7. Kết cấu của luận án
3.4. Đánh giá thực trạng kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Hạn chế trong KSCĐT qua KBNN xuất phát từ nguyên nhân cơ bản sau:
3.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Kết quả kiểm định tại mục 3.3 đã khẳng định sự tác động của 05 nhóm yếu tố (05 biến độc lập) với trên 20 câu hỏi (biến quan sát) đến KSCĐT từ NSNN qua KBNN theo mức độ khác nhau. Thực tế, giai đoạn 2017- 2021 KBNN đã có nhiều chuyển biến tích cực về tổ chức bộ máy và sử dụng công chức trong KSCĐT, phân công, phân cấp gắn với trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, cải tiến quy trình và thủ tục hành chính trong KSCĐT, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong KSCĐT và tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước về ĐT&XD nhưng chưa đạt được kỳ vọng là nguyên nhân chủ quan của hạn chế, cụ thể như sau:
Một là, là cơ quan trực tiếp được giao nhiệm vụ kiểm soát CKC đầu tư,
KBNN chưa chủ động đề xuất với BTC, Chính phủ trong việc đổi mới quản lý CKC theo hướng tiếp cận quản lý CKC gắn với giai đoạn phân bổ nguồn
103
lực tài chính trong đầu tư.
Hai là, Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 đã được tổ chức hội
thảo khoa học trong nước nhiều lần có sự tham gia của các tổ chức quốc tế nhưng đến tháng 4/2022 được Thủ tướng Chính phủ ban hành. KBNN Việt Nam cần có giải pháp trong KSCĐT phù hợp với mô hình kho bạc hai cấp tiếp cận mục tiêu trong Chiến lược.
Thứ ba, Kho bạc Nhà nước chưa xây dựng quy trình KSCĐT theo mức
độ rủi ro các khoản chi dựa vào tính chất các khoản chi và uy tín của các CĐT. KBNN cần có cách tiếp cận mới để đảm bảo an tồn cho cơng chức KBNN cũng như hiệu quả trong chi đầu tư từ NSNN.
Thứ tư, Kho bạc Nhà nước chưa giải pháp hữu hiệu trong việc thống nhất đầu mối KSCĐT từ NSNN qua KBNN.
Thứ năm, những khó khăn gặp phải trong giao nhận hồ sơ, chứng từ trong KSC trên DVCTT chủ yếu như: Chưa số hóa được văn bản pháp lý cũng như hồ sơ KSC; cấp mã dự án trên DVC chất lượng chưa cao; hạ tầng truyền thông chưa đáp ứng được yêu cầu truyền nhận của hệ thống; thiết kế các chỉ tiêu trong các biểu, bảng chưa rõ ràng, chưa khoa học.
Lần đầu KBNN thực hiện giao nhận và trả kết quả trên hệ thống mạng nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện DVCTT. Chất lượng văn bản, quy trình KSC chưa tiếp cận với tình hình thực tiễn, các mẫu biểu thiết kế chưa mang tính tổng thể, một số nội dung còn chồng chéo, chưa làm rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong QLNN về các lĩnh vực.
Thứ sáu, nguyên nhân của các hạn chế khác cụ thể như:
* Xây dựng cơ chế chính, đầu tư hạ tầng truyền thơng, mua sắm thiết bị, sách, thiết kế tổng thể về mạng còn hạn chế như: Chưa có thiết kế tổng thể về ứng dụng CNTT trong KSCĐT nên các phần mềm không kết nối tốt với nhau; Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT còn hạn chế do chế độ quy định về
104
đầu tư CNTT, mua sắm trang thiết bị chưa đồng bộ nên một số huyện vùng sâu vùng xa còn chưa ổn định.
* Cơng chức KSCĐT và cơng chức thanh tra cịn nể nang trong xử phạt VPHC, việc kiểm tra đôn đốc của lãnh đạo KBNN các cấp chưa thường xuyên. Thiết kế các tiêu chí trong báo cáo thống kê xử phạt chưa khoa học như khơng có cột giá trị tiết kiệm trong giá trị từ chối chi và chưa kết nối với các tiêu chí trong báo cáo về xử phạt VPHC.
* Chất lượng công tác ĐTBD chưa cao chủ yếu là: (i) Cơ chế chính sách ln có sự thay đổi; đội ngũ giảng viên kiêm chức và bản thân công chức KSCĐT thường xuyên thay đổi; giảng viên thiếu kỹ năng truyền đạt kiến thức nghiệp vụ KSC. Các đơn vị KBNN thiếu nhân lực so với nhu cầu thực tế; quy định thời gian lập dự toán ĐTBD thực hiện trước thời gian phê duyệt kế hoạch ĐTBD là khơng khoa học; (ii) Chưa có cơ chế dự bị đối với từng vị trí việc làm, dẫn tới bị động trong ĐTBD; chưa làm tốt công tác quy hoạch và sử dụng công chức của các đơn vị; (iii) Chưa có cơ chế đánh giá trong ĐTBD một cách toàn diện (đánh giá trong và sau quá trình đào tạo); chưa có kênh trao đổi thông tin về công chức giữa 3 đơn vị: quản lý - đào tạo - sử dụng công chức ảnh hưởng tới vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (iv) Chưa thiết kế trong chương trình dung lượng về thực hành nghiệp vụ như: phòng lab để đào tạo nghiệp vụ có liên quan tới các phần mềm ứng dụng; thực hành nghiệp vụ thực tại cơ quan KSC, theo đó chưa có cơ chế hướng dẫn của công chức đang thực thi nhiệm vụ KSC….
