Chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội Công tác xã hội quốc gia

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 96)

III. Tiến trình Cơng tác xã hội

3. Thái độ, trách nhiệm và tiêu chuẩn nghề nghiệp công tác xã hội chuyên nghiệp

2.2. Chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội Công tác xã hội quốc gia

- Thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn, quy điều đạo đức nghề nghiệp Công tác xã hội chuyên nghiệp

Hiệp hội Công tác xã hội quốc gia là tổ chức có vai trị định hướng và thiết lập các tiêu chuẩn hành động, quy điều đạo đức nghề nghiệp Công tác xã hội. Tuỳ theo điều kiện kinh tế, văn hố xã hội, hệ thống chính trị và pháp luật ở từng quốc gia mà việc xác lập tiêu chuẩn, quy điều đạo đức được thực hiện dựa trên sự cho phép và đồng ý chính thức của chính phủ hoặc được thực hiện với tư cách là một hoạt động dân sự xã hội.

Tại các quốc gia phát triển về Công tác xã hội, các tiêu chuẩn, quy điều đạo đức nghề nghiệp đã được chính thức hố và coi như đây là những tun bố về năng lực địi hỏi cần có ở nhân viên xã hội. Những tuyên bố về tiêu chuẩn nghề nghiệp có thể được sử dụng bởi nhân viên xã hội và cả xã hội để quyết định những phẩm chất nghề nghiệp cần có của một cán bộ xã hội có năng lực.

Đối với việc duy trì các tiêu chuẩn/chuẩn mực, Hiệp hội lập nên văn bản về quy tắc đạo đức tương ứng với các lĩnh vực hoạt động cụ thể. Thành viên của Hiệp hội hoặc bất kỳ ai trong xã hội cũng có thể áp dụng bản quy tắc đạo đức này cũng như văn bản tiêu chuẩn nghề nghiệp để nhận định, đánh giá thế nào là

một điển hình về năng lực hoạt động, phẩm chất hành động. Thông thường, bản quy tắc này đặt ra những quy định về nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử, hành động địi hỏi cần có của mỗi thành viên Hiệp hội. Tuy nhiên, ở các quốc gia khác nhau, do giá trị, truyền thống văn hố, điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội có sự khác biệt nhất định do đó bản quy tắc, quy điều đạo đức nghề nghiệp có thể sẽ khác nhau ở mức độ nào đó. Nhưng trong bất kỳ điều kiện nào, bản quy tắc, quy điều đạo đức, tiêu chuẩn nghề nghiệp đã được xây dựng nên và được cơng nhận, phổ biến thì nhất thiết mọi thành viên phải bắt buộc tn theo. Chính vì vậy, một nhân viên xã hội bị phát hiện là không tuân thủ các quy điều đạo đức, họ có thể phải chịu hình thức kỷ luật, trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ bị khai trừ khỏi Hiệp hội (nếu vi phạm pháp luật cịn chịu sự xử lý của pháp luật).

Thơng qua Hiệp hội từ cấp trung ương đến địa phương, cơ sở, những người hành nghề Công tác xã hội được đăng ký hoặc cấp giấy phép hành nghề/hoạt động. Tại một số quốc gia như Newzealand và Anh, có một hệ thống duy nhất hoạt động trên khắp cả nước và do cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền để xác nhận đăng ký hoạt động của nhân viên xã hội. Còn ở các nước khác như Canada, Mỹ... có các hệ thống khác nhau tuỳ thuộc từng bang, từng vùng (một số nơi có hệ thống đăng ký, một số nơi lại có hệ thống cấp giấ phép hành nghề). ở úc thì khơng có cả hệ thống đăng ký và cấp giấy phép, nhưng nhân viên xã hội được công nhận, hoạt động nếu đủ tư cách là thành viên của Hiệp hội cán bộ xã hội (cho dù người đó có là thành viên của Hiệp hội hay khơng).

Trong các hệ thống đăng ký và cấp giấy phép thì Hiệp hội Cơng tác xã hội đóng vai trị chủ chốt trong việc đưa ra các tiêu chuẩn về trình độ và những chuẩn mực khác nhằm quyết định có cơng nhận một cán bộ là thành viên của Hiệp hội hay không. Đối với những nước (như úc chẳng hạn) thì Hiệp hội lại giữ vai trị tự thiết lập tiêu chí lựa chọn thành viên của Hiệp hội và quyết định xem người nào có đủ tiêu chuẩn để được cơng nhận là nhân viên xã hội/cán bộ xã hội.

