III. Tiến trình Cơng tác xã hội
3. Thái độ, trách nhiệm và tiêu chuẩn nghề nghiệp công tác xã hội chuyên nghiệp
2.1. Sự cần thiết của Hiệp hội Công tác xã hội quốc tế và quốc gia
Trong xã hội hiện đại, sự liên kết xã hội nghề nghiệp - xã hội hoá nghề nghiệp là một yêu cầu và thể hiện rất rõ nét. Một trong những điều kiện cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của một nghề nghiệp nào đó nhất thiết phải có cơ quan, tổ chức quản lý những thành viên tham gia nghề nghiệp đó và chịu trách nhiệm trước xã hội về hoạt động của mình. Trong đại đa số thì cơ quan, tổ chức này được gọi là "Hiệp hội", có khi là "Phường hội" hoặc "Liên hiệp hội", "Hội liên hiệp"... Tên gọi phổ biến là "Hiệp hội Cán bộ xã hội" (quốc tế, quốc gia)
hoặc "Hiệp hội công tác xã hội" (quốc tế, quốc gia). Thông qua những tổ chức này, xã hội biết đến một cách rộng rãi về nghề nghiệp chuyên mơn, đến vai trị đại diện cho nghề và ngược lại.
Cơng tác xã hội là một nghề nghiệp, do đó nhất thiết cần phải có cơ quan, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của nó. Đặc biệt hơn, đối tượng trợ giúp, tác nghiệp của Công tác xã hội là những người, nhóm người, cộng đồng người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, rủi ro, yếu thế bất hạnh - một trong những vấn đề mang tính tồn cầu mà bất kỳ quốc gia nào, trong giai đoạn nào cũng ln tồn tại ở những mức độ khác nhau. Vì vậy, thiết lập một t chức, mạng lưới quốc tế về Công tác xã hội là điều kiện quan trọng và cần thiết nhằm chia sẻ trách nhiệm, kinh nghiệm, nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội thuộc phạm vi tác động của Công tác xã hội. Trước nhu cầu đó, năm 1956 "Liên đồn quốc tế những người làm Công tác xã hội" ra đời sau đổi thành "Hiệp hội Cơng tác xã hội thế giới" hay cịn gọi là "Hiệp hội cán bộ xã hội quốc tế" (IFSW).
Hiệp hội Cán bộ xã hội Quốc tế là một tổ chức tập hợp các thành viên là Hiệp hội cán bộ xã hội của các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Khi một quốc gia có hai Hiệp hội (nghiên cứu đào tạo và nghề nghiệp) thì một Hiệp hội sẽ phải đảm nhận vai trị điều phối và đại diện cho tồn bộ các thành viên thuộc lĩnh vực công tác xã hội trong khuôn khổ IFSW.
Hiệp hội Cán bộ xã hội Quốc tế có cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ như những Hiệp hội thành viên nhưng ở tầm quy mơ và quy mơ quốc tế của nó. Hiệp hội Cán bộ xã hội Quốc tế tạo cơ hội cho Hiệp hội của các quốc gia thành viên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực, trao đổi và phối hợp hành động để xây dựng và phát huy nghề Công tác xã hội. Dưới hiệp hội quốc tế, ở mỗi châu lục có Hiệp hội Cơng tác xã hội cấp châu lục. Hiệp hội Cán bộ xã hội Quốc tế có đại diện tại Liên Hợp quốc và định kỳ phải báo cáo, tường trình trước LHQ về những vấn đề liên quan đến Cơng tác xã hội của tồn thế giới.
Những người hoạt động trong lĩnh vực đào tạo về Công tác xã hội cũng có hiệp hội chuyên ngành và hiệp hội này hoạt động song song cùng với các Hiệp
hội Cán bộ xã hội quốc gia. Như vậy, trong một quốc gia có hai Hiệp hội (đào tạo và nghề nghiệp) thì một người làm cơng tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo Cơng tác xã hội có thể là thành viên của cả hai Hiệp hội. Cũng có những quốc gia có nhiều Hiệp hội liên quan đến Cơng tác xã hội, nhưng chỉ có một đại diện tham gia vào Hiệp hội Cán bộ xã hội Quốc tế. Bên cạnh đó, trên thế giới cịn có một tổ chức quốc tế là Hiệp hội các trường đào tạo về Công tác xã hội (IASSW), trong đó các thành viên là cơ sở giáo dục, trường đại học, cao đẳng chuyên hoặc có đào tạo về Cơng tác xã hội. Hiệp hội các trường đào tạo về Cơng tác xã hội có chức năng hợp tác với Hiệp hội Cán bộ xã hội Quốc tế và trách nhiệm tường trình trước LHQ.