Tâm lý học và Công tác xã hội

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 51 - 54)

III. Tiến trình Cơng tác xã hội

1. Mối quan hệ của Công tác xã hội với một số ngành khoa học xã hội và nhân văn

1.4. Tâm lý học và Công tác xã hội

Tâm lý học nghiên cứu các bản chất của hiện tượng tâm lý, cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý người; Các quy luật hình thành, phát triển và diễn biến của các q trình, trạng thái, thuộc tính, đặc điểm tâm lý tình cảm, cảm xúc, nhận thức và ý chí của cá nhân, nhóm, cộng đồng người trong xã hội.

Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý.

Nhiệm vụ cơ bản của Tâm lý học là nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện

tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý. Những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của Tâm lý học là: (1) Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lý người; (2) Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý; (3) Tâm lý của con người hoạt động như thế nào? (4) Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.

Bản chất của tâm lý người một mặt là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, mặt khác tâm lý người mang bản chất xã hội và mang tính lịch sử.

Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt, đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, bộ não người - tổ chức cao nhất của thế giới vật chất, đồng thời phản ánh tâm lý tạo ra "hình ảnh tâm lý" về thế giới.

Phản ánh tâm lý mang tính chủ thể rõ nét. Cùng một sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý, tâm trạng, cảm xúc, sự phản ứng tâm lý với những mức độ sắc thái khác nhau. Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến cùng một chủ thể nhưng vào những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau lại có những biểu hiện và sắc thái tâm ký khác nhau. Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện rõ nhất, thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau đó mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực cũng như trong cuộc sống sinh hoạt, lao động, quan hệ xã hội.

Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội, nó có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó cuộc sống xã hội là cái quyết định. Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hố xã hội, thơng qua hoạt động, giao tiếp (lao động, học tập, vui chơi, giải trí, hoạt động xã hội...) trong đó có vai trị chủ đạo của giáo dục.

Một mặt, tâm lý người do hiện thực khách quan quy định, mặt khác chính tâm lý con người lại tác động trở lại hiện thực bằng tính năng động, sáng tạo của nó thơng qua hoạt động, hành động, hành vi. Mỗi hoạt động, hành động của con người về cơbản, đều do "cái tâm lý điều hành, chi phối. Bởi lẽ, tâm lý có chức năng chung là định hướng cho hoạt động. Tâm lý có thể thúc đẩy, lơi cuốn con người hoạt động, khắc phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đã đề ra hoặc kìm hãm, hạn chế hoạt động của con người. Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.

Giữa Tâm lý học và Cơng tác xã hội có mối quan hệ chặt chẽ và tác động tương hỗ với nhau. Công tác xã hội vận dụng các lý thuyết tâm lý, quy luật chi phối hoạt động, giao tiếp của con người, các quy luật hình thành, phát triển tâm lý, ý thức, nhận thức, tình cảm, ý chí, nhân cách... làm cơ sở hỗ trợ, phục vụ cho quá trình can thiệp giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội. Ngược lại, sự chun sâu của Cơng tác xã hội nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm tâm lý cá nhân, nhóm khi có vấn đề xã hội, có hồn cảnh khó khăn (tâm lý trong điều kiện khơng ổn định, bất bình thường) sẽ bổ sung cho lý thuyết tâm lý, nhất là tâm lý học thực nghiệm và ứng dụng. Đặc biệt, một trong những công cụ, đồng thời là một phương pháp tác nghiệp quan trọng của Công tác xã hội là tham vấn trong Công tác xã hội. Tham vấn sử dụng một cách sâu rộng lý thuyết tâm lý, như lý thuyết hành vi, lý thuyết tâm lý học giao tiếp, lý thuyết xung đột xã hội về cá nhân với cá nhân hoặc giữa nhóm với cá nhân, giữa các nhóm với nhau... Trong q trình tham vấn, việc trợ giúp đối tượng đã không dừng lại ở việc cho lời khuyên từ phía chuyên gia mà đã trở thành một quá trình tương tác hai chiều giữa đối tượng (thân chủ) và nhà tham vấn. Hoạt động tham vấn nói riêng, Cơng tác xã hội nói chung giúp cho Tâm lý học có điều kiện ứng dụng mở rộng hơn trong đời sống thực tiễn, là lĩnh vực kiểm nghiệm sâu sắc và tương đối tồn diện các lý thuyết tâm lý, góp phần phát triển khoa học tâm lý, gắn lý luận

khoa học tâm lý với thực tiễn đời sống trong sự vận động không ngừng của xã hội.

Mối quan hệ giữa Tâm lú học và Công tác xã hội là rất rõ nét, đến mức trên thực tế, khơng ít người quan niệm rằng các hoạt động trợ giúp đối tượng có hồn cảnh khó khăn, gặp vấn đề xã hội nếu khơng được thực hiện bằng hoạt động từ thiện, nhân đạo (chủ yếu là giúp đỡ về mặt vật chất) thì cái cịn lại chỉ là sự hỗ trợ về tâm lý và phương pháp tham vấn chẳng qua chỉ là hoạt động tư vấn tâm lý. Ngày nay, khi Cơng tác xã hội đã được định hình rõ nét và ngày càng phát triển, mối quan hệ Công tác xã hội và Tâm ký học ngày càng chặt chẽ và thể hiện một cách sinh động. Điều này quy định những người làm Công tác xã hội chun nghiệp phải có phơng kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc v Tâm lý học với nhiều chuyên ngành của nó.

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w