II. Nền tảng triết lý, nghề nghiệp chuyên môn và chức năng của công tác xã hội
2. Nghề nghiệp chuyên môn Công tác xã hội
Công tác xã hội không những là một khoa học xã hội ứng dụng mà còn là một nghề nghiệp chuyên môn. Nghề chuyên môn Công tác xã hội được hình thành và phát triển cùng với lịch sử vận động, phát triển của ngành khoa học Công tác xã hội, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đời sống xã hội. Trải qua hơn một trăm năm tồn tại và phát triển, nghề nghiệp chuyên môn Công tác xã hội khơng ngừng được bổ sung hồn thiện về nền tảng lý thuyết, phương pháp và kỹ năng tác nghiệp, đã thực sự được chun mơn hố và góp phần quan trọng vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, trợ giúp đối tượng, thúc đẩy ngành thay đổi nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, tiến bộ, công bằng xã hội tạo ra nền an sinh xã hội.
Đối tượng tác nghiệp trợ giúp, giải quyết vấn đề xã hội của Công tác xã hội có thể là cá nhân, gia đình, nhóm người, cộng đồng và các tổ chức. Một trong những đặc điểm cơ bản của hoạt động nghề nghiệp Công tác xã hội là tạo ra sự kết nối giữa cá nhân với mơi trường xã hội. Q trình tác nghiệp Cơng tác xã hội giúp đối tượng nhận diện, phân tích vấn đề xã hội gặp phải, trên cơ sở
phân tích tiềm năng, thuận lợi, khó khăn sẽ hình thành nên chiến lược và kế hoạch giải quyết vấn đề, hành động tạo nên sự thay đổi tích cực nhằm cải thiện hồn cảnh.
Khác với các hoạt động nhân đạo, từ thiện - những việc làm mà ai có điều kiện cũng có thể làm được, nghề Cơng tác xã hội địi hỏi phải có trình độ, năng lực chun mơn nhất định, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng tác nghiệp, do đó người làm Công tác xã hội không chỉ dừng lại ở lịng nhiệt tình, ở "cái tâm" mà nhất thiết phải được đào tạo một cách cơ bản, hệ thống. Nghề nghiệp Công tác xã hội là một trong những những nghề nghiệp khó khăn, phức tạp, thậm chí được xếp vào một trong những nghề "nguy hiểm" trong xã hội. Đối tượng tác nghiệp của Cơng tác xã hội là nhóm thiệt thịi, yếu thế, nhóm có vấn đề xã hội (nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu, kém phát triển, cộng đồng có xung đột, mâu thuẫn, đối tượng phạm pháp, đối tượng tham gia hoặc là nạn nhân của các tệ nạn xã hội, những người có vấn đề về nhận thức, tình cảm, tâm lý...), vì vậy những người làm Cơng tác xã hội cần phải có bản lĩnh, ý chí và lịng kiên định, xác định rõ tâm thế, một khi đã "tự nguyện dấn thân" lựa chọn nghề nghiệp thì sẽ "tự giác chấp nhận và cống hiến" cho nghề nghiệp, cho sự nghiệp và mục đích cao đẹp của khoa học và ngành Cơng tác xã hội. Bên cạnh đó, nghề Cơng tác xã hội cũng là một nghề nghiệp vinh quang. Bởi lẽ, Công tác xã hội hành động là vì hạnh phúc, vì sự phát triển, vươn lên của người khác - người được trợ giúp. Niềm vui, hạnh phúc của người làm Công tác xã hội là mang lại niềm tin, sức mạnh, niềm hạnh phúc cho người khác. Thành công của sự tác nghiệp trợ giúp là đối tượng cải thiện được hoàn cảnh, giải quyết được vấn đề gặp phải, vươn lên hoà nhập vào sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội.
