Điều chỉnh điện áp

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế hệ thống điện phân phối Công nghệ kỹ thuật điện - đện tử (Trang 125 - 127)

, ) Hệ số công suất 09 trễ.

3.4.7. Điều chỉnh điện áp

Các phương pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống phân phối là:

1- Nấc phân áp trên máy biến áp 2, 5, 7% là các mức thường dùng 2- Bộ điều khiển cảm ứng tự động

3- Boosters (bộ tăng điện áp nguồn) 4- Chuyển nấc tự động và boosters 5- Tụ bù

Điều áp bằng boosters tự động rẻ hơn loại điều chỉnh cảm ứng tự động và áp dụng hợp lý trong vùng có mật độ tải thấp, thấp nhất là đường dây dẫn dài hoặc đường dây dẫn về nông thôn.

Đầu phân áp điều áp dưới tải được dùng với máy biến áp phân phối lớn và máy biến áp trong trạm để điều khiển điện áp trên thanh cái hoặc trên các phát tuyến.

Để vận hành thích đáng, sự làm việc của các bộ chỉnh điện áp trong mạch phân phối phải phối hợp nhau với hệ thống thiết kế và bộ chỉnh điện áp được chỉnh định để có được hiệu quả tốt nhất.

Hệ thống phân phối có thể được thiết kế với các giới hạn sau:

1- Điện áp rơi 8% giữa phía sơ cấp của máy biến áp đầu tiên và đầu thứ cấp của máy biến áp cuối phía thứ cấp khi tải cực đại trên toàn mạch và tải cực đại ở phía sơ cấp của máy biến áp cuối.

2- Bộ điều chỉnh điện áp được chỉnh định để tạo ra được điện áp tại phía sơ cấp của máy biến áp đầu khoảng 4% cao hơn điện áp bình thường.

3- Khi bộ điều khiển tự động được dùng cho hệ thống phân phối thì rơle của bộ bù sụt áp đường dây (line drop compensator) được chỉnh định ở mức điện áp chuẩn cần được duy trì.

Chỉnh nấc phân áp trong máy biến áp cần lưu ý đến điện áp ở các thanh cái không được điều chỉnh trên phát tuyến.

1- Điện áp lớn nhất tại thanh cái không được điều chỉnh không được điều chỉnh không được quá cao để bộ điều áp có thể hạ thấp điện áp đến trị số mong muốn lúc tải cực tiểu đối với mạch có sụt áp ít nhất.

108

2- Điện áp thấp nhất tại thanh cái không được điều chỉnh không được quá thấp để bộ điều áp có thể nâng điện áp lên trị số mong muốn lúc tải cực đại đối với mạch có sụt áp lớn nhất.

3- Tầm điều chỉnh của máy điều áp phải bằng nhau về cả hai phía tăng áp và giảm áp.

Mác tụ bù:

Tụ bù có thể được dùng trong hệ thống phân phối để cải thiện điện áp cho hệ thống tụ bù ngang mắc song song với phụ tải và đóng theo tải (ứng động) sẽ làm giảm điện áp rơi trên hệ thống phân phối và do đó giúp cho việc điều chỉnh điện áp tốt nhất. Nếu phụ tải không thay đổi nhiều, việc điều chỉnh điện áp bằng tụ bù ngang cố định sẽ có hiệu quả hơn.

Tụ bù được lắp đặt trên hệ thống phân phối làm giảm dòng điện và cải thiện điện áp hệ thống và làm giảm tổn thất điện năng trong các phận khác của hệ thống giữa máy phát và tụ bù. Ví dụ sau đây minh họa cách dùng tụ bù để cải thiện điện áp của hệ thống, cũng như nâng cao hệ số công suất của hệ thống.

Ví dụ 3.19: Nguồn điện 1910/3300 V được nối đến thanh cái phân phối có phụ tải đỉnh

ứng với dịng 150 A, hệ số cơng suất 80% trễ. Đường day có điện trở 0,8 ohm/pha và điện kháng 1,4 ohm/pha. Tụ được dùng để tăng hệ số công suất cho hệ thống.

- Tìm dung lượng cơng suất của tụ điện đặt tại tâm tải để nâng hệ số công suất cho thanh cái lúc phụ tải đỉnh từ 80% đến 90% trễ.

- Tìm dung lượng của đường dây và dòng điện trên dây.

- Điện áp rơi trước và sau khi lắp đặt tụ tìm được ở bước thứ nhất.

Giải:

 Cơng suất tại dịng tải cực đại = 3×1910× =860 kVA

Khi cos = 0,8 và sin = 0,6

Công suất KW= kVA × 0,8 = 860 × 0,8 = 688 kW kVAr= kVA × 0,6= 516 kVAr

Khi cos = 0,9; sin = 0,435 và tg = 0,4834.

Công suất kVAR(tại cos = 0,9) = kW × tg = 688 × 0,4834 = 332 kVAr Khi dung lượng của hệ thống được nâng lên từ cos = 0,8 đến Khi cos = 0,9 như yêu cầu là =516-332=184 kVAr

109

Thành phần thực của dịng điện = 150 × 0,8 = 120 A Dòng điện cực đại khi cos bằng 0,9:

, = 135 A Công suất biểu kiến của đường dây tại Khi cos = 0,9 = Công suất biểu kiến của đường dây tại Khi cos = 0,9 =

, =

, = 765 kVA Dòng điện giảm xuống là = 150 - 135 = 15 A

Công suất giảm được là = 860 - 765 - 95 kVA

Điện áp rơi trên một pha = I(Rcos +Xsin )= 150(0,8 ×0,8+1,4×0,6)= 222V Do đó điện áp rơi % trên một pha= × 100% = 11,62 % khi chưa có tụ. Sau khi lắp đặt tụ điện, điện áp rơi = 135(0,8 × 0,9 + 1,4 × 0,435) = 180 V Do đó điện áp rơi % trên một pha = × 100% = 9,42%

Điện áp rơi giảm được là = 222 - 180 = 42 V Tính theo % là = × 100% = 2,2 %

Điều trên cho ta thấy được rằng khi lắp đặt dung lượng bù thì hệ số cơng suất được tăng lên, giảm dòng điện qua dây dẫn, giảm công suất yêu cầu và điện áp rơi cũng giảm. Vì thế, sẽ cải thiện được điện áp.

Câu hỏi ơn tập Chương 3

Nội dung 3.1: Trình bày khái quát về nội dung thiết kế mạng điện phân phối. Nội dung 3.2: Lựa chọn sơ đồ cung cấp điện hệ thống phân phối sơ cấp. Nội dung 3.3: Trình bày các bước thiết kế mạng phân phối sơ cấp.

Nội dung 3.4: Lựa chọn sơ đồ cung cấp điện hệ thống phân phối thứ cấp (hạ thế). Nội dung 3.5: Trình bày các bước thiết kế mạng phân phối thứ cấp (hạ thế).

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế hệ thống điện phân phối Công nghệ kỹ thuật điện - đện tử (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)