7. Kết cấu của luận án
4.2. Giải pháp hồn thiện kiểm sốt chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc
4.2.2. Xây dựng quy trình kiểm sốt chi đầu tư theo mơ hình Kho bạc Nhà nước ha
Nhà nước hai cấp
Nội dung trình bày, phân tích và đánh giá trong Chương 3 cho thấy, phân cơng, phân cấp có tác động mạnh nhất đến KSCĐT từ KBNN và trong giai đoạn nghiên cứu Luận án, bộ máy và quy trình KSCĐT đã được KBNN quan tâm thay đổi cho phù hợp hơn với thực tiễn theo từng thời kỳ thể hiện qua các Phụ lục 1, 2 và 3. Đồng thời, với mục tiêu chung của KBNN đến năm 2030 là “Xây dựng kho bạc hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tổ chức bộ máy thống nhất theo mơ hình kho bạc khu vực, hướng tới mơ hình kho bạc 2 cấp” cụ thể:
(i) Tại Trung ương, KBNN chịu trách nhiệm xây dựng, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực hoạt động của KBNN và thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ chủ yếu phát sinh tại TW;
(ii) Tại mỗi tỉnh, thành phố có một đơn vị KBNN cấp 1 thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ thu, chi, thanh tốn, cung cấp thơng tin báo cáo,…
Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu này, KBNN cần đột phá trong ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực quản lý và hoạt động nghiệp vụ, đồng thời cải cách TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng ngân sách.
115
Thực hiện KSCĐT theo mơ hình hai cấp, mơ hình Kho bạc số phải được thực hiện nhằm tận dụng các ưu thế của dữ liệu số trong việc tối ưu hóa, chuyển đổi và tạo ra các dịch vụ để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của KBNN. Khi đó điện tử hóa hồn tồn các nghiệp vụ trên cơ sở số hóa hồ sơ và sự kết nối giữa các khâu của tồn bộ q trình quản lý đầu tư và xây dựng; quản lý tài chính cơng hoạt động trên kiến trúc hệ thống ứng dụng CNTT, có thể theo sơ đồ 4.1 dưới đây.
Sơ đồ 4.1: Mơ hình hệ thống ứng dụng cơng nghệ thơng tin
Nguồn: Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia
Để quy trình KSCĐT có hiệu quả cần thực hiện các giải pháp cụ thể: (1) Số hóa từ nguồn và chia sẻ dữ liệu số hóa: Các thơng tin xuất hiện tại cơ quan nào thì số hóa ngay tại cơ quan đó và được chia sẻ cho các bên cần sử dụng, tại hệ thống ngồi KBNN như: KHĐT cơng trung hạn, KHV đầu
116
tư hàng năm, hợp đồng điện tử... được số hóa trên hệ thống CNTT của Bộ KHĐT; hóa đơn điện tử cung cấp hàng hóa cho khu vực cơng được số hóa bởi doanh nghiệp và kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử của cơ quan thuế; hồ sơ pháp lý được số hóa tại cơ quan có thẩm quyền phê duyệt… và chia sẻ để phục vụ KSCĐT qua KBNN.
(2) Đối với các yếu tố trong KSCĐT cần được đảm bảo, cụ thể:
- Về hồ sơ pháp lý của DAĐT XDCB: như quyết định phê duyệt dự án, quyết định cho phép thực hiện cơng tác CBĐT, quyết định phê duyệt dự tốn, quyết định phê duyệt dự toán đối với từng công việc, hạng mục cơng trình, cơng trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng, quyết định phê duyệt dự tốn chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và dự tốn chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…phải được số hóa tại nơi ban hành.
- Về hồ sơ thanh toán: các tài liệu như: Giấy đề nghị thanh toán VĐT; chứng từ chuyển tiền; Bảng kê giá trị khối lượng cơng việc hồn thành; bảng kê xác nhận khối lượng đền bù, GPMB đã thực hiện...CĐT chịu trách nhiệm trực tiếp số hóa, đưa lên phân hệ, ký số thành dữ liệu điện tử, từ đó làm căn cứ KBNN KSCĐT.
- Về phân bổ ngân sách: Phân hệ này cho phép các đơn vị dự toán ngân sách của các cấp ngân sách thực hiện phân bổ hàng năm trực tuyến cho các đơn vị dự toán cấp dưới. Việc phân bổ ngân sách cho đơn vị hiện nay trên TABMIS, NSTW: bộ - ngành trung ương thực hiện; ngân sách tỉnh, huyện: CQTC tỉnh, huyện thực hiện; ngân sách cấp xã: KBNN huyện thực hiện trên phân hệ này thông qua mạng internet. Các CQTC thực hiện phê duyệt trực tiếp trên phân hệ này. Phân hệ này có kết nối trực tiếp với phân hệ sổ cái KTNN để hạch toán kế toán ngân sách. Riêng KHĐT trung hạn kết nối với dữ
117
liệu điện tử của hệ thống của Bộ KHĐT. Tổ chức quản lý NSNN theo hình thức điện tử hay ngân sách điện tử.
- Hệ thống thông tin của Bộ KHĐT chia sẻ dữ liệu điện tử về đấu thầu điện tử và hợp đồng điện tử, KHĐT công trung hạn và hàng năm, tiến độ thực hiện hợp đồng điện tử của khối lượng công việc... với hệ thống CNTT của KBNN làm cơ sở cho KSCĐT của KBNN.
- Hệ thống quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế chia sẻ số liệu hóa đơn điện tử thuộc phạm vi cần KSC NSNN.
(3) Kiểm soát chi đầu tư KBNN. Dựa trên nền tảng chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống ứng dụng CNTT với nhau, khi KBNN nhận được đề nghị thanh tốn của CĐT, cơng chức KSC nhập liệu về số vốn cần tạm ứng/thanh tốn trên chương trình KSC, phần mềm sẽ tự động link tới các hệ thống ứng dụng CNTT của các cơ quan khác để đảm bảo rằng số vốn tạm ứng, thanh tốn đó đã được đảm bảo nguyên tắc: thỏa mãn điều kiện về CKC, thuộc KHĐT trung hạn, nằm trong KHV hàng năm giao, giá trị thanh toán nằm phạm vi hợp đồng kinh tế giữa CĐT với nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ…sau khi đề nghị thanh tốn được kiểm sốt, kinh phí sẽ được chuyển tới tài khoản của người thụ hưởng thông qua liên kết ứng dụng CNTT giữa KBNN với ngân hàng phục vụ.
Tiếp cận KSCĐT theo giải pháp trên sẽ giúp gỡ bỏ được rào cản về không gian và thời gian, là điều kiện tiên quyết để hệ thống KBNN thực hiện mơ hình KBNN 2 cấp theo mục tiêu chiến lược của mình.