Khái niệm về tiến trình Cơng tác xã hội

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 38)

III. Tiến trình Cơng tác xã hội

1. Khái niệm về tiến trình Cơng tác xã hội

Trong đời sống xã hội, mọi hoạt động của con người dù với tư cách là cá nhân, nhóm, tập thể, tổ chức, lực lượng hay toàn xã hội... thực chất là việc giải quyết các vấn đề đặt ra của cuộc sống. Hầu hết những vấn đề được giải quyết bằng các phương tiện, cơng cụ dựa trên kinh nghiệm, thói quen, kỹ năng, kỹ xảo và đi đến thành cơng, đạt được mục đích đặt ra. Nhưng cũng có khơng ít những sự kiện, những tình huống xảy đến bất ngờ, ngồi sự dự báo và vượt trên khả năng đối phó của con người trong hồn cảnh đó, nó trở thành một vấn đề.

Vấn đề xã hội là những vấn đề gây tác động xấu, cản trở đến sự phát triển bình thường, đến cuộc sống của mỗi cá nhân, nhóm hay cộng đồng. Tuỳ vào

điều kiện bên trong và bên ngoài mà nan đề hay vấn đề xã hội được giải quyết với sự thành công, thất bại, kết quả đạt được ở những mức độ khác nhau. Sự áp đặt kinh nghiệm của người khác hoặc chỉ dựa vào sự mò mẫm của bản thân mà không chú ý đến nguyên nhân làm nảy vấn đề, bản chất và trọng tâm của vấn đề, mức độ ảnh hưởng và dự báo xu hướng của nó... rất có thể làm cho vấn đề đi đến chỗ phức tạp hơn. Do đó, giải quyết một vấn đề nào đó cần phải được xác định, xây dựng và thực hiện theo một trình tự nhất định, gọi là tiến trình giải quyết vấn đề.

Tiến trình giải quyết vấn đề là tổng hợp các hoạt động mang tính giải quyết được xây dựng theo kế hoạch, trật tự lôgic với các giai đoạn, bước đi, mục tiêu cụ thể, thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu chung, tổng thể của vấn đề đặt ra.

Tiến trình Cơng tác xã hội là tổng hợp các hoạt động tương tác theo một trật tự logic giữa người làm Công tác xã hội với đối tượng và các yếu tố khác nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực vấn đề, hồn cảnh của đối tượng hướng tới mục đích giúp đỡ. Như vậy, thực chất của tiến trình Cơng tác xã hội là các bước tiến hành của người làm Công tác xã hội trong quá trình giúp đỡ, giải quyết vấn đề của đối tượng nhằm đạt được mục tiêu, mang lại hiệu quả của sự giúp đỡ đối tượng. Trong quá trình này, người làm Cơng tác xã hội phải dựa trên các quan điểm giá trị, lý thuyết và thực hành, kiến thức hiểu biết, kinh nghiệm và kỹ năng của mình để tham gia vào giải quyết vấn đề của đối tượng.

2. Các bước cơ bản của tiến trình Cơng tác xã hội trong phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực về kinh tế, xã hội, môi trường ở nông thôn. Công tác xã hội ở nơng thơn đóng vai trị quan trọng trong việc hõ trợ, huy động cũng như giúp đỡ chủ thể nông thôn (cộng đồng nông thôn) nhằm đạt mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân nông thôn và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn đã đề ra. Để thực hiện được vai trị này, tiến trình giải quyết các vấn đề trong Cơng tác xã hội nói chung và Cơng tác trong phát triển nơng thơn nói riêng phải trải qua các bước sau:

Nhận diện hay xác định vấn đề là bước đầu tiên có ý nghĩa định hướng cho cả tiến trình giải quyết vấn đề, trợ giúp đối tượng. Trong bước này, người làm Công tác xã hội cần phải xác định đối tượng cần sự trợ giúp là ai: Cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng? Vấn đề của đối tượng là gì: Vấn đề kinh tế, tâm lý, tình cảm, pháp luật, sức khoẻ hay vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, cơ quan, đồng nghiệp, lãnh đạo, môi trường sinh hoạt, lao động, công tác...? Nguyên nhân làm nảy sinh vấn đề, thời điểm, lịch sử và diễn biến của vấn đề như thế nào?...

Để nhận diện chính xác vấn đề, người làm Công tác xã hội trong phát triển nông thôn phải kết nhiều thao tác, nhiều hoạt động như tiếp cận đối tượng, thu thập và xử lí thơng tin, chẩn đoán và nhận định dựa trên các phương pháp, kỹ năng chuyên nghiệp và nguồn thông tin khác nhau.

Việc tiếp cận đối tượng trong từng trường hợp cụ thể là cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng dân cư sẽ được thực hiện theo những phương pháp, kỹ năng chuyên biệt của Công tác xã hội với cá nhân, Công tác xã hội với nhóm, Tổ chức và phát triển cộng đồng.

