7. Kết cấu của luận án
4.3. Kiến nghị
4.3.2. Đối với Chính phủ
Vai trị của Chính phủ trong việc chỉ đạo và ban hành các Nghị định đã tạo hành lang pháp lý cho KSCĐT tại KBNN đạt được những kết quả như đánh giá tại Chương 3. Tuy nhiên, đến nay theo tác giả một vài nội dung rải rác trong các Nghị định cần được nghiên cứu, chỉnh sửa cho phù hợp hơn với tình hình thực tế, cụ thể như sau:
Một là, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng:
i) Tại khoản 2, Điều 17 đã quy định, trước khi ký kết hợp đồng xây dựng, “... Nghiêm cấm bên giao thầu ký kết hợp đồng xây dựng khi chưa có KHV để thanh tốn theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng... ”.
Quy định như vậy là chưa rõ ràng vì tại thời điểm ký kết hợp đồng
139
nhiều hạng mục của dự án chưa thể có KHV hàng năm nhất là đối với những hợp đồng thực hiện trong nhiều năm, do vậy kiến nghị với Chính phủ sửa đổi điểm 2 theo hướng: “... Nghiêm cấm bên giao thầu ký kết hợp đồng xây dựng khi dự án chưa có trong kế hoạch đầu tư trung hạn hoặc kế hoạch hằng
năm để thanh toán theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng...
ii) Để thu hồi VĐT đã tạm ứng có hiệu quả, kiến nghị Chính phủ quy định theo hướng:
Vốn tạm ứng phải được thu hồi qua các lần thanh toán KLHT của hợp đồng, mức thu hồi từng lần tối thiểu là 50% giá trị đã tạm ứng và phù hợp với giá trị của lần thanh tốn KLHT đó (CĐT thống nhất với nhà thầu trong hợp đồng) và đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán KLHT) đạt 80% giá trị hợp đồng.
Minh chứng cho đề xuất trên thơng qua ví dụ cụ thể như sau: Một hợp đồng thi cơng xây dựng có giá trị là 100 tỷ đồng, thỏa thuận giữa CĐT và nhà thầu về tỷ lệ tạm ứng là 40%:
- Giá trị tạm ứng cho nhà thầu là: 100 tỷ đồng x 40% = 40 tỷ đồng. - Giả sử đợt 1 nhà thầu đề nghị thanh toán KLHT với giá trị thanh toán là 50 tỷ đồng, theo đề xuất trên thì giá trị tối thiểu phải thu hồi đợt 1 sẽ là:
50% x 50 tỷ đồng x 40% = 10 tỷ đồng.
- Các lần thanh tốn khối lượng tiếp theo cũng tính tốn như vậy đến khi thanh toán đạt đến 80% giá trị hợp đồng thì bên giao thầu có trách nhiệm thu hồi tồn bộ 40 tỷ đã tạm ứng.
Hai là, Điều kiện dự án mới khởi cơng được bố trí vốn KHĐT cơng
hằng năm quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 27, Nghị định số 120/2018/NĐ- CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về KHĐT công trung hạn và hằng năm là
được phê duyệt Quyết định ĐT trước ngày 31/10 của năm trước năm kế
140
hoạch. Điều kiện này là trở ngại trong KHV đầu tư các dự án vì thực tế các
DAĐT thuộc NSĐP, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn từ nguồn thu của địa phương (thu từ đất, xổ số kiến thiết...) không chủ động được nguồn thu đồng thời nguồn thu này chỉ biết chính xác khi kết thúc năm ngân sách (31/12 năm kế hoạch).
Vì vậy, tác giả kiến nghị bỏ quy định dự án mới khởi công phải có quyết định phê duyệt đầu tư trước thời điểm 31/10.
Ba là, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN. Kiến nghị
bổ sung nội dung “Giao thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực KBNN cho Giám đốc KBNN cấp huyện” tại Điều 64, Nghị định 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 về quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý tài sản cơng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; KBNN.
Việc giao thẩm quyền cho Giám đốc KBNN cấp huyện sẽ giảm bớt TTHC và tăng tính răn đe của xử phạt VPHC bởi lẽ các hành vi vi phạm trong KSCĐT thường tập trung tại KBNN cấp huyện trong khi theo quy định hiện hành hồ sơ xử phạt VPHC xảy ra tại KBNN cấp huyện phải chuyển về KBNN cấp tỉnh xem xét ra quyết định xử phạt làm ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định xử phạt VPHC và làm tăng TTHC; tăng chi phí in ấn tài liệu hồ sơ chuyển lên KBNN cấp trên; khó khăn trong tổ chức giải trình của đơn vị KBNN cấp tỉnh (đơn vị vi phạm nằm cách xa trụ sở KBNN cấp tỉnh)...