- Phát huy việc xây dựng hệ thống lý thuyết và hoạt động thực hành Công tác xã hội

Một trong những chức năng quan trọng của các hiệp hội của bất kỳ hiệp hội nào, cùng với việc đề ra các tiêu chuẩn nghề nghiệp là việc xây dựng hệ thống lý thuyết và hoạt động thực hành trong lĩnh vực có liên quan. Một cách thức để thực hiện chức năng này là tổ chức các hội nghị đại diện các tổ chức, đơn vị thành viên để cùng chia sẻ những tiến triển, đánh giá thành quả và đề xuất những hoạt động nghiên cứu, thực hành nhằm làm cơ sở cho hoạt động nghề nghiệp. Các hoạt động phổ biến khác cũng được Hiệp hội quan tâm và thường xuyên tiến hành là việc tổ chức các chương trình hội thảo khoa học và hội nghị chuyên dề ở quy mơ quốc gia, khu vực và tồn cầu. Bên cạnh đó, Hiệp hội cịn thiết lập các diễn đàn khoa học để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đào tạo, những người thuộc hệ thống nghề nghiệp và những ai quan tâm đến Cơng tác xã hội có thể tham gia sinh hoạt hoặc tìm hiểu, tham khảo. Các diễn đàn chủ yếu là: tạp chí khoa học, tập san khoa học, trang web và ấn phẩm sách, báo khác.

- Bồi dưỡng chuyên môn

Cùng với việc xuất bản các tài liệu khoa học, Hiệp hội Cơng tác xã hội cịn tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ hoặc khuyến khích, tạo điều kiện cơ chế, hỗ trợ các thành phần khác đảm nhận trách nhiệm này.

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chun mơn là u cầu cần thiết và việc làm thường xuyên của mọi lĩnh vực ngành nghề. Đối với Công tác xã hội, thơng qua các khố tập huấn, các chương trình hội thảo, thực tế chuyên mơn cũng có thể được thực hiện thơng qua những khố học chính thức (đào tạo nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn) hoặc qua các khoá học tập trung ngắn hạn tập trung chuyên sâu vào một số lĩnh vực chun mơn, kỹ năng nào đó của nghề nghiệp. Cho dù Hiệp hội trực tiếp đảm nhiệm hay chỉ hỗ trợ việc tổ chức, bồi dưỡng thì Hiệp hội cũng có trách nhiệm phải đạt được mục tiêu duy trì chuẩn hành động qua việc tạo cơ hội, cơ chế bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ xã hội/ nhân viên xã hội. Thơng

qua đó, đảm bảo rằng cán bộ của Hiệp hội đó có được kiến thức và kỹ năng cập nhật để áp dụng trong thực tế công việc. Như vậy, theo cách này thì Hiệp hội vừa đưa ra các tiêu chuẩn và đồng thời tạo điều kiện để thành viên hiệp hội có thể đạt được các tiêu chuẩn đó.

Tại nhiều quốc gia, Hiệp hội cịn đóng vai trị là nguồn động viên, khích lệ các thành viên thể hiện sự đóng góp, cống hiến của mình đối với việc bồi dưỡng chun môn, bao gồm cả tự phát triển bản thân thông qua tự học, tự nghiên cứu, giám sát hoặc cố vấn. Đó là những hệ thống mà thành viên được yêu cầu phải thường xuyên tự đánh giá hoạt động của bản thân để duy trì và khơng ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, giá trị. Ví dụ, ở Mỹ, điều này là bắt buộc cịn ở úc thì việc thể hiện cam kết muốn bồi dưỡng chuyên môn được coi là một phần trong tư cách, tiêu chuẩn thành viên của Hiệp hội.

- Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu

Với vai trò là tổ chức thiết lập mạng lưới cán bộ xã hội quốc gia, Hiệp hội có trách nhiệm hỗ trợ việc nghiên cứu trong Công tác xã hội. Hoạt động nghiên cứu chủ yếu được triển khai ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo hoặc thực hiện dựa trên sự phối hợp giữa các trường đại học, các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các nhà nghiên cứu độc lập. Tại một số quốc gia, với khả năng về tài chính và tính định hướng nghề nghiệp, thực tiễn cao, Hiệp hội có thể "đặt đơn" những nghiên cứu đối với các nhà nghiên cứu. Nhưng nhìn chung, mọi Hiệp hội đều có thể khuyến khích hoạt động nghiên cứu bằng cách cung cấp một quan điểm tổng hợp về những vấn đề hoặc chủ đề quan trọng cần tìm hiểu, nghiên cứu.