Việc thu thập và xử lí thơng tin địi hỏi người làm Công tác xã hội phải sử dụng tập hợp thao tác kĩ thuật như quan sát, phỏng vấn, điều tra xã hội học và thực hiện các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xây dựng và duy trì mối quan hệ đối với đối tượng. Thông tin được thu thập từ bản thân đối tượng hoặc từ các nguồn khác (nhóm bạn, gia đình, hàng xóm, cơ quan, trường học, chính quyền, nhà quản lí, những người có uy tín trong cộng đồng như thầy tu, người cao tuổi, hoặc những người có liên quan...) và từ việc nghiên cứu các dữ kiện trong vấn đề. Dựa trên những thơng tin đã thu thập và xử lí, cùng với cảm quan, năng lực phân tích, đánh giá một cách tồn diện, người làm Cơng tác xã hội xác định thực chất vấn đề, mức độ hỗ trợ và khả năng giải quyết vấn đề làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề.

- Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

Lập kế hoạch giải quyết vấn đề khâu then chốt của tồn bộ tiến trình Cơng tác xã hội trong phát triển nơng thơn, nó quyết định đến sự thành cơng hay thất

bại của q trình trợ giúp giải quyết vấn đề gặp phải của đối tượng. Thực chất của việc xây dựng kế hoạch là việc xác định và sắp xếp nội dung cụ thể, những công việc cụ thể, mục tiêu cụ thể cần đạt được trong q trình can thiệp, nó thể hiện năng lực của người trợ giúp, sự tương tác giữa người làm Công tác xã hội với đối tượng được trợ giúp. Theo kế hoạch đã xác định, từng hoạt động được triển khai theo một lộ trình nhất định, tuy nhiên khơng cứng nhắc mà uyển chuyển, linh hoạt.

Kế hoạch giải quyết vấn đề phải thể hiện một cách rõ ràng những nội dung cơ bản sau:

+ Mục đích, mục tiêu giúp đỡ - vấn đề cần giải quyết. + Đối tượng được giúp hoặc cần đến sự can thiệp, hỗ trợ.

+ Thời gian thực hiện (của cả quá trình và từng thời điểm thực hiện cho từng cơng việc, mục tiêu cụ thể).

+ Hình thức, biện pháp và phương tiện thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra.

+ Nguồn lực được huy động.

+ Vai trò người thực hiện - công việc, trách nhiệm cụ thể của người trợ giúp, của đối tượng được trợ giúp và của cơ quan, tổ chức có liên quan.

Trong q trình xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề, người làm Công tác xã hội cần quán triệt sâu sắc phương châm - mang ý nghĩa của nguyên tắc hành động đó là xã hội hố, dân chủ, tơn trọng và phát huy tối đa tiềm năng, sự tham gia của đối tượng vào việc giải quyết vấn đề của chính họ, khơng áp đặt chủ quan và định sẵn kế hoạch.

- Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch

Tổ chức thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ trong tiến trình trợ giúp vừa là việc hiện thực hoá kế hoạch đã xây dựng, đồng thời là sự kiểm tra, đánh giá tính khả thi của kế hoạch.

Trong quá trình tiến hành các hoạt động can thiệp hỗ trợ cụ thể, có những hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra, cũng có thể có

những vấn đề nảy sinh khơng như dự định. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, nhu cầu, điều kiện giải quyết và phát sinh vấn đề mà đi đến quyết định điều chỉnh hay không điều chỉnh kế hoạch với mức độ, hình thức và biện pháp như thế nào. Vì vậy, trong suốt quá trình thực thi kế hoạch, giải quyết vấn đề, người làm Công tác xã hội phải luôn quan tâm, theo dõi, bám sát các hoạt động, đánh giá kịp thời sự thay đổi tiến bộ hay trở ngại để từ đó có những quyết định phù hợp trên cơ sở tương tác, trao đổi ý kiến với đối tượng.

- Bước 4: Lượng giá kết quả đạt được

Đánh giá hay lượng giá là việc đo lường kết quả đạt được của tiến trình trợ giúp. Lượng giá được thực hiện một cách thường xuyên theo từng giai đoạn với những mục tiêu cụ thể và thực hiện ở khâu cuối cùng nhằm xác định mức độ thành cơng của tồn bộ quá trình trợ giúp, giải quyết vấn đề của đối tượng.

Kết quả giả định là cơ sở quan trọng khi đưa ra quyết định điều chỉnh, thay đổi hình thức, biện pháp, dừng lại hay tiếp tục sự trợ giúp. Để có được kết quả đánh giá đúng, ngay từ khi xây dựng kế hoạch cần phải xác định rõ ràng, cụ thể các mục tiêu cũng như thời gian thực hiện từng mục tiêu. Các thông số đánh giá phải trung thực và không được thực hiện một chiều, nhất thiết phải có sự tham gia của đối tượng với tư cách vừa là người được trợ giúp, vừa là người tham gia quá trình giải quyết vấn đề, đồng thời là người kiểm tra thành quả đạt được.

Câu hỏi ơn tập và thảo luận chương I

1. Trình bày các quan niệm về Cơng tác xã hội. Nhận xét và cho ví dụ minh họa về các quan niệm Cơng tác xã hội khác nhau.

