã chiếm được lịng tin của số lượng khách hàng ngày càng tăng. Đây là cơ sở giúp cho Ngân hàng có số dư tiền gửi tăng

mặc dù lãi suất huy động thay đổi thường xuyên do tình hình kinh tế và lãi suất cạnh tranh của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Trong 2 năm 2009 và 2010 tỷ lệ đạt kế hoạch lần lượt là 83,57% và 90,6% là một tỷ lên khá cao vì trong tình hình hiện tại các ngân hàng ln đặt mức kế hoạch cao để thúc đẩy toàn bộ phát huy hết nguồn lực để kinh doanh một cách tốt nhất.

Công tác huy động vốn luôn là tiền đề để thực hiện các nhiệm vụ của

ngân hàng, là bước cơ bản đầu tiên trong suốt quá trình kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy mà việc cạnh tranh, thu hút khách hàng gửi tiền là vấn đề sống còn đối với bản thân mỗi ngân hàng. Hiểu rõ như vậy nên ABBank Hà Nội ln cải tiến mở rộng các hình thức huy động vốn một cách linh hoạt theo xu hướng chung của thị trường, tích cực đổi mới phong cách phục vụ để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn cho các nhu cầu kinh tế. Chi nhánh nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới hình thức mở tài khoản tiền gửi, huy động tiết kiệm với các thể thức tiết kiệm khơng kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn các loại, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng... Ngồi ra ngân hàng cịn phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo từng thời kỳ.

2.2.2.2. Về kỳ hạn huy động vốn

Xét về mặt thời gian Ngân hàng huy động vốn theo hai loại: khơng kỳ hạn và có kỳ hạn. Hình thức có kỳ hạn của Ngân hàng rất đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người gửi. Ngân hàng tạo mọi thuận lợi cho người gửi tiền. Ngân hàng cũng nhận được sự tán thưởng, đánh giá cao của khách hàng thể hiện qua kết quả huy động:

Bảng 2.13: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010-2009 So sánh 2011-2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng/ Giảm (+/-) % Tăng/ Giảm (+/-) % Tổng 3.624.104 100 5.013.996 100 5.140.612 100 +1.389.892 +38,36 +126,616 +2,52 KKH 637.012 17,58 1.046.032 20,86 998.705 19,42 + 409.020 +64,2 - 47.327 -4,52 Ký quỹ 96.006 2,65 124.994 2,49 147.912 2,88 + 28.988 +30,2 + 22.918 +18,32 CKH Dưới 12T 2.020.034 55,74 2.663.014 53,11 3.596.202 69,96 + 642.980 +31,83 +933.188 +35,04 Trên 12T 871.052 24,03 1.179.956 23,54 397.793 7,74 + 308.904 +35,47 -782.163 -66,28 (Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội)

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

năm 2009 năm 2010 năm 2011

KKH, ký quỹ KH<12 tháng KH>12 tháng

Những năm gần đây, chi nhánh mở thêm rất nhiều thời hạn huy động mới và rất phong phú và hiện nay Ngân hàng đang huy động với các thời hạn

sau: 1 ngày đến 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Thời hạn đa dạng đã đáp ứng mọi mục đích của người gửi tiền: gửi với mục đích sinh lợi, gửi với mục đích thanh tốn, gửi với mục đích an toàn...

Bảng số liệu trên phản ánh sự tăng trưởng của lượng vốn huy động theo từng kì hạn qua 3 năm của Chi nhánh Hà Nội.

- Năm 2009 : nguồn vốn có kì hạn <12 tháng là 2.020.034 triệu đồng, chiếm 55,75% tổng nguồn huy động, nguồn vốn kì hạn >12 tháng là 871.052 triệu đồng chiếm 24,03% tổng nguồn huy động. Nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn và ký quỹ duy trì ở mức là 637.012 triệu đồng và 96.006 triệu đồng.

- Năm 2010: Nguồn vốn có kì hạn <12 tháng là: 2.663.014 triệu đồng, tăng 31,83% so với năm 2009, chiếm 53,11% tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn có kì hạn >12 tháng cũng tăng thêm 308.904 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng với 35,47%). Nguồn vốn tiền gửi KKH là 1.046.032 triệu đồng tăng 409.020 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng với 64,2%). Ký quỹ duy trì ở mức gần 125 tỷ đồng. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc của nguồn vốn trong năm 2010 sau khủng hoảng kinh tế năm 2009 và đầu năm 2010. Đây là dấu hiệu tăng trưởng đáng mừng, thể hiện hiệu quả trong huy động vốn ngắn hạn của chi nhánh. Thể hiện lượng khách hàng gửi tiền thanh toán của chi nhánh nhiều hơn trước và ngày càng được sự tin tưởng của khách hàng trong thời kỳ nền kinh tế cịn nhiều khó khăn.

