Các trung tâm trách nhiệm:

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị 2 Bậc cao đẳng (Trang 30 - 33)

- Sản xuất chung: 600.000.000 đồng

2.1.3.1. Các trung tâm trách nhiệm:

Các đơn vị hoặc bộ phận ứong một tổ chức có thể phân loại thành một trong bốn loại sau:

Trung tâm chi phí là một đơn vị/bộ phận của tổ chức trong đó nhà quản lý chỉ có quyền điều khiển, kiểm sốt sự phát sinh của chi phí.

Ví dụ: một phân xưởng sản xuất trong một cơng ty là một trung tâm chi phí.

Trung tâm doanh thu là một đơn vị/bộ phận của tổ chức trong đó nhà quản lý chỉ có chịu trách nhiệm về doanh thu phát sinh

Ví dụ: bộ phận bán hàng của một cơng ty là một trung tâm doanh thu

Trung tâm lợi nhuận (trung tâm kinh doanh) là một đơn vị, bộ phận của tổ chức trong đó nhà quản lý chịu trách nhiệm về cả doanh thu và chi phí.

Ví dụ: một nhà hàng của một khách sạn là một trung tâm lợi nhuận.

Trung tâm đầu tư là một đơn vị/bộ phận của tổ chức trong đó nhà quản lý chỉ có

chịu trách nhiệm về lợi nhuận và vốn đầu tư sử dụng bởi đơn vị, bộ phận đó.

o Phản ánh kểt qủa về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu đạt được ở từng trung tâm trách nhiệm.

o So sánh các chỉ tiêu thực tế với dự toán trong phạm vi trách nhiệm, o Báo cáo được lập từ các bộ phận trình lên cấp quản lý cao hơn Ví dụ:

Theo Ray H. Garrison (1993), chủng ta xem xét cấu trúc tổ chức của tổng công ty General Products (viết tắc là Tổng công ty G) trong sơ đồ 2.1 và sơ đồ 2.2 mô tả các trung tâm trách nhiệm của Tổng cơng ty G.

(Nguồn: Trường Đại bọc Kính tểTp.HCM, 1993. Bàn dịch từ cuồn Managerial Accauiỉting

cua Ray H. Garrison)

Cấp tổng công ty: Tổng giám đốc (hoặc chủ tịch) của tổng công ty là người chịu

trách nhiệm về lợi nhuận được tạo ra trong tổng công ty, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về vốn đầu tư của tổng công ty. Tổng giám đốc có quyền trong việc ra các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận và vốn đầu tư trong tổng cơng ty.Tồn bộ tổng công ty G được xem là một trung tâm đầu tư.

Cấp khu vực: Giám đốc các khu vực (Khu vực phía Tây) trong tổng công ty G là

trung tâm đâu tư.

Cấp công ty: Giám đốc các cơng ty (ví dụ cơng ty X, cơng ty Y, cơng ty z . ..) trong

từng khu vực là người chịu trách nhiệm về lợi nhuận tạo ra trong công ty. Tuy nhiên, giám đốc cơng ty khơng có thẩm quyền ra các quyết định về vốn đầu tư của cơng ty mình quản lý. Mỗi công ty trong sơ đồ 7.1 trên được xem là một trung tâm lợi nhuận.

Cấp bộ phận/phịng ban: Cơng ty z có 5 bộ phận trực thuộc, đó là các Phịng bán

hàng, Phịng kỹ thuật, Phòng sản xuất, Phòng nhân sự, và Phịng kế tốn. Nhà quản lý bộ phận/phòng bán hàng là người chịu trách nhiệm về việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty z . Phòng bán hàng được xem là một trung tâm doanh thu. Các bộ phận còn lại cịn lại trong cơng ty z đề là các trung tâm chi phí vì người quản lý các bộ phận này chỉ chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh của bộ phận.

Cấp phàn xưởng: Các phân xưởng sản xuất là những bộ phận trực thuộc Phịng sản

xuất trong Cơng ty z. Quản đốc là người quản lý hoạt động của phân xưởng sản xuất sẽ chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất của phân xưởng. Vì vậy, mỗi phân xưởng sản xuất được xem là một trung tâm chi phí.

Cấp dây chuyền sản xuất: Các dây chuyền sản xuất là cấp quản lý thấp nhất trong

cơ cấu tổ chức của Tổng công ty G. Người giám sát dây chuyền sản xuất chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất và chi phí của dây chuyền mình quản lý. Mỗi dây chuyền sản xuất như vậy được gọi là một trung tâm chi phí.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị 2 Bậc cao đẳng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)