- Sản xuất chung: 600.000.000 đồng
2.1. Hệ thống kế toán trách nhiệm 1 Khái niệm kế toán trách nhiệm
2.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm
Hầu hết các tổ chức nói chung và các tổ chức kinh doanh nói riêng đều được phân chia thành các bộ phận nhỏ hon, mồi bộ phận đảm nhiệm một chức năng cụ thể, chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể. Trong mỗi bộ phận như vậy sẽ có những cá nhân chịu trách nhiệm về một công việc hoặc chức năng nào đó. Như vậy, để đạt được mục tiêu chung của tổ chức mồi cá nhân, mồi bộ phận trong tổ chức phải nổ lực thực hiện các nhiệm vụ, các mục tiêu riêng lẻ do quản lý cấp cao đã vạch ra cho bộ phận mình. Để kiểm sốt hoạt động của cấp dưới, các nhà quản lý cấp cao đã dựa vào hệ thống kế toán trách nhiệm.
Ke toán trách nhiệm liên quan đen các khái niệm và công cụ mà các kế toán viên sử dụng để đo lường sự thực hiện của các cá nhân và các bộ phận nhằm thúc đẩy những nổ lực hướng về mục tiêu chung của tổ chức .
Như vậy, kể toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận trong tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về nghề nghiệp vụ thuộc phạm vi của mình. Họ phải xác định đánh giá và báo cáo cho tổ chức thơng qua đó cấp quản lý cao hcm sử dụng thông tin để đánh giá thành qủa của các bộ phận trong tổ chức.
2.I.2.I. Sự phân cấp quản lý
Hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ phát huy tác dụng và hoạt động có hiệu quả nhất trong những tổ chức thực hiện sự phân cấp trong quản lý. Hầu hết các tổ chức có qui mô lớn đều thực hiện phân cấp quản lý. Sự phân cấp quản lý xảy ra khi các nhà quản lý của các đom vị và các bộ phận trong tổ chức được trao quyền tự do trong việc ra quyết định. Đe hiểu được các mục đích của hệ thống kế toán trách nhiệm, cần thiết phải xem xét những thuận lợi và hạn chế của việc phân cấp quản lý.
Thuận lợi:
o Ra quyết định tốt nhất là ở ngay cấp phát sinh vấn đề. Nhà quản lý các bộ phận là những chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý. Do vậy, họ sẽ quản lý bộ phận của họ hiệu quả hom.
o Việc cho phép các nhà quản lý các bộ phận được ra các quyết định giúp họ được tập luyện khi họ được nâng cấp trong tổ chức. Do vậy, họ sẽ có sự chuẩn bị về khả năng ra quyết định khi họ được giao trách nhiệm lớn.
o Bằng việc trao một số quyền ra quyết định cho nhiều cấp quản lý, các nhà quản lý cấp cao đỡ phải giải quyết rất nhiều vần đề xảy ra hàng ngày và do đó có thời gian tập trung lập các kể hoạch chiến lược.
o Giao trách nhiệm và quyền được ra quyết định thường làm tăng sự hài lịng với cơng việc và khuyến khích người quản lý nổ lực hết mình với cơng việc được giao.
o Sự phân cấp quản lý cung cấp một căn cứ tốt hom để đánh giá sự thực hiện của người quản lý.
Hạn chế:
o Các nhà quản thường có xu hướng tập trung vào hoàn thành cơng việc của bộ phận mình quản lý, hom là hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
o Lãng phí nguồn lực hoặc trùng lắp cơng việc.
2.I.2.2. Ý nghĩa kế toán trách nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm cung cấp các chỉ tiêu, cơng cụ làm động cơ tích cực cho các nhà quản lý trong các bộ phận hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý trong tổ chức phải hướng đến mục tiêu của người quản lý cấp cao hơn. Phải xây dựng các chỉ tiêu, công cụ, báo cáo để đo lường thành quả họat động của các nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung.