Đối với Quốc hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 146 - 148)

7. Kết cấu của luận án

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Đối với Quốc hội

(1) Những hạn chế trong các Luật, đặc biệt là Luật Đầu tư công đánh giá tại chương 3 đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật Đầu tư số 39/2019/QH14, cụ thể như sau:

i) Đẩy mạnh phân cấp trong việc xem xét quyết định các phê duyệt chủ trương đầu tư, đặc biệt là phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Tập trung sửa đổi, bổ sung, hồn thiện trình tự, thủ tục, phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư DAĐT cơng. Phân cấp triệt để quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, đưa vấn đề này trở thành một nội dung của thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, và do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thẩm định (trừ chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ) trên cơ sở tổng số vốn kế hoạch trung hạn của đơn vị mình được cấp có thẩm quyền phân bổ.

137

Bên cạnh đó, cũng đã xác định rõ một số nhiệm vụ và loại dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư (Khoản 6 Điều 18), nhằm gỡ bỏ thủ tục mang tính hình thức, trùng lặp, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cơng tác chuẩn bị dự án.

ii) Đổi mới mạnh mẽ phương thức kế hoạch hóa, nhằm đáp ứng tốt hơn đối với thực tiễn vận hành của nền kinh tế, khắc phục được vướng mắc lớn nhất về đầu tư công trước đây, đó là vấn đề “có vốn trước hay có dự án trước”.

Luật Đầu tư công 2014, muốn quyết định chủ trương đầu tư của một dự án, cần phải xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Tuy nhiên, muốn xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn phải căn cứ vào dự án. Như vậy là đã tạo một vòng lặp luẩn quẩn và khơng có giải pháp “quả trứng có trước hay con gà có trước”

Luật Đầu tư cơng 2019 sửa đổi đã đưa ra phương án là phải có dự kiến kế hoạch nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước (tạm gọi là số kiểm tra), để từ đó, có căn cứ pháp lý về nguồn vốn để các bộ, cơ quan, địa phương triển khai các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Đơn giản hóa mạnh mẽ quy trình giao kế hoạch VĐT cơng hằng năm, theo đó, phân cấp thẩm quyền quyết định cho người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong việc điều chỉnh kế hoạch giữa các dự án trong danh mục kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT công và nâng cao tỷ lệ thanh tốn VĐT cơng trong kế hoạch hằng năm.

iii) Quy định thời gian thanh tốn vốn đầu tư cơng

Quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 76 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 đã tạo ra sự ỉ lại của CĐT và nhà thầu trong quá trình tổ chức thực hiện dự án, mặt khác gây khó khăn cho cơng tác quản lý tài chính – ngân sách hàng năm.

138

Khoản 1 Điều 68 Luật Đầu tư công 2019, thời gian thực hiện và thanh tốn vốn KHĐT cơng trung hạn giai đoạn trước đến hết ngày 31/01 năm đầu tiên của KHĐT công trung hạn giai đoạn sau (trước đây là đến hết ngày 31/12). Thời gian thực hiện và thanh toán vốn KHĐT công hằng năm đến ngày 31/01 năm sau (trước đây là đến năm sau).

(2) Nghiên cứu tính đồng bộ giữa Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công để thống nhất đầu mối quản lý NSNN về VĐT XDCB, theo hướng trước mắt tại Trung ương và cấp tỉnh chưa hợp nhất hai CQTC và kế hoạch & đầu tư theo hướng chỉ nên giao cho CQTC thực hiện việc giao kế hoạch VĐT trung hạn và hàng năm. Cơ quan kế hoạch chỉ thực hiện chức năng trên phương diện kế hoạch về mặt hiện vật. Với giải pháp này, vừa đảm bảo nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện, quy về một đầu mối chịu trách nhiệm chính; đồng thời chu trình ngân sách sẽ được thực hiện thống nhất, khép kín bởi một cơ quan từ khâu lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)