- Thiết lập và phát triển mạng lưới hoạt động, liên lạc, trao đổi thông tin cho các thành viên, cán bộ trong lĩnh vực Công tác xã hội

Việc phát triển mạng lưới Công tác xã hội cả về nghiên cứu, ứng dụng và thực hành trong phạm vi quốc gia và quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển nghề nghiệp và phát huy vai trị của Cơng tác xã hội. Do đó, một trong những chức năng cơ bản của Hiệp hội Công tác xã hội là tạo dựng và duy trì mạng lưới

hoạt động, thơng tin liên lạc của ngành. Nhờ có mạng lưới này, việc giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm diễn ra một cách liên tục và thuận lợi hơn. Hiệp hội có thể thiết lập mạng lưới dưới nhiều kênh khác nhau, trong đó đặc biệt dựa trên các mối quan tâm chun mơn (ví dụ: chun về các vấn đề xã hội hoặc phương pháp tác nghiệp). Như vậy, Hiệp hội có khả năng hỗ trợ cho một cá nhân giao tiếp, liên lạc vượt ra ngoài phạm vi cơ quan, địa bàn công tác. Những mạng lưới như vậy được thiết lập trong phạm vi vùng, quốc gia và trên phạm vi quốc tế. Thông qua các Hiệp hội quốc gia là thành viên của Hiệp hội Công tác xã hội quốc tế, các thành viên tại mỗi quốc gia khác nhau có thể tận dụng chính cơ cấu tổ chức của Hiệp hội để trao đổi kiến thức và kỹ năng, cùng hợp tác vì sự phát triển của Cơng tác xã hội.

Tại hầu hết các nước thì cơ cấu tổ chức của Hiệp hội sẽ bao gồm các chi nhánh tại địa phương hoặc từng vùng, tỉnh thành. Những nhóm tại địa phương hoặc từng vùng, tỉnh thành này là cơ sở để cán bộ xã hội gặp mặt, giao lưu nhằm thực hiện những chức năng khác nhau của Hiệp hội.

- Đại diện cho nghề Công tác xã hội trước xã hội và Chính phủ

Sự tồn tại của Hiệp hội khơng chỉ khẳng định danh tính của ngành nghề mà nó cịn đóng vai trị đại diện cho các ý tưởng và qyan điểm của cả một ngành, nghề đó. Hiệp hội Cơng tác xã hội không chỉ là "ngôi nhà chung" của những người hoạt động trong lĩnh vực Cơng tác xã hội mà cịn thực hiện việc tham mưu cho chính phủ về các quyết định, chính sách liên quan đến việc giải quyết vấn đề xã hội, ổn định và phát triển đất nước, cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư. Đồng thời cung cấp thơng tin, hợp tác với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân trong trường hợp họ muốn tìm hiểu hoặc cùng tham gia hoạt động liên quan đến Công tác xã hội.

Hiệp hội Công tác xã hội còn đảm nhận trách nhiệm hành động thay mặt cho cả ngành để quảng bá, thông tin về sứ mệnh, giá trị, hoạt động và hình ảnh của ngành nghề Cơng tác xã hội đối với tồn xã hội. Thơng qua việc đảm nhận vai trị này, Hiệp hội có khả năng chủ động trong việc đảm bảo rằng những cơ quan, tổ chức (trong và ngồi nhà nước) và quần chúng có được thơng tin chính

xác, đầy đủ về Cơng tác xã hội, từ đó hiểu biết một cách rộng rãi về ý nghĩa của ngành nghề.

- Hỗ trợ cho các thành viên

Hỗ trợ thành viên về cơ chế và định hướng hoạt động nghề nghiệp cũng như giải quyết các "bất đồng quan điểm, lệch lạc giá trị" cũng là một chức năng không thể thiếu của Hiệp hội Công tác xã hội. Trên thực tế khơng phải ở mọi lúc, mọi nơi có sự thống nhất cao về tất cả vấn đề liên quan đến cơng việc và giá trị nghề nghiệp. Điều này do tính chất đặc thù và sự địi hỏi cao về hiệu quả của Cơng tác xã hội tạo nên. Vì vậy, tất yếu có những tranh luận, bất đồng. Trong trường hợp này, Hiệp hội có vai trị "trọng tài" nhằm mang lại sự thống nhất dựa trên sự tham vấn của các thành viên. Rất nhiều Hiệp hội có mạng lưới hỗ trợ cho phép các thành viên được tham vấn về những khó khăn trong cơng việc, bao gồm cả những hỗ trợ về hoạt động và các loại hình giám sát vượt ngồi khả năng, chuyên môn của nhân viên xã hội. Đồng thời cũng có lúc, Hiệp hội đóng vai trị tham mưu và tham vấn định hướng cho nhân viên xã hội về những tiêu chuẩn hoạt động khi người đó có vấn đề liên quan đến hay vi phạm quy điều đạo đức và giá trị nghề nghiệp.

