Mạng phân phối thứ cấp (hạ thế)

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế hệ thống điện phân phối Công nghệ kỹ thuật điện - đện tử (Trang 111 - 112)

, ) Hệ số công suất 09 trễ.

3.5. Mạng phân phối thứ cấp (hạ thế)

Quan điểm thực tế của hệ thống phân phối điện nên dựa vào chức năng “tập hợp” hơn là “phân phối” bời vì cả cơng suất và vị trí khơng được quyết định bởi kỹ sư thiết kế mà bởi khách hàng. Khách hàng lắp mọi loại thiết bị tiêu thụ điện mà chúng có thể kết nối trong mỗi tổ hợp cho phép và ở mọi thời điểm khách hàng muốn. Khái niệm phân phối bắt đầu với nhiều nhóm số lượng khách hàng gia tăng và nhu cầu tải của họ. Như thế, nguồn phát sẻ hệ thống sơ cấp, trạm phân phối, trạm trung chuyển, trạm cấp điện và hệ thống truyền tải.

Khi thiết kế hệ thống, người kỹ sư không chỉ nên xem xét các yếu tố trước mắt, trong giai đoạn ngắn, mà còn các vấn đề lâu dài. Hệ thống được thiết kế không chỉ giải quyết vấn đề về xây dựng và hoạt động của hệ thống một cách kinh tế để phục vụ cho hiện tại mà còn phải đáp ứng các nhu cầu dự phịng trong tương lai. Vì thế, việc thực hành thiết kế hiện tại sẽ bị ảnh hưởng bởi các đòi hỏi của hệ thống tương lai.

Đương nhiên, người kỹ sư phải xét đến nhiều yếu tố, biến số, các lời giải chọn lựa của bài toán thiết kế phân phối phức tạp, cần có một kỹ thuật giúp họ chọn lựa định mức kinh tế nhất của máy biến thế phân phối, dây dẫn thứ cấp, độ giao động điện áp của hộ tiêu thụ.

Sự phát triển về máy tính kỹ thuật số tốc độ cao, qua việc sử dụng các chương trình tính tốn, cho phép xem xét nhanh chóng cấn đề kinh tế của nhiều phương án khả thi và đánh giá tính kỹ thuật và tính kinh tế của các phương án này khi chúng liên quan đến nhiều chiến lược khác nhau qua giai đoạn nghiên cứu. Các chiến lược có thể là, ví dụ, thay đổi hệ thứ cấp, thay đổi biến thế, khả năng gắn thêm các tụ điện.

Hiển nhiên, mỗi hệ thống thiết kế nên đáp ứng một tiêu chuẩn thực hiện đặc biệt trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Thiết kế tối ưu, có nghĩa là kinh tế nhất, là phải phải phù hợp với lịch trính phát triển tải trong tương lai. Cũng vậy, qua sử dụng từng giai đoạn của chương trình, kỹ sư phân phối có thể xác định liệu chiến lược nào cần được xét tới hay liệu chúng cần phải hiệu chỉnh do kết quả của một vài thay đổi trong khi xem xét về hiệu quả kinh tế và nhu cầu dự kiến tăng tải trong tương lai.

Để giảm thiểu chiều dài mạng thứ cấp, kỹ sư đặt biến thế gần trung tâm tải và cố gắng tìm đường ngắn nhất xuống phục vụ khách hàng.

Vì chỉ có phần nhỏ sự cố ngắt điện là do hư hỏng ở hệ thống thứ cấp, nên trong thiết kế hệ thống thứ cấp, người kỹ sư chính phải xét đến tính kinh tế; tổn thất lõi đồng

94

(I2R) trong biến thế và dòng thứ cấp, độ sụt áp cho phép nơi dịch vụ và điện thế chập chờn của hệ thống. Dĩ nhiên là có những yếu tố kinh tế và kỹ thuật khác ảnh hưởng lên sự chọn lựa biến thế và cấu hình hệ thống thứ cấp, như là tải biến thế cho phép, tải các pha cân bằng đối với hệ thống sơ cấp, chi phí đầu tư của các thành phần khác nhau của hệ thống thứ cấp, phí nhân cơng, phí tư bản (lãi suất) và tỷ lệ lạm phát.

Biến thế phân phối chiếm một phần đáng kể chi phí hệ thống thứ cấp. Vì thế, một trong những mối quan tâm chính của kỹ sư là hạ thấp nhất chi phí đầu tư vào biến thế. Nhìn chung, trong thực tế hiện nay trong công nghiệp điện, hoạch định tải biến thế phân phối trên cơ sở là không vượt quá cọng suất dự trữ, biến thế sẽ được thay, hay được kết nối song song khi tải thứ cấp gia tăng.

Thông thường, hệ thống quản lý tải biến thế (TLM) là tối ưu khi cho vận hành tải liên tục và kế hoạch mở rộng một cách kinh tế. Người kỹ sư phải để ý tính phi thực tế của việc lấy thông tin về các nhu cầu trên mọi khách hàng, phải cố gắng tập hợp các dự liệu còn giới hạn về nhu cầu với vác số liệu tiêu thụ điện sẵn có, đầy đủ hơn vào các tập tin tính nhu cầu tiêu thụ và các thơng tin kết quả sẽ được dùng để ước tính tải đỉnh trên các phần đặc biệt của thiết bị như là biến thế phân phối, và trong trường hợp đó, nó được gọi là quản lý tải biến thế (TLM), nguồn cấp, trạm.

Ngày nay mức điện áp tiêu chuẩn cho hệ thống phân phối hạ thế điện tại Việt Nam được quy định là 220/380V.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế hệ thống điện phân phối Công nghệ kỹ thuật điện - đện tử (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)