7. Kết cấu của luận án
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước
2.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan
Đây là nhóm yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác KSCĐT từ NSNN qua KBNN và là yếu tố bên trong KBNN.
2.3.1.1. Tổ chức bộ máy và công chức kiểm soát chi đầu tư
(1) Tổ chức bộ máy trong KSCĐT của KBNN là việc sắp xếp các vị trí cơng việc của các phịng, bộ phận, các cấp tham gia KSCĐT. Tổ chức bộ máy trong công tác KSC được thiết kế một cách hợp lý, khoa học và quy định quyền hạn, trách nhiệm một cách chặt chẽ, minh bạch sẽ giúp hạn chế rủi ro, thực thi cơng vụ nhanh chóng và ngược lại sẽ dẫn đến hiệu quả trong KSCĐT
47
từ NSNN thấp. Phân công nhiệm vụ và quy định trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong KSC có tác động tới thời gian thực thi, chất lượng công vụ. Việc sáp nhập hoặc tách các bộ phận trong hệ thống KBNN đã minh chứng cho vấn đề này.
(2) Biên chế công chức thực hiện nhiệm vụ KSC sẽ tác động đến chất lượng KSC. Nếu công chức không đủ để thực hiện khối lượng công việc và không am hiểu nghiệp vụ KSC sẽ tiềm ẩn rủi ro cao trong hoạt động nghiệp vụ và ngược lại sẽ phát huy hiệu quả đảm bảo an toàn trong quản lý ngân quỹ nhà nước.
(3) Cơng chức có trình độ chun mơn cao, phẩm chất đạo đức tốt sẽ thực hiện cơng việc một cách nhanh chóng và chính xác, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ, qua đó đảm bảo KSC đầy đủ, kịp thời và hạn chế được rủi ro. Ngược lại chất lượng công chức KSC không tốt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng KSCĐT dẫn tới hiệu quả sử dụng NSNN trong lĩnh vực này thấp.
2.3.1.2. Quy trình và thủ tục hành chính trong kiểm sốt chi đầu tư
Quy trình KSCĐT là trình tự các bước công việc phải thực hiện của công chức KBNN và do KBNN quy định. Nội dung của quy trình quy định rõ trình tự các bước tiến hành kiểm sốt, thời gian kiểm soát, căn cứ, nội dung KSCĐT, trách nhiệm của cơng chức KSC, quy trình ln chuyển chứng từ và trách nhiệm của các bộ phận có liên quan. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian KSC và gián tiếp tác động tới chất lượng KSCĐT. Nếu các bước thực hiện trong quy trình thiết kế khoa học sẽ tiết kiệm được thời gian kiểm soát và tận dụng được nguồn lực giữa các bộ phận và ngược lại sẽ lãng phí nguồn lực và thời gian.
Thủ tục hành chính trong KSCĐT là trình tự, cách thức thực hiện cơng việc của KBNN nước trong quá trình KSCĐT từ NSNN. Thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, khoa học sẽ giúp CĐT gửi hồ sơ tới KBNN thuận lợi hơn
48
và góp phần triển khai thực hiện điện tử hóa hồ sơ trong KSCĐT.
2.3.1.3. Phân công, phân cấp trách nhiệm và sự phối hợp trong Kho bạc Nhà nước
Hệ thống KBNN tổ chức KSCĐT từ NSNN tại 3 cấp: KBNN Trung ương; cấp tỉnh; cấp huyện. KBNN các cấp thực hiện KSC đối với các dự án sử dụng nguồn vốn của NSNN các cấp. Mỗi cấp KBNN KSCĐT dự án sử dụng nguồn vốn của nhiều cấp ngân sách. Việc phân cấp KSC phù hợp với khả năng và nguồn nhân lực của từng cấp KBNN sẽ sử dụng tối đa nguồn nhân lực từ đó tạo ra chất lượng KSC cao, thời gian kiểm soát rút ngắn và ngược lại.
Các bộ phận KSC và bộ phận kế toán liên quan trực tiếp đến hoạt động KSCĐT trong cùng một đơn vị KBNN có nhiệm vụ khác nhau. Bộ phận KSC chịu trách nhiệm xác định giá trị các khoản chi đảm bảo yếu tố pháp lý về hồ sơ và tính khách quan của các khoản chi, cịn bộ phận kế tốn chịu trách nhiệm hạch toán và thanh toán cho đơn vị thụ hưởng.
Quy định trách nhiệm của hai bộ phận này phải đảm bảo không trùng lắp về nhiệm vụ và tận dụng được nhân lực giữa các bộ phận nhất là trong điều kiện áp dụng CNTT trong nghiệp vụ kiểm soát và thanh toán.
Việc phối hợp giữa hai bộ phận này cũng có ý nghĩa quan trọng trong sử dụng lao động, tính chính xác trong tác nghiệp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và giảm thời gian KSCĐT nói chung.
2.3.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cơng chức kiểm sốt chi đầu tư
Trình độ chun mơn của cơng chức KSC trong hệ thống KBNN ngoài việc thể hiện trên văn bằng tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân...vấn đề quyết định là cơng chức nắm vững quy trình, chính sách chế độ và khả năng áp dụng những cơ chế chính sách trong KSCĐT.
49
Đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng để mỗi công chức được phân cơng KSCĐT có đủ trình độ, năng lực, tự tin thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi cơng việc của mình. Muốn vậy, ĐTBD phải thực hiện tốt các vấn đề: xây dựng chương trình đào tạo sát thực tế, phương pháp đào tạo hợp lý, trình độ đội ngũ giảng viên giỏi...những vấn đề này tác động tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó nâng cao chất lượng KSCĐT.
2.3.1.5. Ứng dụng công nghệ thơng tin vào kiểm sốt chi đầu tư
Ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ là xu hướng tất yếu của bất kỳ tổ chức nào trong bối cảnh hình thành và phát triển Chính phủ điện tử. Ứng dụng CNTT đem lại lợi ích to lớn đối với các hoạt động nghiệp vụ về chất lượng và thời gian thực thi.
Cơng nghệ thơng tin đóng vai trị quan trọng trong KSCĐT qua KBNN bởi vì tận dụng được lao động, tiết kiệm thời gian xử lý, đảm bảo tính chính xác và thống nhất của thông tin, tạo tiền đề cho những cải cách về TTHC.
Ứng dụng CNTT cần đồng bộ không chỉ trong hệ thống KBNN và cả các cơ quan ngồi KBNN do vậy tính đồng bộ về kỹ thuật cần được quan tâm tạo sự kết nối trong quản lý – kiểm soát - thanh toán. Bên cạnh đó hạ tầng truyền thơng là vấn đề cần được quan tâm.
2.3.1.6. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
Xử phạt VPHC là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về xử phạt VPHC.
Xử phạt VPHC trong lĩnh vực KBNN quy định người có thẩm quyền xử phạt tương ứng với từng hành vi vi phạm. Nội dung xử phạt trong lĩnh vực KBNN tập trung vào các VPHC có liên quan trực tiếp tới cơng tác KSCĐT từ NSNN. Xử phạt VPHC sẽ có tác động đến cơng tác lập hồ sơ, kiểm sốt nội
50
dung chi, tính pháp lý của các khoản chi của CĐT, nếu làm tốt xử phạt VPHC tạo sự răn đe đối với CĐT từ đó chất lượng KSCĐT được nâng lên và ngược lại chất lượng KSCĐT giảm xuống.