- Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi tác động của
18. Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 88) (sửa Điều 31 NĐ 24)
tướng Chính phủ (Điều 88) (sửa Điều 31 NĐ 24)
Đối với việc xây dựng, ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tuy khơng đặt ra yêu cầu phải lập đề nghị xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ và cũng khơng cần phải phê duyệt chính sách trước như đối với quy trình xây dựng nghị định. Tuy nhiên, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật năm 2008 về quy trình ban hành quyết định của Thủ tướng thiếu chặt chẽ, dự
thảo Luật quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục ban hành quyết định của Thu tướng Chính phủ.
Luật năm 2008 chỉ quy định 01 điều về quy trình ban hành quyết định của Thủ tướng (Điều 67), dự thảo Luật quy định 04 điều gồm:
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 88).
- Thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 89). - Hồ sơ dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 90).
- Trình tự xem xét, ký ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 91).
Theo quy định của dự thảo Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải tổ chức tổng kết tình hình thi hành pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; nghiên cứu thơng tin, tư liệu có liên quan đến nội dung của dự thảo; đánh giá tác động của từng chính sách trong quyết định, trong đó phải nêu rõ: vấn đề bất cập và nội dung chính sách; mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách.
Dự thảo cũng quy định việc bắt buộc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong dự thảo quyết định. Khắc phục hạn chế của Luật năm 20058 là lấy ý kiến giàn trải, dự thảo Luật quy định việc lấy ý kiến phải phù hợp với từng đối tượng và xác định địa chỉ tiếp nhận cụ thể. Tuy nhiên, dự thảo cũng không quy định cách thức, phương pháp lấy ý kiến mà vấn đề này sẽ được quy định trong nghị định quy định chi tiết thi hành luật nhưng bảo đảm theo hướng mở để cơ quan chủ trì soạn thảo sử dụng phương pháp lấy ý kiến phù hợp. Dự thảo luật cũng quy định trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý. Tuy nhiên dự thảo cũng quy định theo hướng mở, không bắt buộc cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng phải lấy ý kiến các bộ, cơ quan có liên quan mà tùy thuộc vào tính chất, mức độ của dự thảo quyết định để tổ chức việc lấy ý kiến.