Một số kỹ năng cơbản của công tác xã hội trong phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 111 - 115)

III. Tiến trình Cơng tác xã hội

4. 2.2.1 Giai đoạn lượng định

4.3. Một số kỹ năng cơbản của công tác xã hội trong phát triển nông thôn

Kỹ năng là cách làm, là phương pháp làm việc. Người có kỹ năng là người thành thạo, khéo léo trong thực hiện cơng việc. Người có kỹ năng làm việc sẽ đem lại kết quả tốt trong cơng việc. Kỹ năng có thể học được qua lý thuyết và qua thực hành cơng việc một cách thường xun.

Vì sao nhân viên xã hội cần có những kỹ năng cơ bản?

Cơng tác xã hội là một nghề giúp đỡ mọi người có khó khăn, có vấn đề cần giải quyết. Đề việc trợ giúp có hiệu quả, người làm cơng tác xã hội cần có những cách làm phù hợp, có khả năng sử dụng những lý thuyết học được vào làm việc với từng trường hợp để đem lại hiệu quả. Kỹ năng là một trong 3 bộ phận quan trọng mà người cán bộ xã hội cần có: Đó là đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc.

4.3.1. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin, cảm xúc, suy nghĩ...qua lại giữa hai người hoặc nhiều người với nhau

Nhân viên CTXH phải có khả năng làm giảm bớt những khó khăn của những người yếu thế, khơi dậy lịng tự trọng của họ, xác lập mối quan hệ thích ứng với các đối tượng thân chủ, xây dựng những kỹ năng giao tiếp thân thiện làm thay đổi các vị trí, vai trị vốn bị ngăn cách trước đó.

Trong q trình giao tiếp nhân viên CTXH cần thực hiện có hiệu quả các thông tin giao tiếp, trước hết là việc thu nhận các thơng tin từ phía thân chủ một cách chính xác, đầy đủ, sau đó là sự truyền đạt các thông tin.

Tham vấn là một phương cách hỗ trợ. Thông qua sự tương tác giữa hai bên, nhân viên xã hội giúp thân chủ lấy lại niềm tin và hy vọng, từ đó biết nhận lấy trách nhiệm giải quyết vấn đề của chính họ. Khi thân chủ có vấn đề khó khăn và đang bế tắc trong giải quyết vấn đề thì thường họ thụ động, cảm thấy bất lực, thiếu khả năng hoặc chưa tận dụng hết khả năng của họ hoặc họ có cái nhìn lệch lạc về chính họ, về người khác và về mơi trường sống.

Mục đích của tham vấn là giúp thân chủ thay đổi hành vi, tăng sức khỏe tinh thần, thêm năng lực giải quyết vấn đề, ngăn ngừa và làm giảm thiểu những tác hại của vấn đề và biết lấy quyết định.

Kỹ thuật tham vấn: Khởi đầu cuộc phỏng vấn phải tạo ấn tượng ban đầu

tốt đẹp nơi thân chủ; Đánh giá các kinh nghiệm của lần gặp gỡ trước đây nếu có; Tìm hiểu những mong đợi của thân chủ; Nhận diện các cảm giác và mối quan tâm của thân chủ; Xác định mục tiêu và phương hướng tới; Giao việc cho thân chủ cần phải thực hiện ở nhà; Kết thúc buổi tham vấn.

Các kỹ năng cần thiết trong tham vấn

Các kỹ năng chủ yếu trong tham vấn chính là các kỹ năng truyền đạt, bao gồm:

- Biết nói và hỏi một cách hữu hiệu, biết khai thác các dữ kiện.

- Biết đáp ứng và khuyến khích thân chủ bộc lộ và bộc lộ rõ hơn, đưa ra những hướng dẫn trực tiếp và kịp thời.

- Biết diễn đạt lại cảm nghĩ của thân chủ, chú ý đến hành vi khơng lời của chính mình và của thân chủ.

- Lắng nghe và hiểu thân chủ mà không bị chi phối bởi những thành kiến riêng tư của mình.

4.3.3. Kỹ năng lập kế hoạch

Các bước lập kế hoạch (tùy vào tình hình thực tế CTXH trong phát triển nông thôn)

- Xác định nhu cầu của thân chủ, cộng đồng

- Xây dựng mục tiêu cụ thể dựa trên nhu cầu của thân chủ - Các hoạt động nào cần làm để đạt được mục tiêu đề ra?

- Ai thực hiện hoạt động đó?

- Ai là người trợ giúp để hoạt động được thực hiện? - Phương pháp nào được tiến hành?

- Các nguồn lực (tài chính, con người cần có)? - Thời gian để thực hiện hoạt động

Kết thúc bước 2 là một kế hoạch được lập, trong đó có mục tiêu và các hoạt động cụ thể.

4.3.4. Kỹ năng vấn đàm

Đây là kỹ năng mang tính đặc trưng của CTXH, nó khơng dừng lại ở việc hỏi đáp theo cách các nhà xã hội học thường làm. Kỹ năng vấn đàm vừa thể hiện kỹ năng của phỏng vấn, vừa thảo luận, bàn bạc, nhằm cùng giải quyết một vấn đề xã hội mà người cán bộ làm CTXH rất tin tưởng, lạc quan, cịn các thân chủ ln hy vọng những điều tốt đẹp đến với họ.

Để thực hiện tốt kỹ năng vấn đàm cán bộ CTXH phải ln thể hiện một tính cách cởi mở, ln hướng thiện, dễ gần gũi, tỏ ra đáng tin cậy trong bất kỳ tình huống nào của cuộc vấn đàm.

Tạo một khơng khí thoải mái, kích thích được tính tích cực trong đối thoại, nội dung của câu hỏi được nêu ra trong quá trình vấn đàm đảm bảo thu nhận được thông tin, tránh những câu hỏi tối nghĩa hoạc khó trả lời.

Kiên trì trao đổi, thảo luận, hướng tới sự thống nhất các quan điểm, những kết luận chung mang tính xây dựng. Tránh các hành vi lệch lạc, những ý kiến vượt qua ngoài phạm vi chủ thể mà cuộc vấn đàm hướng tới.

Cũng cần lưu ý: cuộc vấn đàm có thể bị phá vỡ, khi trong q trình đối thoại, người nói bị ngắt lời một cách thiếu tế nhị, hoặc có sự khích bác, chê bai lẫn nhau, hoặc có những tranh cãi khơng cần thiết dễ dẫn đến căng thẳng, tự ái...

Câu hỏi ôn tập và thảo luận chương IV

1. Hãy phân tích tầm quan trọng của CTXH trong phát triển nơng thơn? 2. Tiến trình CTXH trong phát triển nông thôn bao gồm những gia đoạn nào? Hãy trình bày khái qt các giai đoạn đó?

3. Một nhân viên CTXH trong phát triển nơng thơn cần phải có những kỹ năng cơ bản nào? Tại sao kỹ năng lập kế hoạch đóng vai trị quan trọng đối với một nhân viên xã hội tác nghiệp ở nông thôn?

4. Những yêu cầu cụ thể để tiến hành CTXH ở cộng đồng nơng thơn là gì? Lấy ví dụ minh họa?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phí Thị Hồng Minh, Bài giảng môn Công tác xã hội, ĐH Nông lâm Thái nguyên, 2009.

2. Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai và tai nạn thương tích,

Khoa Công tác xã hội học viện thanh thiếu niên Việt Nam, Hà Nội, 2012. 3. Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, Đại học Mở Bán cơng

Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.

4. Nguyễn Ngọc Lâm, Các vấn đề xã hội và an ninh xã hội, Đại học Mở Bán

cơng Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.

Một phần của tài liệu 2.-gio-trnh-ni-b (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w