Mỗi nghề nghiệp có những đặc trưng riêng, có đối tượng, mục đích, phương pháp tác nghiệp và sản phẩm khác nhau. Kết quả đạt được của hoạt động Cơng tác xã hội là sự thay đổi trong chính đối tượng, được đối tượng nhận ra, huy động và sử dụng, do đó trong q trình tác nghiệp người làm Cơng tác xã hội quan tâm đến nguồn lực và sức mạnh mà đối tượng đã có (cả ở tiềm năng và
khả năng) nhưng họ đã không biết tự đánh thức và phát huy. Nhờ vào quá trình can thiệp, hỗ trợ chuyên nghiệp, đối tượng phát hiện nguồn lực bên trong và có cơ chế kết hợp với nguồn lực bên ngồi để giải quyết vấn đề gặp phải một cách bền vững. Như vậy, nghề Công tác xã hội và người làm Cơng tác xã hội có vai trị hỗ trợ cho đối tượng tự tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề gặp phải của chính đối tượng.
Trong đời sống xã hội, đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn và vấn đề xã hội là rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nhu cầu hỗ trợ và giải quyết vấn đề xã hội theo phương pháp tác nghiệp của Công tác xã hội là rất lớn, do đó nghề chun mơn Cơng tác xã hội tác nghiệp ở nhiều lĩnh vực, phạm vi và quy mô khác nhau. Tuỳ vào đặc điểm kinh tế - xã hội, trình độ văn minh, tiến bộ xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau, Công tác xã hội sẽ có những trọng tâm, mối quan tâm trợ giúp tác nghiệp ở từng lĩnh vực ở những mức độ khác nhau, nhưng tựu chung lại, có một số lĩnh vực tác nghiệp phổ biến sau: công tác xã hội tác nghiệp đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt; Cơng tác xã hội tác nghiệp với đối tượng là gia đình có vấn đề, căng thẳng, mâu thuẫn hoặc khủng hoảng; Cơng tác xã hội tác nghiệp với đối tượng có vấn đề về pháp luật; Công tác xã hội tác nghiệp với các đối tượng có vấn đề trong học đường, liên quan đến lĩnh vực giáo dục; Công tác xã hội tác động với đối tượng có vấn đề về sức khoẻ, bao gồm cả sức khoẻ tâm thần; Công tác xã hội liên quan đến vấn đề bảo trợ xã hội (người già cô đơn, người khuyết tật, nạn nhân chiến tranh, tai nạn lao động...); Công tác xã hội tác nghiệp với các đối tượng mắc phải tệ nạn xã hội (nghiện hút ma tuý, mại dâm;; Công tác xã hội tác nghiệp với cộng đồng có vấn đề về kinh tế, văn hố, mơi trường, quan hệ xã hội; Công tác xã hội nghiên cứu xã hội và tham gia hoạch định chính sách xã hội...
Ở nước ta, Công tác xã hội mới được phục hồi và bước đầu phổ biến những năm gần đây. Việt Nam đã có mã ngành đào tạo nhưng chưa có mã nghề Cơng tác xã hội. Hiện nay, Chính phủ và các cơ quan chức năng đang rất nỗ lực trong việc nhanh chóng xác định và có quyết định, cơ chế hoạt động của nghề nghiệp chuyên môn Công tác xã hội. Tuy nhiên, trước nhu cầu và đòi hỏi của
thực tế, Cơng tác xã hội đang có xu hướng và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, phạm vi và lĩnh vực hoạt động rộng khắp. Những người được đào tạo chuyên ngành về Công tác xã hội sẽ "hành nghề - tác nghiệp", công tác, hoạt động ở nhiều cơ quan, tổ chức, lĩnh vực khác nhau.
- Cung ứng dịch vụ và làm Công tác xã hội chuyên nghiệp tại các cơ
sở, trung tâm và tổ chức xã hội: Các hội bảo trợ xã hội và các trung tâm ni dưỡng chăm sóc người có cơng, người già cơ đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi; Các trung tâm giáo dưỡng và phục hồi nhân phẩm, cai nghiện ma tuý, trại cải tạo; Các tổ chức chính trị - xã hội và đồn thể nhân dân; Các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, cộng đồng ở thành thị và nông thôn...
- Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như:
Sức khoẻ, giáo dục, pháp luật, kinh tế, văn hố - xã hội, hơn nhân và gia đình, tơn giáo tín ngưỡng, mơi trường, dân số, truyền thông...
- Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến
Công tác xã hội: Trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nhân viên công tác xã hội; Trung tâm nghiên cứu cơng tác xã hội theo nhóm đối tượng tác nghiệp khác nhau...