Câu hỏi ôn tập và thảo luận chương III

1. Thế nào là nhân viên xã hội chun nghiệp? Nhân viên xã hội có vị trí, vai trị như thế nào trong xã hội. Liên hệ với thực tế Công tác xã hội ở Việt Nam?

2. Nhân viên xã hội có những nhiệm vụ cơ bản nào? Đưa ra một tình huống cụ thể về cung tham gia giải quyết vấn đề của đối tượng cần sự giúp đỡ và chỉ ra nhiệm vụ cụ thể của nhân viên xã hội trong tình huống đó.

3. Phân tích về thái độ và trách nhiệm của nhân viên xã hội trong các mối quan hệ nghề nghiệp.

4. Trình bày khái quát về tiêu chuẩn nghề nghiệp Công tác xã hội?

5. So sánh và chỉ ra sự giống và khác nhau giữa quy điều đạo đức Công tác xã hội của Mỹ và của Philippin. Nêu ý kiến nhận xét của bản thân về phác thảo quy điều đạo đức nghề Công tác xã hội ở Việt Nam.

6. Tại sao cần phải có Hiệp hội Cơng tác xã hội quốc gia và quốc tế? Nêu chức năng cơ bản của Hiệp hội Cán bộ xã hội Quốc tế.

Chương 4

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 4.1. Tầm quan trọng của CTXH ở các vùng nông thôn

Trong công cuộc phát triển xây dựng nông thôn mới hiện nay, cùng với việc phát triển kinh tế nhanh chóng. Bộ mặt nơng thơn Việt Nam đang từng bước thay đổi, kèm theo đó là những vấn nạn chung như: sự chênh lệnh giàu nghèo; ô nhiêm môi trường; thất nghiệp; trẻ lao động sớm...đã và đang ảnh hướng tới quá trình phát triển chung của xã hội. Vì vậy, CTXH giúp giải quyết các vấn đề trên tạo bước phát triển bền vững.

Để giải quyết được các vấn đề của nơng thơn bằng phương pháp CTXH thì: Nhân viên CTXH phải nắm chắc nội dung, tính chất các vấn đề của xã hội và nhu cầu của nông thôn cần phải can thiệp. Những nhu cầu xã hội đó phải mang tính chất phổ biến chung cho nhiều người, được mọi người ở nơng thơn cùng quan tâm.

Phân tích và lập những phương án hoạt động CTXH, đặc biệt chú ý tới năng lực tiềm ẩn trong mỗi cộng đồng nông thôn, khai thác, phát huy tối đa các nguồn lực bên trong và bên ngoài cộng đồng, đặc biệt phải huy động được sự tham gia của các thành viên thuộc mọi tầng lớp, mọi thành phần xã hội, bởi chính họ mới tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

Cần nhận thức đầy đủ về phương pháp phát triển cộng đồng như là một tiến trình có sự liên hệ hữu cơ giữa cá thể và cộng đồng. Thấu hiểu năng lực của cá nhân, nhóm trong cộng đồng, phát huy vai trò thủ lĩnh, điều tiết hợp lý hoạt động của từng cá nhân, từng nhóm trong cộng đồng.

Thường xuyên theo dõi, đánh giá các tiến trình CTXH với phương pháp PTCĐ nông thôn. Lượng giá các kết quả, kịp thời điều chỉnh các cách thức làm việc với nhóm, với cộng đồng nông thôn, bổ sung kế hoạch và các biện pháp hành động tùy theo từng mức độ tiến triển, phù hợp nhu cầu xã hội của cộng đồng nông thôn.

Cần thu thập thông tin về cộng đồng thông qua tài liệu, qua khảo sát, điều tra nghiên cứu khoa học (quá tình hình thành, những đặc điểm về dân cư...). Thiết lập mối quan hệ tin cậy với các cơ quan, ban ngành, đồn thể tại địa phương từ đó xác định mục đích, đối tượng và nội dung hoạt động của các dự án nâng cao năng lực cộng đồng.

Tìm hiểu các vấn đề kinh tế: cơ cấu lao động, nghề nghiệp, mức thu nhập,

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w