7. Kết cấu của luận án
4.2. Giải pháp hồn thiện kiểm sốt chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc
4.2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ cơng trực tuyến trong kiểm sốt chi đầu tư
chi đầu tư
Dịch vụ hành chính cơng là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
123
Mỗi dịch vụ hành chính cơng gắn liền với một TTHC để giải quyết hồn chỉnh một cơng việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân. Dịch vụ hành chính cơng và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng gọi DVCTT và phân thành 4 mức độ.
Kho bạc Nhà nước triển khai DVCTT từ 2/2018 KBNN trên phạm vi toàn quốc bước đầu mang lại lợi ích thiết thực như: giảm thời gian đi lại cho các đơn vị, giảm chi phí hoạt động, hạn chế việc giả mạo chữ ký, giả mạo con dấu; thơng tin thanh tốn được bảo mật và minh bạch trong KSCĐT.
Nội dung DVCTT đã cung cấp các vấn đề: thông báo tham gia hệ thống DVCTT của KBNN; đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản tại và thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký; kê khai, giao nhận hồ sơ và trả kết quả KSC; đăng ký rút tiền mặt với KBNN.
Đến 12/2019, tỷ lệ đơn vị đã đăng ký sử dụng DVCTT so với số đơn vị có quan hệ giao dịch với KBNN là: 59%; tỷ lệ các giao dịch trên DVCTT so với tổng số giao dịch qua KBNN trong quý 4/2019 trên toàn quốc là: 29%.
Kết quả triển khai DVC là đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu về DVCTT như: hồ sơ của dự án CĐT vẫn phải gửi bản giấy tới KBNN; các tiện ích chưa phong phú; một số tác nghiệp trên chương trình chưa tương đồng với quy trình KSC; tốc độ xử lý của chương trình chưa ổn định; chưa kết nối với Cổng DVC quốc gia…
Để đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng KSCĐT từ NSNN, KBNN cần nâng cao chất lượng DVCTT KBNN theo nội dung sau:
(1) Khắc phục kịp thời các lỗi kỹ thuật trên chương trình DVCTT hiện tại như: sai trạng thái chứng từ thanh tốn và bảng kê; khơng giao diện được chứng từ sang hệ thống Tabmis; lỗi nhập mã ngân hàng khi hiệu chỉnh; chức năng phê duyệt báo nợ bị lỗi…
124
(2) Hoàn thiện và đa dạng các tiện ích trên chương trình DVCTT như: tra cứu danh mục thơng tin phục vụ q trình nhập liệu trên giao diện của đơn vị giao dịch; tra cứu hồ sơ, chứng từ; tiện ích gửi hồ sơ trên chương trình.
(3) Phát triển hạ tầng CNTT hiện đại và đồng bộ theo hướng: Rà sốt, bố trí đầy đủ số lượng máy móc, thiết bị để dự phịng đảm bảo hoạt động ổn định đặc biệt trong các thời gian cao điểm; tăng cường giám sát hạ tầng truyền thông, đảm bảo kết nối của chương trình thơng suốt từ trung ương đến địa phương và kết nối với hệ thống TABMIS; thiết lập mơi trường dự phịng nhằm ứng cứu khẩn cấp khi gặp sự cố.
(4) Tăng cường tương tác với khách hàng trên chương trình thơng qua tổ chức các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm nhằm cung cấp cho CĐT thông tin cần thiết và cách thức sử dụng chương trình; tổ chức bộ phận thường trực 24/7 để tiếp nhận, thời hỗ trợ người dùng; xây dựng chức năng đánh giá sự hài lòng của CĐT, thiết kế video hướng dẫn đơn vị giao dịch.
(5) Kho bạc Nhà nước chủ động đề xuất kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành để hồn thiện cơ chế, chính sách về giao dịch điện tử trong KSCĐT; xây dựng và hoàn thiện hệ thống ngân sách điện tử; hoàn thiện hệ thống đấu thầu quốc gia; hệ thống mua sắm tài sản công…và sự kết nối và chia sẻ dữ liệu của các hệ thống này. Phối hợp với CĐT chủ động tham gia DVCTT trên cơ sở nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, tăng cường trang bị máy tính, thiết bị kết nối internet, tốc độ đường truyền, máy scan, chứng thư số, địa chỉ thư điện tử liên lạc với KBNN... tăng cường phối hợp với KBNN để thực hiện đạt tỷ lệ 100% giao dịch trên DVCTT.