- Năm 2011: Có thể thấy lượng tiền ngắn hạn của chi nhánh đã tăng lên đáng kể so với năm 2010. Cụ thế là: Mức tăng của nguồn vốn kì hạn <12 tháng là 933.188 triệu đồng (tương ứng với 35,04%), Nguồn vốn tiền gửi KKH không thay đổi nhiều so với năm 2010 giảm nhẹ 47.327 triệu đồng xuống còn 998.705 triệu đồng vẫn ổn định do tình hình kinh tế của 2 năm

tương tự nhau. Nguồn vốn có kì hạn >12 tháng là: 397.793 triệu đồng, giảm 782.163 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm là 66,28%). Sự sụt giảm này một lần nữa lại cho thấy tình hình kinh tế tại thời điểm này khá là phức tạp, sự cạnh tranh về huy động tiền gửi dài hạn của các ngân hàng trên địa bàn là khá gay gắt Và chính sách lãi suất mà chi nhánh Hà Nội đang áp dụng cho nguồn vốn huy động kì hạn >12 tháng thấp hơn các ngân hàng cùng địa bàn nên khó thu hút người dân và các tổ chức.

Nhìn chung, trong cả 3 năm nguồn vốn kì hạn <12 tháng ln chiếm phần lớn (trên 50%) trong tổng nguồn huy động và có mức tăng trưởng đều và ổn định hơn so với nguồn vốn kì hạn lớn hơn 12 tháng. Điều này cũng thể hiện sự tập trung huy động vốn ngắn của chi nhánh trong thời kỳ hiện tại và sự ưa thích, tin tưởng những sản phẩm huy động vốn ngắn hạn của dân cư và các tổ chức trên địa bàn đối với chi nhánh Hà Nội. Tuy việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn ngày càng khó khăn nhưng khi có được nguồn vốn ngắn hạn lớn, chi nhánh Hà Nội sẽ có điều kiện nâng cao vốn, thu hút luồng tiền để tăng cường tính thanh khoản trong thời kỳ này là phù hợp với chủ chương của NHNN và tình hình nền kinh tế lạm phát cao và khá phức tạp, qua đó cũng có người vốn để đáp ứng cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng từ đó mới đảm bảo được doanh thu từ hoạt động của Ngân hàng.

2.2.2.3. Về chi phí huy động vốn

Chi phí huy động bao gồm ngồi phần lãi phải trả cịn có những khoản khác như: lương nhân viên, trang bị máy đếm tiền, máy soi tiền, tiền thuê trụ sở, các chi phí hành chính khác... Ngồi ra trong thời kỳ cạnh tranh cao thì chi phí cho quảng cáo, đào tạo nguồn nhân lực, chi phí cho các sản phẩm và dịch vụ mới cũng chiếm khá nhiều tuy nhiên thì trong đó phần lãi phải trả là bộ

phận chủ yếu của chi phí huy động. Chi nhánh huy động vốn theo khung lãi suất do NHNN quy định cho các ngân hàng TMCP.

Bảng 2.14: Lãi suất chênh lệch bình quân

(Đơn vị; %/ năm)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Lãi suất đầu vào bình quân 12,36 13,96 12,93 2. Lãi suất đầu ra bình quân 13,75 15,86 16,15

Chênh lệch 1,39 1,9 3,22

(Nguồn số liệu: Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội)

Qua bảng trên ta thấy mức chênh lệch giữa lãi suất đầu vào bình quân và lãi suất đầu ra bình quân được thay đổi từ 1,39% năm 2009 lên đến 3,22% năm 2011 điều này đã thể hiện sự thay đổi về tình hình kinh tế cũng như mặt bằng lãi suất, cơ cấu huy động và dư nợ của chi nhánh. Tuy nhiên mức lãi suất đầu ra và đầu vào bình quân của các năm là khác nhau thay đổi để thích hợp với tình hình kinh tế và các chủ chương điều hành của NHNN. Chúng ta có thể thấy mức mức chênh lệch về lãi suất này càng lớn càng có lợi cho Ngân hàng và đem lại nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Trong giai đoạn kinh tế hết sức khó khăn, biến đổi liên tục thì việc duy trì mức chênh lệch bình qn có ý nghĩa sống còn đối với Ngân hàng.

Trên con đường hội nhập và phát triển, nguồn vốn cần cho đầu tư, phát triển kinh tế là luôn cần thiết. Trong khi các đơn vị khác, việc huy động vốn gặp khó khăn và để tăng sức cạnh tranh, họ luôn tăng lãi suất huy động. Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội với lãi suất huy động không cao hơn, song lại huy động được một nguồn vốn lớn, đã chứng tỏ được uy tín của mình đối với khách hàng, tạo vị thế phát triển vững chắc.

trong chi phí huy động. Mục tiêu đặt ra là phải làm sao để tốc độ tăng của lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng cuả chi phí. Và Ngân hàng đã thực hiện một cách xuất sắc mục tiêu trên. Kết quả là, năm 2009 lợi nhuận trước thuế hạch toán là 105 tỷ đồng và đến năm 2011 là 203 tỷ đồng. Ngân hàng xác định thế mạnh trong cạnh tranh sẽ là ở khâu dịch vụ. Từ đó Ngân hàng nâng cao chất lượng các dịch vụ, hấp dẫn, lôi cuốn đuợc nhiều khách hàng mới đồng thời luôn quan tâm, giữ chân các khách hàng truyền thống.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)