Tiêu chuẩn nghề nghiệp của nhân viên xã hội

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 86 - 94)

III. Tiến trình Cơng tác xã hội

3. Thái độ, trách nhiệm và tiêu chuẩn nghề nghiệp công tác xã hội chuyên nghiệp

3.2. Tiêu chuẩn nghề nghiệp của nhân viên xã hội

Bất kỳ một nghề nghiệp chun mơn nào được hình thành và triển khai trong thực tiễn đời sống xã hội cũng cần phải dx xác định rõ ràng về tiêu chuẩn nghề nghiệp. Nghề chuyên mơn Cơng tác xã hội được hình thành và phát triển từ hơn 100 năm qua, nhưng trên thực tế việc xác định tiêu chuẩn nghề ở mỗi quốc gia, nhất là ở các quốc gia hình thành và phát triển muộn hơn vẫn chưa có được sự thống nhất và chuẩn hoá.

Trong những năm gần đây, đội ngũ những người làm Công tác xã hội tại các quốc gia đã bắt đầu xác định một cách rõ ràng những tiêu chuẩn hoạt động cụ thể cần có ở một nhân viên xã hội chuyên nghiệp, có năng lực và đáp ứng yêu

cầu chun mơn. Điều này có được là do những phản hồi từ phía xã hội và từ nhận thức của chính những người hoạt động trong nghề. Việc xác định tiêu chuẩn nghề nghiệp chun mơn khơng chỉ có tác dụng to lớn đối với đội ngũ nhân viên xã hội mà còn cho những ngành nghề khác, cho các nhà quản lý xã hội, hoạch định chính sách xã hội thuộc các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ cũng như đối với xã hội nói chung, trong đó có đối tượng của Cơng tác xã hội.

Các tiêu chuẩn nghề nghiệp được nêu ra có liên quan và tác động đến ba cấp độ - môi trường hoạt động Cơng tác xã hội. Đó là các cấp độ: cung cấp dịch vụ trực tiếp (tác nghiệp với các đối tượng có nhu cầu và sử dụng dịch vụ Cơng tác xã hội); quản lý (nguồn nhân lực, tổ chức và các nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật...); chính sách và nghiên cứu (tham mưu đề xuất và thực thi chính sách, nghiên cứu hiện tượng, q trình, khái quát thực tế, tổng kết khoa học...). Ba cấp độ này định hình những tiêu chuẩn nghề nghiệp cần có, đồng thời cũng là những thước đo đánh giá năng lực chuyên môn của nhân viên xã hội. Những tiêu chuẩn này được áp dụng chung cho cả ngành, nhưng trong bối cảnh - mơi trường hoạt động cụ thể sẽ có những tiêu chuẩn được chú trọng, đề cao hơn so với tiêu chuẩn khác. Ví dụ, đối tượng những người trực tiếp tác nghiệp hỗ trợ giải quyết vấn đề, cung cấp dịch vụ địi hỏi năng lực chun mơn sâu về cấp độ thứ nhất; đối với các nhà quản trị ngành, quản trị nguồn lực và quản trị hoạt động đòi hỏi phải đảm bảo về năng lực quản lý; đối với những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, hoạch định chính sách... cần phải có năng lực đáp ứng u cầu chuyên môn nghiên cứu, giảng dạy - đào tạo.

Tiêu chuẩn nghề nghiệp của nhân viên xã hội được khái quát thành nguyên tắc hành động, quy điều đạo đức và những yêu cầu cơ bản về kỹ năng tác nghiệp.

- Nguyên tắc hành động của nhân viên xã hội

Nguyên tắc là luận điểm cơ bản, là điểm xuất phát, là tiền đề mang tính tất yếu khách quan và giữ vai trò định hướng cho hoạt động của con người (cá nhân hoặc tổ chức). Nguyên tắc hành động là phương châm chủ đạo, định hướng và