2. Nêu và phân tích định nghĩa Cơng tác xã hội. Từ định nghĩa về Công tác xã hội hãy rút ra những dấu hiệu bản chất của khoa học và nghề nghiệp chuyên môn Công tác xã hội.

3. Trình bày đối tượng nghiên cứu của khoa học Cơng tác xã hội và đối tượng tác nghiệp của nghề chuyên môn Công tác xã hội.

4. Khái quát về các phương pháp tác nghiệp của Cơng tác xã hội? Cho ví dụ minh họa về một tình huống cụ thể và nêu định hướng trợ giúp đối tượng giải quyết vấn đề gặp phải theo phương pháp của Công tác xã hội chun nghiệp?

5. Cơng tác xã hội có những chức năng cơ bản nào? Nêu một tình huống cụ thể và chỉ vai trị của Cơng tác xã hội trong việc giải quyết vấn đề gặp phải của đối tượng trong tình huống đó?

6. Phân tích nền tảng triết lý của Cơng tác xã hội. Rút ra nhận xét của bản thân về quan niệm nhìn nhận con người theo cách tiếp cận của Công tác xã hội.

7. Khái quát về nghề nghiệp chuyên mơn Cơng tác xã hội và vị trí của người làm Công tác xã hội trong hệ thống xã hội.

8. Thế nào là tiến trình Cơng tác xã hội? Trình bày các giai đoạn của tiến trình Cơng tác xã hội? Thực hiện một bài tập thực hành về tiến trình Cơng tác xã hội?

Chương 2

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG MỐI QUAN HỆ

VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI KHÁC VÀ TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI

1. Mối quan hệ của Công tác xã hội với một số ngành khoa học xã hội vànhân văn nhân văn

Công tác xã hội là khoa học xã hội ứng dụng, có mối liên hệ mật thiết, tiếp thu những giá trị phù hợp của các ngành khoa học khác như Triết học, Xã hội học, Tâm lý học, Chính trị học, Kinh tế chính trị học, Pháp luật học...

1.1. Mối quan hệ Triết học và Công tác xã hội

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trị của on người trong thế giới ấy. Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn, nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Cùng với sự vận động của thời gian, sự phát triển của lịch sử xã hội và nhận thức của nhân loại, hệ thống tri thức khoa học Triết học khơng ngừng được bổ sung hồn thiện. Đối tượng nghiên cứu của Triết học là những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh, trên cơ sở đó Triết học chỉ ra những quy luật chung phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Do đối tượng nghiên cứu và phạm vi tác động rộng lớn, trải qua quá trình lịch sử vận động lâu dài nên hệ thống tri thức của Triết học rất phong phú, hình thành nhiều trường phái, quan điểm, khuynh hướng và những nhà triết học khác nhau, nhưng triết học khoa học nhất, triệt để nhất là Triết học Mác - Lênin. Những vấn đề - nội dung cơ bản của Triết học Mác - Lênin là: Mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại giữa vật chất và ý thức; Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật (Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và Nguyên lý về sự phát triển). Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật (Cái riêng và cái chung, Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên, Nội dung và hình thức, Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực); Những

quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập - nguồn gốc của sự vận động và phát triển, Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất - cách thức của sự vận động và phát triển; Quy luật phủ định của phủ định - khuynh hướng của sự vận động và phát triển); Lý luận nhận thức - bản chất của nhận thức, thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, quá trình và các cấp độ của nhận thức; Chân lý, bản chất và các tính chất của chân lý; Hình thái kinh tế xã hội, sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, đặc điểm của quy luật xã hội, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng kiến trúc thượng tầng; Giai cấp và dân tộc - những hình thức cộng đồng người trong xã hội, giai cấp và đấu tranh giai cấp, quan hệ giai cấp - dân tộc; Nhà nước - nguồn gốc, bản chất và chức năng của nhà nước; Cách mạng xã hội - bản chất và vai trò của cách mạng xã hội đối với mỗi cá nhân và đối với sự vận động phát triển của lịch sử nhân loại; ý thức xã hội - mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, các hình thái ý thức xã hội (ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo); Quan điểm về con người - thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội, con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử, giữa cá nhân, cộng đồng và xã hội có mối quan hệ tác động qua lại với nhau; Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, trong xã hội.

Toàn bộ hệ thống tri thức của khoa học Triết học có vai trị và ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành, phát triển của khoa học, nghề chuyên môn Công tác xã hội. Công tác xã hội vận dụng Triết học để xây dựng hệ thống quan điểm giá trị của ngành về mối quan hệ con người - con người - xã hội. Từ nền tảng lý luận Triết học định hướng hình thành thế giới quan, phương pháp luận, trở thành quy điều chuẩn mực, nguyên tắc và nguyên lý hành động đối với nhân viên xã hội trong quá trình tác nghiệp trợ giúp đối tượng và giải quyết các vấn đề xã hội.

Chẳng hạn, Triết học khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất. Nắm vững nội dung

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w