12.6. Nêu một số ví dụ chứng tỏ sóng âm lan truyền được trong
a) chất rắn. b) chất lỏng.
12.7. Một thí nghiệm được bố trí
như hình bên.
a) Dự đoán và giải thích hiện tượng xảy ra với hai quả cầu khi dùng dùi gõ vào trống 1. b) Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?
4Xҧ 4Xҧ
FҫX FҫX
12.8. Vì sao khi đi câu cá, những người có kinh nghiệm thường đi lại nhẹ
nhàng và giữ im lặng?
12.9. Một vụ nổ xảy ra trên mặt nước, gần bờ biển. Một người đang lặn ở
dưới nước và một người đang ở trên bờ, cả hai người đều cách nơi xảy ra vụ nổ 1 km. Người nào nghe được tiếng nổ trước? Vì sao?
12.10. Hình dưới đây hướng dẫn cách chế tạo một “nhạc cụ” đơn giản từ các
sợi dây chun (dây thun), một chiếc đũa và một hộp nhựa không nắp.
a) Bộ phận nào dao động phát ra sóng âm khi chúng ta gảy dây chun? b) Vai trò của hộp nhựa là gì? Em hãy kiểm tra bằng cách gảy dây
chun khi có và khơng có hộp nhựa.
c) Âm thanh phát ra của các dây chun có giống nhau khơng? Chiếc đũa có vai trị gì trong dụng cụ này?
13 ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
13.1. Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình
dao động kí. Độ dài của đoạn nào mơ tả biên độ âm?
(1) (2)
(3)
(4)
A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).
13.2. Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó
phát ra có tần số bao nhiêu?
A. 512 Hz. B. 8,5 Hz. C. 1 024 Hz. D. 256 Hz.
13.3. Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh
đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
A. Biên độ âm. B. Tần số âm.