Mối quan hệ giữa DH GQVĐ và phát triển NLGQVĐ và ST

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hàm số theo hướng phát triển năng lực GQVĐ và sáng tạo cho học sinh khá giỏi lớp 12 THPT (Trang 34 - 35)

1.3. Dạy học GQVĐ và mục tiêu phát triển NLGQVĐ và ST cho HS

1.3.2. Mối quan hệ giữa DH GQVĐ và phát triển NLGQVĐ và ST

DH GQVĐ có vai trị lớn, tác dụng tốt trong dạy học - nói riêng là mơn Tốn. Đây là một xu hướng DH không truyền thống của nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả cao cho việc truyền thụ tri thức trong việc học mơn Tốn bởi lẽ nó đảm bảo được các cơ sở lý luận về triết học, tâm lý học, giáo dục học trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh.

Theo Nguyễn Bá Kim ([18], tr.132), trong dạy học Toán, một bài toán được gọi là vấn đề nếu chủ thể chưa biết một thuật giải nào có thể áp dụng để tìm ra phần tử chưa biết của bài tốn. Khi đó, GQVĐ là thiết lập những giải pháp thích ứng khắc phục những khó khăn, trở ngại để trả lời được những câu hỏi đặt ra ở VĐ. Đối với mơn Tốn, HS GQVĐ học tốn thơng qua thực hiện thao tác tư duy, hành động trí tuệ thích hợp và các hoạt động toán học để thực hiện những yêu cầu do VĐ đặt ra.

Trong thực tế DH môn Tốn, GV có thể định hướng để HS GQVĐ bằng cách khai thác theo những tình huống điển hình như sau:

– Nếu VĐ là xây dựng khái niệm, thì GQVĐ có thể đi theo con đường qui nạp, con đường suy diễn và con đường kiến thiết. Nói chung, người ta thường sử dụng hai con đường đầu tiên để hình thành khái niệm cho HS.

– Nếu VĐ là phát hiện và chứng minh định lí, hình thành qui tắc hay cơng thức… thì có thể đi theo con đường suy diễn, hoặc con đường có khâu suy đoán, hoặc kết hợp lại.

– Nếu VĐ là cách giải bài tập tốn, thì sử dụng các thao tác tư duy cơ bản, đặc biệt là các thao tác tương tự hóa, đặc biệt hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp … tìm tịi đường lối giải quyết (suy luận xi, suy luận ngược để phát hiện mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận) và đánh giá quá trình giải, mở rộng VĐ.

Cũng theo [18], DH GQVĐ thực hiện theo quy trình 4 bước GQVĐ (ứng với những HĐ và NL thành phần GQVĐ của HS) như sau:

Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập VĐ. Bước 2. Tìm giải pháp GQVĐ.

Bước 3. Trình bày giải pháp GQVĐ.

Bước 4. Nghiên cứu sâu giải pháp đã GQVĐ.

Trong quá trình HS thực hiện các HĐ phát hiện và GQVĐ, tất yếu sẽ hình thành, tập luyện những kỹ năng GQVĐ, từ đó phát triển NL GQVĐ. Mặt khác, toán học với đặc trưng trừu tượng hóa, tính khái qt và tính lơgic cao, nên phù hợp và là môi trường thuận lợi tạo điều kiện để kích thích HS tư duy một cách ST trong quá trình phát hiện và GQVĐ tốn học, từ đó phát triển NL ST cho các em.

Như vậy, DH phát hiện và GQVĐ là một kiểu DH có nhiều ưu điểm, thuận lợi và phù hợp với mục tiêu phát triển NL GQVĐ và ST cho HS qua mơn Tốn; trực tiếp tác động đến những thành phần của NL này thông qua những HĐ phát hiện và GQVĐ của HS khi học Toán.

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hàm số theo hướng phát triển năng lực GQVĐ và sáng tạo cho học sinh khá giỏi lớp 12 THPT (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)