xuyên suốt toàn bộ hoạt động. Mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có những nguyên tắc chung là những nguyên tắc đặc thù, thể hiện sự khác biệt nhất định giữa chúng. Tuân theo nguyên tắc sẽ là điều kiện tiên quyết đi đến thành công, ngược lại sẽ dẫn đến những sai lầm, không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mỗi con người thường chịu sự chi phối, quy định của hai hệ thống nguyên tắc hành động: nguyên tắc hành động của cá nhân (riêng) và nguyên tắc hành động của tổ chức, nhóm, cộng đồng (chung). Nguyên tắc hành động phải được thực hiện một cách triệt để, tồn diện, khơng được thực hiện nửa vời, lệch lạc hoặc chỉ chú trọng đến nguyên tắc này mà bỏ qua, xem nhẹ nguyên tắc khác. Vi phạm nguyên tắc, dù chỉ một nguyên tắc cũng có thể là nguyên nhân của thất bại trong hành động. Công tác xã hội và nhân viên xã hội trong lĩnh vực hoạt động của mình cũng phải dựa trên những nguyên tắc hành động nhất định. Với năm phương pháp tác nghiệp cơ bản là Công tác xã hội với cá nhân, Công tác xã hội với nhóm, Cơng tác xã hội tổ chức và phát triển cộng đồng. Tham vấn, Quản trị ngành Công tác xã hội tất yếu phải có năm hệ thống nguyên tắc phù hợp với từng phương pháp tác nghiệp cụ thể, song giữa chúng có những nguyên tắc chung. Đó là các nguyên tắc: Chấp nhận đối tượng; Cá biệt hoá hay sự khác biệt, tính đặc thù về hồn cảnh, vấn đề của đối tượng; Cá biệt hố hay sự khác biệt, tính đặc thù về hoàn cảnh, vấn đề của đối tượng; Đối tượng cùng tham gia giải quyết vấn đề; Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng; Nhân viên xã hội tự ý thức về bản thân và sứ mệnh của Công tác xã hội; Chia sẻ và hợp tác - một trong hệ thống.

+ Nguyên tắc thứ nhất: Chấp nhận đối tượng - Sự sẵn sàng tác nghiệp trợ

giúp đối tượng. Nhân viên xã hội không định kiến, phê phán hay lựa chọn, từ chối đối tượng. Cho dù đối tượng là ai (cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng), là người như thế nào (là người thiệt thịi, yếu thế, có vấn đề về nhận thức, về đạo đức, về nhân cách, là người có hành vi lệch chuẩn, phạm pháp...) gặp phải hồn cảnh nào và có vấn đề gì thì họ vẫn là con người hay tập hợp con người có phẩm giá, là đối tượng tác nghiệp, đối tượng cần sự can thiệp, trợ giúp, giải quyết vấn

đề của Công tác xã hội. Do đó nhân viên xã hội phải ln xác định tâm thế tự nguyện, vô tư, sẵn sàng trợ giúp đối tượng - chấp nhận đối tượng với những ưu điểm, giá trị tích cực và cả những hạn chế, tiêu cực.

+ Nguyên tắc thứ hai: Cá biệt hoá hay sự khác biệt, tính đặc thù về hồn

cảnh. Mỗi con người ln tồn tại và hoạt động trong những nhóm xã hội, cộng đồng nhất định, nhưng trước hết mỗi con người là con người - cá nhân. Bởi vậy có những sự khác biệt nhất định giữa con người - cá nhân. Sự khác biệt nhất định về nhu cầu điều kiện bên trong môi trường sống và các vấn đề liên quan giữa các cá nhân cũng chính là những yếu tố quy định sự khác nhau nhất định giữa các nhóm xã hội hay cộng đồng. Đời sống xã hội vô cùng phong phú và đa dạng, vì vậy vấn đề hay hồn cảnh của đối tượng tất yếu có sự khác biệt ở mức độ nào đó và mang những nét đặc thù riêng. Điều đó quy định nhân viên xã hội trong quá trình tác nghiệp, can thiệp trợ giúp phải linh hoạt, lựa chọn và thực hiện hình thức, phương pháp trợ giúp, giải quyết vấn đề phù hợp, không được giáo điều, cứng nhắc, áp dụng như nhau cho việc giải quyết vấn đề giống nhau của những đối tượng khác nhau.

+ Nguyên tắc thứ ba: Đối tượng cùng tham gia giải quyết vấn đề. Đây là

một nguyên tắc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần triệt để thực hiện và phát huy. Sự trợ giúp nhằm hướng tới khả năng tự giúp là phương châm hành động và nội dung cốt lõi của Cơng tác xã hội. Hồn cảnh gặp phải, vấn đề của đối tượng chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả, bền vững khi có sự tham gia tự giác và tối đa của đối tượng. Nhân viên xã hội không làm thay đối tượng mà cần chú ý đến việc khơi dậy, phát huy và nâng cao tiềm năng của đối tượng.

+ Nguyên tắc thứ tư: Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng. Đối tượng

trải nghiệm vấn đề của chính mình và do đó thơng qua sự trợ giúp của nhân viên xã hội, đối tượng dần dần trở thành "chuyên gia" trong việc giải quyết vấn đề đó. Nhân viên xã hội cùng với đối tượng đưa ra các phương án, giải pháp, định hướng hành động và đánh giá về ưu thế, hạn chế, thuận lợi, khó khăn của chúng từ đó có sự lựa chọn phương án, giải pháp được xây dựng là tối ưu. Việc lựa

chọn giải pháp thuộc về đối tượng, nhân viên xã hội tôn trọng quyết định của đối tượng. Tuy nhiên, dựa trên khả năng phân tích, đánh giá của mình, nhân viên xã hội sẽ cùng đối tượng điều chỉnh quyết định nếu quyết định đó chưa thực sự phù hợp, nóng vội hoặc thiếu tính khả thi.

+ Nguyên tắc thứ năm: Nhân viên xã hội tự ý thức về bản thân và sứ

mệnh của Công tác xã hội. Tự ý thức về bản thân và sứ mệnh nghề nghiệp là nguyên tắc đồng thời là yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội phải luôn chứng tỏ được năng lực, phẩm chất nghề nghiệp trong mọi tình huống, thể hiện rõ vai trị, nhiệm vụ của mình và giữ gìn nhân cách, đạo đức nghề nghiệp đồng thời ý thức về giới hạn quyền hạn của mình, khơng ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi, nâng cao trình độ, năng lực tác nghiệp đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu xã hội.

+ Nguyên tắc thứ sáu: Chia sẻ và hợp tác - một trong hệ thống. Giải quyết

vấn đề xã hội khơng chỉ riêng Cơng tác xã hội có thể bao qt tồn bộ mà cần có sự tham gia, phối hợp của toàn xã hội, của các cơ quan, tổ chức chức năng khác. Đối với từng trường hợp cụ thể, một nhân viên xã hội cũng có thể khơng giải quyết được trọn vẹn. Do đó cần có sự chia sẻ, hợp tác giữa các nhân viên xã hội, giữa Công tác xã hội với các lĩnh vực khác. Mỗi nhân viên xã hội ln xác định mình là một thành viên trong hệ thống và sự tương tác hệ thống sẽ tạo sức mạnh lớn hơn cho việc giải quyết vấn đề.

- Quy điều đạo đức nghề nghiệp của nhân viên xã hội

Quy điều đạo đức là những quy định, những nguyên tắc, chuẩn mực (tiêu chuẩn) được xác lập bởi xã hội, cộng đồng hoặc tổ chức nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và giữa cá nhân với tổ chức, cộng đồng, xã hội.

Mỗi lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn, trong quá trình tác nghiệp - hành nghề, ngồi sự chi phối, tác động của luật pháp, chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, người hành nghề trong lĩnh vực đó phải tuân thủ hệ thống quy điều đạo đức riêng của nghề nghiệp. Tuân thủ quy điều đạo đức nghề nghiệp là một yếu

tố quan trọng quyết định thành công trong công việc. Trái với quy điều đạo đức nghề nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả, sai lầm khôn lường.

Trong đời sống xã hội, rất đa dạng về lĩnh vực, ngành nghề do đó sẽ có những hệ thống quy điều cho từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Phổ biến là quy điều đạo đức trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh (đạo đức kinh doanh), trong lĩnh vực y tế (y đức), trong lĩnh vực giáo dục (đạo đức nhà giáo), trong lĩnh vực báo chí (đạo đức nhà báo), trong lĩnh vực tư pháp (đạo đức luật sư), trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh (phẩm chất đạo đức quân nhân, phẩm chất người chiến sỹ cơng an, cảnh sát...). Trong đó, xã hội đặc biệt quan tâm, coi trọng đến phẩm chất, đạo đức và việc thực hiện quy điều đạo đức trong các lĩnh vực hoạt động dạy chữ - dạy người, cứu người và giúp đỡ con người.

Công tác xã hội là khoa học và là một nghề chuyên môn, với đặc trưng nghề nghiệp rõ ràng, đặc thù - giúp con người - trợ giúp đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng có vấn đề xã hội, giải quyết vấn đề gặp phải, vươn lên hoà nhập cuộc sống và phát triển, do đó càng cần thiết phải có quy điều đạo đức nghề nghiệp.

