Lịch sử hình thành Cơng tác xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 26 - 28)

II. Nền tảng triết lý, nghề nghiệp chuyên môn và chức năng của công tác xã hội

1. Nền tảng triết lý của Cơng tác xã hội và lịch sử hình thành Công tác xã hội ở Việt

1.2. Lịch sử hình thành Cơng tác xã hội ở Việt Nam

Cơ sở hình thành CTXH ở việt Nam bắt nguồn từ những tình cảm tốt đẹp giữa con người và con người. Trải qua các giai đoạn lịch sử, tinh thần nhân đạo và lịng u thương đồng loại ln ln gắn liền với q trình hình thành phát triển của các chính sách xã hội, các luật lệ xã hội. Sự ra đời và phát triển CTXH ở Việt Nam có thể mơ tả lại theo một trật tự về thời gian:

+ Thời kỳ phong kiến: thế kỷ XV (thời hậu Lê): Trong “Quốc triều hình luật” có những nội dung liên quan đến việc làm từ thiện. Ví dụ: có điều luật qui định rằng “những kẻ không ai nuôi dưỡng, quan sở tại có nhiệm vụ dựng lều, ni dưỡng, nếu ai khơng làm hoặc làm khơng trịn thì bị trừng phạt bằng roi”.

+ Thời kỳ thuộc Pháp (1862 – 1945): nhà Vua đã quan tâm xây dựng các phường, ngồi chức năng quản lí hành chính, phường cịn là một đơn vị mang tính tự quản, tương trợ giúp xóa đói giảm nghèo, phịng chống tội phạm, xây dựng đời sống cộng đồng. Trong thời kỳ này phải kể đến sự ra đời của trường mù Nguyễn Đình Chiểu và trường câm điếc Lái Thêu.

+ Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): một khoá tập huấn về CTXH do Hội chữ thập đỏ Pháp tổ chức và chấm dứt khi cách mạng tháng tám nổ ra. Một số cán bộ được tập huấn đã vào Nam theo làn sóng di cư. Giai đoạn này đã ra đời các tổ chức CTXH chuyên nghiệp như: Nhà xã hội, Trường Cán sự xã hội Thevenet sau đổi thành Trường CTXH Caritas, Phòng xã hội.

+ Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (từ 1954 đến trước 30/04/1975): một số trường thành lập trong thời kỳ này và đã tham gia vào việc đào tạo các cán bộ xã hội như: Trường cán sự xã hội quân đội, Trường thanh niên phụng sự xã hội, Trường CTXH quốc gia, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Vạn Hạnh. Vào năm 1970 đoàn chuyên nghiệp xã hội Việt Nam được thành lập.

+ Thời kỳ trường đổi mới (từ 1975 – 1985): sau ngày giải phóng các hoạt động an sinh xã hội, các dịch vụ xã hội hầu như tạm ngưng. CTXH trong thời kỳ này không phát triển

+ Thời kỳ sau đổi mới: do những vấn đề xã hội bức xúc dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường như: đói nghèo, bệnh tật, nghiện hút, mại dâm, trẻ em bị ngược đãi, trẻ em lang thang, buôn bán phụ nữ, thất nghiệp, di dân tự do….Các chính sách xã hội giáo dục CTXH của Nhà nước được đẩy mạnh, cùng với hoạt động hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ như: Quỹ cứu trợ Nhi đồng anh, tổ chức Radda Barnen Thụy Điển, Quỹ Nhi Đồng Liên hợp quốc.

CTXH trong những năm gần đây vẫn tiếp tục được quan tâm và đi vào chuyên nghiệp hóa theo hướng vừa đào tạo vừa thực hành. Tính đến năm 2000, bên cạnh số cán bộ có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ CTXH được đào tạo trong và ngồi nước, cịn có tới hằng trăm cán bộ được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về CTXH thông qua những lớp tập huấn do các giảng viên, các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy.

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w