Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 29 - 41)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN

2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

TMCP An Bình - Hà Nội.

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn:

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, giá vàng, giá ngoại tệ biến động,cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, song Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội vẫn tiếp tục phát triển ổn định, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn được bảo đảm.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hà Nội

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010-2009 So sánh 2011-2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng/ Giảm (+/-) % Tăng/ Giảm (+/-) %

Tổng 3.624.104 100 5.013.996 100 5.140.612 100 +1.389.892 +38,36 +126.616 +2,52 Dân

cư 1.962.012 54,14 2.795.022 55,74 2.607.910 50,73 +833.010 +42,46 -187.112 -6,69 DN 1.662.092 45,86 2.218.974 44,26 2.532.702 49,27 +556.882 +33,51 +313.727 +14,13

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh NHTMCP An Bình - Hà Nội)

Với những nỗ lực khắc phục khó khăn, giai đoạn 2009 - 2011 nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, hồn thành tốt nhu cầu về điều hịa vốn cũng như cung ứng cho huy động. Cụ thể: Trong năm 2009 tổng huy động của ABBank Hà Nội đã đạt 3.624.104 triệu đồng, trong đó huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 54,14% và từ dân cư chiếm 45,86%. Mức huy động này có được do ABBank Hà Nội đã mở rộng mạng lưới với 23 phòng giao dịch, điều chỉnh lãi suất linh hoạt phù hợp với các thay đổi của thị trường, và việc tăng cường các hoạt động quảng cáo, truyền thông, khuyến mãi.

Năm 2010, diễn biễn phức tạp của thị trường vốn cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại với việc chạy đua tăng lãi suất đã làm cho tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc huy động vốn từ khách hàng của ABBank Hà Nội tăng trưởng khá tốt, đạt 5.013.996 triệu đồng, tăng 38,36% so với năm 2009. Trong đó huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm khoảng 2219 tỷ đồng và từ dân cư là hơn 2795 tỷ đồng. Điều này có được do ABBank Hà Nội đã xây dựng được bộ sản phẩm huy động đa dạng trên thị trường, thiết kế và tổ chức thành công một loạt các chương trình khuyến mại hiệu quả về sản phẩm huy động như “Ngàn năm Thăng Long - Vui trúng vàng rịng”, “Tích điểm đổi quà - Du lịch á Âu”....ABBank Hà Nội cũng đã xây dựng được một chính sách dịch vụ chăm sóc khách hàng, đặc

biệt đối với khách hàng lâu năm và khách hàng lớn - nhằm tăng cường độ trung thành của khách hàng với ngân hàng.

Kinh tế Việt Nam 2011 là 365 ngày đầy biến động với lạm phát cao, bất ổn tỷ giá. Trước tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, nhiều ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản đã đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng như thị trường dân cư tăng mạnh. Lãi suất huy động VNĐ có lúc bị đấy lên tới 18-19% để hấp dẫn người gửi tiền. Điều này gây nhiều nguy cơ rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản cho TCTD huy động vốn và hệ thống ngân hàng, chính vì vậy NHNH quy định mức lãi suất trần tiền gửi là 14%. Việc này đã gây ảnh hưởng tới tình hình huy động vốn của ABBank Hà Nội bởi nhiều khách hàng đã từ chối sử dụng sản phẩm của ngân hàng sau khi không đạt được thỏa thuận tăng thêm lãi suất... Tuy vậy nguồn vốn huy động vẫn đạt hơn 5140 tỷ đồng tăng 2,52% so với năm 2010. Có được kết quả này là do ABBank Hà Nội đã có được sự ủng hộ và tin tưởng của tất cả khách hàng, đối tác, cổ đông với đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, sáng tạo, vững vàng về chun mơn. Bên cạnh đó nhiều dịch vụ đã được phát triển và triển khai làm đa dạng danh mục dịch vụ cá nhân của ABBank như : thanh tốn tiền điện, cước viễn thơng, chuyển tiền cá nhân, Internet banking, SMS banking...Cùng với nhiều chương trình khuyến mại liên tục thu hút khách hàng như “Tích điểm đổi quà”, “Tiết kiệm An Bình - Nhà mình trúng lớn”...Với các chương trình khuyến mại này tại khu vực Hà Nội đã thu hút sự tham gia của hơn 5300 khách hàng, trong đó có gần 1000 khách hàng mới. Khơng chỉ thế, ABBank Hà Nội cũng xây dựng được một chính sách dịch vụ khách hàng VIP, khách hàng thân thiết - nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng.

Nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm nhiều hơn nguồn vốn huy động từ doang nghiệp. Chúng ta có thể theo dõi trên đồ thị:

Điều này có thể giải thích bằng tình hình kinh tế trong giai đoạn này rất khó khăn, lạm phát gia tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm phần nhiều hơn nguồn vốn huy động từ tổ chức, cao nhất là năm 2009: tỷ lệ huy động vốn từ dân cư chiếm 55,74% tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ trên thấp nhất vào năm 2011: là 50,73% . Khoảng cách giữa nguồn vốn huy động từ dân cư và từ tổ chức rộng ra từ năm 2009 - 2010.

- Hiện tại thì chi nhánh đã duy trì tình trạng khá là cân đối trong cơ cấu huy động vốn theo theo các nguồn. Bởi nguồn vốn huy động từ dân cư có tính chất ổn định, lâu dài hơn nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Do vậy trong những năm tiếp theo Chi nhánh Hà Nội nên luôn chú ý hơn tới việc huy động vốn từ dân cư, cơ cấu lại 2 thành phần vốn này ngày càng hợp lý hơn.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng:

Trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến khơng thuận lợi, sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn ngày càng mạnh hơn, nên hoạt động tín dụng đã gặp rất nhiều thách thức. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh

nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế, và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành, cũng như sự tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn vốn, hoạt động tín dụng và đầu tư của Chi nhánh cũng thu được những kết quả khả quan.

Bảng 2.2 Cơ cấu dự nợ (cho vay) của NHTMCP An Bình - Hà Nội

(Đơn vị : triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010-2009 So sánh 2011-2010

+/- % +/- % 1 2 3 4 5=3-2 6=(5:2)x 100 7=4-3 8=(7:3)x 100 Cá nhân Tổ chức 436.132 2.134.217 824.241 3.170.167 749.312 4.493.211 +388.109 +1.035.950 +88,99 +48,54 -74.929 +1.323.044 -9,1 +41,74 Tổng dư nợ 2.570.349 3.994.408 5.242.523 +1.424.059 +55,41 +1.248.115 +31,25 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn 1.783.215 393.951 393.183 2.730.114 673.812 590.482 4.237.012 721.979 283.532 +946.899 +279.861 +197.299 +52,82 +71,06 +50,13 +1.506.898 + 48.167 - 307.050 +55,20 + 7,12 -52,03 Tổng dư nợ 2.570.349 3.994.408 5.242.523 +1.424.059 +55,41 +1.248.115 +31,25

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh NHTMCP An Bình - Hà Nội)

Sau thời điểm khó khăn của năm 2008, năm 2009 đánh dấu sự tăng trưởng

trở lại trong hoạt động tín dụng của ABBank Hà Nội, đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Việc tăng trưởng tín dụng của ABBank Hà Nội đều dựa trên cơ sở áp dụng và tuân thủ đầy đủ chính sách của Chính Phủ và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an tồn tín dụng. Tổng dư nợ tín dụng của ABBank Hà Nội năm 2009 đạt 2.570.349 triệu đồng, vượt 16,8% kế hoạch cả năm, trong đó khách hàng cá nhân chiếm 436.132 triệu đồng và khách hàng doanh nghiệp chiếm 2.134.217 triệu đồng.

Năm 2010 tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng đều đặn trong hoạt động tín dụng của ABBank Hà Nội. Tính đến ngày 31/12/2010 tổng dư nợ tín dụng

của ABBank Hà Nội đạt 3.994.408 triệu đồng, vượt 55,41% so với năm 2009; trong đó khách hàng cá nhân chiếm 824.241 triệu đồng và khách hàng doanh nghiệp chiếm 3.170.167 triệu đồng. Xét về thời hạn vay, năm 2010 tổng dư nợ ngắn hạn chiếm 68,35%, dư nợ cho vay trung hạn chiếm 16,87% và dài hạn chiếm 14,78%.

