Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 78 - 80)

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

3.2.7. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh

Trong hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng An Bình chi nhánh Hà nội nói riêng, cơng tác huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, nghĩa là tình hình hoạt động sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác huy động vốn. Nếu ngân hàng kinh doanh khơng có hiệu quả, cho vay vốn khơng thu được lãi, hoặc nhận tiền gửi mà khơng thể cho vay được ... thì sẽ có tác động xấu đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Trong tương lai uy tín của ngân hàng sẽ giảm sút và ngược lại nếu ngân hàng kinh doanh có hiệu quả sẽ có nhiều khách hàng đến quan hệ với ngân hàng, nâng cao uy tín cho ngân hàng, tạo điều kiện cho cơng tác huy động vốn phát triển.

Bên cạnh việc huy động vốn, cách điều hành, sử dụng nguồn vốn như thế nào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu như ngân hàng cho khách hàng vay vốn mà khơng thu hồi được thì nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị ứ đọng, khơng quay vòng được nhanh. Còn nếu như ngân hàng thực hiện tốt cơng tác tín dụng, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả thì sẽ có nhiều khách hàng đến quan hệ với ngân hàng. Uy tín của ngân hàng được nâng cao sẽ tạo điều kiện huy động vốn được dễ dàng hơn.

Từ phần thực trạng ở chương II, ta thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng là khả quan. Tuy nhiên, nhiệm vụ của ngân hàng trong thời gian tới là tiếp tục tăng doanh số cho vay, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn hiệu quả. Để làm được điều này, ngân hàng phải thực hiện các biện pháp sau:

 Ngân hàng phải chủ động tìm các dự án đầu tư có hiệu quả. Trước

khi cho vay ngân hàng cần thẩm định kỹ về khách hàng. Trong quá trình thực hiện dự án cho vay, các cán bộ tín dụng phải thường xuyên định kỳ theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, có những nhận xét, kiến nghị lên ban lãnh đạo để đưa ra được những quyết định kịp thời tránh tổn thất cho ngân hàng.

 Ngân hàng phải thường xuyên thống kê các khế ước đến hạn, có kế

hoạch đơn đốc trả nợ đối với các doanh nghiệp có nợ quá hạn trên tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Bằng các mối quan hệ của mình, ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm của họ trong trường hợp sản phẩm có chất lượng còn thấp, bị giảm giá do cung lớn hơn cầu... làm được điều này, ngân hàng không những thu hồi được vốn cho vay, giảm rủi ro ở mức thấp nhất mà cịn giúp doanh nghiệp khơng bị phá sản.

 Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính quyền quận để quản

những thơng tin về rủi ro tín dụng ngân hàng. Sau khi cấp phát tiền vay, ngân hàng làm bản thông báo cho công an, viện kiểm sát... biết những tài sản đã thế chấp. Cơ quan pháp luật Nhà nước sẽ không xác nhận bất cứ trường hợp nào do chủ tài sản đề nghị chuyển nhượng, cho thuê hoặc để thế chấp ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình – hà nội (Trang 78 - 80)