Lập danh mục ban hành thông tư (Điều 92) (Điều mới)

Một phần của tài liệu 4. Du thao Ban thuyet minh (Trang 55 - 57)

- Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi tác động của

22. Lập danh mục ban hành thông tư (Điều 92) (Điều mới)

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, Thông tư, Thông tư liên tịch chiếm khoảng 78% số lượng VBQPPL do cơ quan nhà nước Trung ương ban hành. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng

việc xây dựng, ban hành Thông tư, Thông tư liên tịch cũng còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như nhiều thơng tư chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, thậm chí, một số thơng tư có nội dung trái với văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên; hướng dẫn sai nguyên tắc và vượt phạm vi pháp luật ủy quyền hoặc hướng dẫn những vấn đề không được ủy quyền rõ ràng; có nội dung sao chép lại quy định của Luật, Pháp lệnh, Nghị định; trong nhiều trường hợp, văn bản được ban hành nhằm đưa ra các giải pháp mang tính tình thế, đáp ứng u cầu về tiến độ hoặc để phản ứng nhanh đối với một số hiện tượng quan hệ xã hội mới phát sinh nhưng chưa được tổng kết thực tiễn và chưa được đánh giá tác động cũng như dự liệu nguồn lực thực hiện một cách đầy đủ, khoa học. Do vậy, văn bản có tính khả thi khơng cao; ngày càng có nhiều văn bản vừa mới được ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thay thế. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, song nguyên nhân chủ yếu là do Luật năm 2008 và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật năm 2008 chưa đưa ra một cơ chế phản biện, thẩm định mang tính độc lập, khách quan trong q trình xây dựng thông tư. Mặc dù dự thảo văn bản cũng được lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, song việc tiếp thu, chỉnh lý theo các ý kiến góp ý khơng có tính bắt buộc đối với các cơ quan chủ trì soạn thảo. Vì vậy, việc xây dựng, ban hành thông tư hiện nay đang được giao trách nhiệm hồn tồn cho cơ quan chủ trì soạn thảo, điều đó đã tạo ra một cơ chế khép kín trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, thơng tư là hình thức văn bản phát sinh hiệu lực trực tiếp và được áp dụng tương đối phổ biến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó, để kiểm sốt việc ban hành thơng tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, dự thảo, ngoài việc quy định chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục ban hành thơng tư cịn quy định các bộ, cơ quan ngang bộ hằng năm phải lập danh mục thông tư kèm bản mô tả từng dự thảo thông tư gồm tên thông tư, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, nội dung chính của thơng tư, dự kiến thời gian ban hành cho Bộ Tư pháp để theo dõi.

Trước khi ban hành danh mục thông tư, các bộ, cơ quan ngang bộ phải gửi danh mục thông tư lấy ý kiến Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Sau khi danh mục thơng tư được ban hành, nếu có sự điều chỉnh danh mục thơng tư thì chậm nhất 10 ngày phải gửi thơng báo cho Bộ Tư pháp.

Một phần của tài liệu 4. Du thao Ban thuyet minh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w