Trong tình hình kinh doanh với nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2011, ABBank Hà Nội vẫn đảm bảo sự tăng trưởng tín dụng. Tổng dư nợ đạt 5.242.523 triệu đồng, hoàn thành 94,6% kế hoạch cả năm, tăng 31,25% so với năm 2009. Với chính sách thắt chặt tiền tệ của nghị quyết 11 Chi nhánh phải hạn chế cho vay trong những tháng đầu năm 2011. Các khoản vay tiêu dùng như mua nhà, mua ôtô hay đi du học đều bị từ chối với lý do thực hiện quan điểm kiềm chế lạm phát của NHNN. Khách hàng cá nhân chiếm 749.321 tỷ đồng giảm 9,1% so với năm 2010. Nhằm thúc đẩy tín dụng nửa cuối năm 2011 ABBANK đã triển khai một số giải pháp nhằm giúp khách hàng dễ tiếp cận nguồn vốn vay. ABBank Hà Nội đã dành hơn 300 tỷ đồng để tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất ưu đãi từ 18,3%. Khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay tiền sản xuất kinh doanh tại ABBank cũng được giảm lãi suất 1,5%. Bên cạnh tài trợ xuất nhập khẩu, ABBank cũng dành một khoản dư nợ tới hàng nghìn tỷ đồng vào các hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn, tài trợ dự án trung dài hạn, tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Cuối năm khách hàng doanh nghiệp chiếm 4.493.211 triệu đồng trong tổng dư nợ của chi nhánh, tăng 41,74% so với năm 2010. Xét về thời hạn vay tổng dư nợ ngắn hạn chiếm 80,3% tổng dư nợ tín dụng, dư nợ cho vay trung hạn chiếm 13,78% và dài hạn chiếm 5,92%.

2.1.4.3. Hoạt động khác

 Hoạt động thanh toán quốc tế: Năm qua, hoạt động Thanh toán quốc

tế (TTQT) của ABBank Hà Nội đã phát triển ngày càng lớn mạnh, tạo được lòng tin đối với khách hàng và các ngân hàng đại lý với các thành tựu:

- Tỷ lệ điện đạt chuẩn rất cao và được cá ngân hàng đại lý nước ngồi trao tặng danh hiệu “Ngân hàng Thanh Tốn Quốc Tế Xuất Sắc”.

- Chuẩn hóa đội ngũ bán hàng TTQT năng động, chuyên nghiệp, góp phần tăng mạnh doanh số TTQT trên toàn ngân hàng.

- Mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý tới 405 ngân hàng trên 62 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Doanh số năm 2011 đạt 1230 triệu USD, tăng 40% so với năm 2010. Đi cùng với điều này, phí thu được từ hoạt động TTQT cũng khá cao và tăng liên tục. Cơng tác thanh tốn ln đảm bảo chính xác, an tồn hạn chế đến mức tối đa tình trạng vốn chậm chễ, ách tắc trong quá trình chu chuyển.

- Đưa ra các sản phẩm đa dạng, trọn gói, tiện ích, cạnh tranh về giá và chất lượng phục vụ.

 Hoạt động đầu tư tài chính: Năm 2011 là năm được xem như bước chuyển mình từ trạng thái đầu tư ngắn hạng sang các hoạt động đầu tư giá trị mang tính chất dài hạn, thể hiện tầm nhìn chiến lược trong sự phát triển của ngân hàng trong các năm tiếp theo. ABBank tập trung nguồn lực cho việc phát triển các đơn vị liên kết, công ty con , đối tác chiến lược phục vụ cho lợi ích chung của cả tập đồn như: Cơng ty đầu tư bất động sản An Bình, Cơng ty chứng khống An Bình, Cơng ty tài chính điện lực...nhằm gia tăng tối đa lợi ích cho ABBank cũng như hình thành danh mục sản phẩm tài chính liên kết phục vụ cao nhất cho nhu cầu của khách hàng. Hoạt động tín dụng đã mang

lại cho ABBank khoảng 30 tỷ đồng lợi nhuận cũng như những giá trị vơ hình và mang tính chiến lược cho cả tập đồn tài chính.

Phát triển hệ thống thẻ: Năm 2011 là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của sản phẩm, dịch vụ thẻ ABBank. Việc kết nối thành công giữa ABBank và 3 liên minh: Banknet, Smartlink và VNBC đã nâng cấp số lượng máy ATM chấp nhận thẻ Youcard của ABBank lên hơn 9000 máy trên toàn Việt Nam. Doanh số thẻ phát triển mới tính đến 31/12/2011 là xấp xỉ 70000 thẻ, đạt 110% kế hoạch đề ra. Với tiêu chí ln nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, ABBank liên tục thực hiện chương trình khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ Youcard và Youcard Visa Debit. Các chương trình này đã góp phần nâng doanh số phát hành và thanh toán thẻ quốc tế của ABBank - Hà Nội trong năm 2011 lên một cách rõ rệt so với năm 2010.