3.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
(1) Việt Nam lần đầu tiên tổ chức quản lý, kiểm sốt CKC nên chưa có kinh nghiệm trong xây dựng cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện dẫn tới chưa thực hiện tốt mục tiêu quản lý được kế hoạch tài chính trung hạn, hạn chế nợ đọng trong XDCB và tiếp cận với xu hướng quốc tế.
105
Cơ quan KHĐT, CQTC chưa thực hiện nghiêm chỉnh trong khâu thông báo KHV kịp thời cho CĐT; thực hiện nhập TABMIS của CQTC chưa kịp thời; CĐT chưa thực tốt việc phân bổ KHV cho các hợp đồng ngày từ đầu năm.
(2) Trong thực hiện kiểm soát chi đầu tư
- Điều 76 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định thời gian thanh toán VĐT thực hiện trong thời hạn kế hoạch trung hạn của các cơng trình dẫn tới xuất hiện độ ì trong thực hiện XDCB.
- Chính phủ quy định thẩm quyền trong cơng tác thẩm định chưa phù hợp với khả năng của các sở chuyên ngành (Nghị định số 59/2015/NĐ–CP).
- Bộ Tài chính chưa tạo điều kiện tốt nhất để KBNN thực hiện KSCĐT một cách toàn diện; Quy định tiến độ thanh toán vốn tạm ứng chưa hợp lý; thiết kế các biểu mẫu trong hồ sơ thanh toán chưa đồng bộ với quy định.
- Quy định tiến độ thu hồi vốn tạm ứng chưa hợp lý, thiết kế các biểu mẫu trong hồ sơ thanh tốn chưa đồng bộ với quy định.
(3) Về mơ hình tổ chức và quy trình kiểm sốt chi. Thường xun thay đổi mơ hình tổ chức của hệ thống KBNN dẫn đến sự thay đổi về quy trình KSCĐT tại KBNN cấp tỉnh đặc biệt là KBNN cấp huyện.
(4) Trong xử phạt vi phạm hành chính. Thẩm quyền xử phạt VPHC quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 và 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 chưa phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt đối với KBNN cấp huyện có điều kiện địa hình khó khăn.
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ của BTC và Bộ Nội vụ trong việc xây dựng và ban hành Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 và Thông tư 10/2015/TT-BTP ngày 12/10/2015 dẫn tới các tới các tiêu chí cịn chồng chéo trong báo cáo.
(5) Trách nhiệm của cơ quan KHĐT các cấp chưa cao trong một số
106
công việc như: Lựa chọn các dự án đưa vào KHĐT trung hạn và hàng năm; giao và điều chuyển kế hoạch VĐT hàng năm đối với các DAĐT; đơn đốc các CĐT hồn thành các điều kiện để giao vốn hàng năm.
(6) UBND các cấp chưa chủ động trong tổ chức kiện toàn bộ máy các Ban QLDA nên ảnh hưởng tới triển khai dự án đã được giao VĐT trong năm.
(7) Trách nhiệm của CĐT trong quản lý tài chính của DAĐT chưa cao, thể hiện trong việc: Cụ thể hóa tiến độ thanh tốn, tạm ứng và thu hồi tạm ứng ngay trong hợp đồng; đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi cơng và chính cơng việc CĐT phải thực hiện (hỗ trợ đền bù, GPMB…); chưa tham mưu, đề xuất với các cấp, các ngành trong việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện;
(8) Trách nhiệm của CQTC chưa cao trong việc nhập dự toán vào Tabmis dẫn đến ĐVSDNS khơng có điều kiện gửi đề nghị CKC đúng thời gian quy định nhưng khơng có cơ sở để XPVPHC do không phải lỗi trực tiếp do CĐT.
(9) Sự phối hợp của các cấp, cách ngành trong tháo gỡ khó khăn khi triển khai thực hiện dự án trên địa bàn dẫn tới không triển khai dự án và tiến độ giải ngân không đảm bảo. Các CĐT dự án và các đơn vị quản lý chuyên ngành trên địa bàn chưa mạnh dạn đầu tư trang bị kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vào QLDA và quản lý tài chính, chưa có sự kết nối và đồng bộ với hệ thống KBNN.
107
Kết luận chương 3
Trong Chương 3, luận án đã giới thiệu Kho bạc Nhà nước và mơ hình kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Chương đã hoàn thành thể hiện qua các nội dung như sau:
- Vận dụng khung lý thuyết được tổng hợp và xây dựng tại Chương 2 để thu thập dữ liệu, số liệu và tình hình thực tế. Từ đó, luận án đã tập trung phân tích thực trạng KSCĐT từ NSNN qua KBNN với các nội dung cụ thể, bao gồm: Kiểm soát cam kết chi đầu tư; Kiểm sốt chi đầu tư theo chu trình dự án; Và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN.
- Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đã được kiểm định cho thấy, các yếu tố tác động đến KSCĐT từ NSNN qua KBNN đều thuận chiểu và cấp độ giảm dần, lần lượt từ “Phân công, phân cấp trách nhiệm trong KBNN” đến “Tổ chức bộ máy và sử dụng công chức KSCĐT”; “Sự phối hợp của các cơ quan QLNN về ĐT&XD”; “Quy trình và thủ tục hành chính trong KSCĐT”; “Ứng dụng CNTT trong KSCĐT”.
- Luận án đã đánh giá thực trạng, chỉ rõ kết quả đạt được và những hạn chế do các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, tạo tiền đề quan trọng cho những đề xuất trong Chương 4.
108
Chương 4
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM