Thống nhất đầu mối kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 131 - 132)

7. Kết cấu của luận án

4.2. Giải pháp hồn thiện kiểm sốt chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc

4.2.4. Thống nhất đầu mối kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc

nước qua Kho bạc Nhà nước

Thống nhất được hiểu là hợp thành một chỉnh thể cùng có chung một cơ cấu tổ chức, một sự lãnh đạo duy nhất. Thống nhất là làm cho phù hợp với nhau, không mâu thuẫn nhau.

Thống nhất đầu mối KSC là việc thống nhất giao nhiệm vụ KSC NSNN về một đơn vị, một bộ phận hoặc một người. Nội hàm về thống nhất cần nghiên cứu là thống nhất về đối tượng KSC hay chủ thể của KSC NSNN.

Từ sơ đồ 3.2 “Tổ chức kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Việt Nam” thấy rằng tại Việt Nam hiện nay có 6 cơ quan cùng kiểm soát các khoản chi NSNN như: KBNN, CQTC, Bộ Cơng An, Bộ Quốc phịng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và ngân hàng chính sách. Từ thực trạng và hạn chế được đánh giá tại chương 3, tác giả đề xuất giải pháp thống nhất một đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN. Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát là KBNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ “kiểm soát mọi khoản chi từ NSNN”.

(1) Lợi ích của giải pháp mang lại là: (i) Tạo ra sự bình đẳng giữa các đối tượng cần kiểm soát, nghĩa là các ĐVSDNS/CĐT thuộc Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an...cũng cần được kiểm soát hành vi (quyết định chi) của mình cũng như ĐVSDNS/CĐT thuộc các Bộ, ngành khác; (ii) Tránh được hiện tượng vừa đá bóng, vừa thổi cịi trong quản lý tài chính nhà nước tại các Bộ tự kiểm sốt các khoản chi đối với các đơn vị thuộc hoặc trực thuộc Bộ của mình; (iii) Giải quyết được sự bình đẳng trong cơ chế giám sát của cơ quan có thẩm quyền (Thanh tra, Kiểm tốn) đối với cơ quan KSC. Nếu khơng thống nhất đầu mối KSC thì cơ quan Kiểm tốn, Thanh tra khơng thực hiện đối với các ĐVSDNS/CĐT thuộc Bộ Quốc phịng, Bộ cơng an…nhưng được thống

122

nhất vào đầu mối chỉ thanh tra, kiểm toán tại hệ thống KBNN (cơ quan KSC) sẽ giải quyết được bất bình đẳng trên; (iv) Thống nhất được cơ chế quản lý tài chính (quản lý trên hệ thống TABMIS) và quy trình KSC giữa các ĐVSDNS/CĐT thuộc các Bộ, ngành khác nhau khi thực hiện những nhiệm vụ giống nhau; (v) Giải quyết được vấn đề minh bạch thông tin, dữ liệu trong quản lý và sử dụng NSNN; (vi) Chuyên môn hóa lao động xã hội, tạo năng suất lao động xã hội cao hơn, hiệu quả sử dụng NSNN cao hơn…

(2) Điều kiện để thực hiện thành công giải pháp như sau:

- Mặc dù đây là vấn đề đã tồn tại đã rất lâu và có thể cho rằng, là ý chí chủ quan trong quản lý tài chính của nhiều thế hệ. Song, để có thể thực hiện được giải pháp này đòi hỏi sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận trước hết của các Bộ, ngành ngoài hệ thống KBNN hiện nay đang tổ chức thực hiện cấp phát, thanh toán NSNN;

- Việc chuyển đổi mơ hình KSC theo hướng thống nhất một đầu mối, cơ quan có thẩm quyền cần quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành ngay từ khâu đầu của quá trình đầu tư và xây dựng dự án sử dụng NSNN;

- Các CĐT đang KSC tại 5 đơn vị ngoài hệ thống KBNN chủ động tiếp cận quy trình KSCĐT qua KBNN để chuẩn bị hồ sơ gửi KBNN theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)