Quy điều đạo đức nghề nghiệp của Công tác xã hội là kim chỉ nam trong hoạt động, đồng thời giới hạn những việc làm sai lệch trong khi hành ngh nhân viên xã hội. Trong Công tác xã hội, mỗi khi chính thức được cơng nhận, trở thành người làm Công tác xã hội, nhân viên xã hội phải tuyên thệ sự trung thành, sẵn sàng và tự nguyện thực hiện các quy điều đạo đức.

Quy điều đạo đức nghề nghiệp Công tác xã hội được xây dựng trên nền tảng lý thuyết, nguyên tắc và giá trị chung của Công tác xã hội, tuy nhiên ở mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể hoặc bản sắc văn hố, tính chất nền kinh tế và chế độ chính trị, quy điều đạo đức có những sự khác biệt nhất định.

Ở Việt Nam, Công tác xã hội được coi là một nghề nghiệp trên thực tế nhưng cho đến nay vẫn chưa có mã nghề trong xã hội. Trong tương lai gần, chắc chắn Chính phủ sẽ có quyết định về mã nghề và thanh bảng lương. Đồng thời với q trình đó, tất yếu sẽ thành lập cơ quan chủ quản các cấp từ trung ương

đến cơ sở, có thể là Bộ An sinh xã hội (có các cấp tương ứng) hoặc Hiệp hội Công tác xã hội, hoặc... Khi chưa có cơ quan chủ quản, người làm cơng tác xã hội ở Việt Nam hiện đang làm việc tại rất nhiều cơ quan, tổ chức cả trong và ngoài nhà nước, trong đó tập trung nhiều nhất ở các cơ quan thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể nhân dân và các tổ chức phi chính phủ... Do đó, chưa có quy điều đạo đức nghề nghiệp xây dựng riêng cho nhân viên xã hội của Việt Nam.

Dựa trên nền tảng lý thuyết, giá trị, mục tiêu, định hướng xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là điều kiện kinh tế - chính trị - văn hố - xã hội Việt Nam, có thể phác thảo quy điều đạo đức nghề nghiệp Công tác xã hội như sau:

(1) Tự nguyện và sẵn sàng dấn thân vồ sự nghiệp vì sự an sinh, phát triển của con người, tiến bộ và công bằng xã hội.

(2) Trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với con đường mà nhân dân lựa chọn.

(3) Tin tưởng vào giá trị con người, giá trị nghề nghiệp và phấn đấu hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao.

(4) Đặt lợi ích của xã hội, của cộng đồng, của tập thể, của tổ chức và của đối tượng phục vụ lên trên lợi ích cá nhân.

(5) Khơng lợi dụng vị trí, quyền hạn và uy tín của cá nhân, của tổ chức để trục lợi cho bản thân làm ảnh hưởng đến danh dự cao quý của nghề nghiệp.

(6) Luôn luôn lắng nghe, chia sẻ và hợp tác với đồng nghiệp trên tinh thần tơn vinh, đồn kết và tương trợ.

(8) Tích cực và khơng ngừng học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công việc.

(9) ý thức đầy đủ về sứ mệnh của bản thân, của nghề nghiệp.

(10) Sống và làm việc tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước, chuẩn mực đạo đức xã hội tiến bộ à quy điều đạo đức nghề nghiệp.

- Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản của nhân viên xã hội

+ Yêu cầu về kiến thức: Đối tượng tác nghiệp trợ giúp của Cơng tác xã hội

nói một cách khái qt là những cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế, có vấn đề xã hội, nhưng đối tượng cụ thể lại vơ cùng đa dạng với những hồn cảnh, vấn đề, trình độ văn hố, nhận thức, địa bàn sinh sống, làm việc... khác nhau. Dựa trên hệ thống giá trị, mục tiêu và nguyên tắc trợ giúp, giải quyết vấn đề của Công tác xã hội, nhân viên xã hội không phải là người làm thay, làm hộ đối tượng, càng không phải là "vị thần đa năng" có thể đáp ứng mọi nhu cầu và hay đóng vai trị chuyên gia trên mọi lĩnh vực như kinh tế, luật pháp, tâm lý, sức khoẻ... Tuy nhiên, do đặc thù nghề nghiệp và đặc thù đối tượng trợ giúp, nhân viên xã hội phải có sự hiểu biết rộng và sâu.

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w