Cơng tác kế tốn: Ngân hàng An Bình - Chi nhánh Hà Nội ln gây

được sự quan tâm, tín nhiệm của khách hàng. Số tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Số tài khoản tiền gửi được mở tại ngân hàng

Tài khoản tiền gửi Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

TKTG của doanh nghiệp 1.456.530 2.256.513 2.536.515 TKTG của cá nhân 1.789.154 2.425.968 2.634.145 Tổng số TKTG của khách

hàng 3.245.684 4.682.481 5.170.662

(Nguồn : Báo cáo huy động nguồn và dịch vụ thanh toán năm 2009 -2011) Công tác kế toán, số liệu thống kê được cập nhật đầy đủ, liên tục, kịp thời với các nghiệp vụ phát sinh với sự quản lý, theo dõi chặt chẽ của cán bộ kế tốn có năng lực và trách nhiệm cao. Việc hạch tốn kế tốn cũng được

thực hiện nhanh chóng, chính xác theo chế độ hạch toán thống kê của Nhà nước.

 Quản lý rủi ro:

Năm 2011 ABBank Hà Nội tiếp tục xây dựng và thực hiện phương pháp Quản lý rủi ro (QLRR) vững chắc về tài chính và sự ổn định trong mơ hình hoạt động của ngân hàng. Trong tương lai, ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ nhằm đảm bảo hồn thiện các chính sách QLRR tồn diện, các cơng cụ và hệ thống cơ sở hạ tầng được nhận diện một cách có hệ thống, có phương pháp, giám sát và kiểm soát tất cả các rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải; đảm bảo mục tiêu duy trì QLRR vững mạnh và văn hóa kiểm sốt rủi ro tại tất cả lĩnh vực hoạt động kinh doanh khi ngành ngân hàng phát triển năng động.

Công tác tiền tệ, kho quỹ

Cơng tác ngân quỹ (kiểm ngân) an tồn, phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng tiền mặt cả nội tệ và ngoại tệ; cả thu và chi đều chính xác, an tồn, nhiều khoản tiền thừa đã trả lại ngay cho khách hàng, được khách hàng hoan nghênh. Dưới đây là bảng thống kê:

Bảng 2.4: Hoạt động ngân quỹ

(Đơn vị : triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng thu tiền mặt 4.983.652 5.318.445 5.784.547 Tổng chi tiền mặt 4.979.905 5.317.091 5.779.581 Bội thu (+) Bội chi (-) + 3.747 + 1.354 + 4.966

(Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 - 2011)

Năm 2009 chi nhánh bội thu (+3.747 triệu đồng) đến năm 2010 chi nhánh bội thu (+1.354 triệu đồng). Sang năm 2011, chi nhánh đã tăng số tiền

bội thu lên đến 4.966 triệu đồng. Về cơ bản công tác kho quỹ đã đáp ứng được yêu cầu giao dịch của khách hàng.

2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Hà Nội

Bảng 2.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 - 2011

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010-2009 So sánh 2011-2010 +/- % +/- % 1 2 3 4 5=3-2 6=(5:2) x100 7=4-3 8=(7:3) x100 1.Tổng thu 2.Tổng chi 3. LN trước thuế 650.014 544.987 105.027 843.102 683.967 159.135 978.096 775.002 203.094 +193.088 +138.980 + 54.108 +29,69 +5,5 +51,42 +134.994 + 91.035 + 43.959 +16,01 +13,3 +27,67 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội)

Năm 2010 tổng thu đạt 843.102 triệu bằng 129,69% so với năm 2009. Năm 2011 tổng thu đạt 978.096 triệu đồng, tăng 134.994 tỷ đồng tương đương với 16,01% so với năm 2010. Tổng chi năm 2010 đạt 683.967 triệu, bằng 125,5% so với năm 2009. Năm 2011 tổng chi đạt mức 775.002 triệu đồng, tăng 91.035 triệu, tương đương 13,3% so với năm 2010. Trong đó chi phí cho hoạt động huy động vốn là 542.512 triệu, tăng khoảng 25 tỷ, bằng 104,83% so với năm 2010 và bằng 70% tổng chi phí của năm 2011.

Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận của ABBank Hà Nội trong 3 năm qua là rất cao: năm 2010 lợi nhuận là 159.135 triệu tăng khoảng 54 tỷ so với năm

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)