Bảng 2.9 : Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy đa biến
3.2 Gợi ý các giải pháp cơ bản
Từ những kết luận của nghiên cứu, tác giả đưa ra các gợi ý giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại TDC như sau:
3.2.1. Định hướng phát triển của TDC
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, tồn diện Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đòi hỏi hệ thống giáo dục thành phố TP. HCM nói riêng và trường TDC nói chung cần phải có những đổi mới tồn diện cả về mặt chất lượng và dịch vụ nhằm đáp ứng mục tiêu hội nhập của giáo dục Việt Nam.
Trước tình hình trên Trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức đang đứng trước nhiều khó khăn và có nhiều cơ hội để phát triển từ sự định hướng, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo. Theo quyết định số 3036/QĐ-UBND, ngày 20/06/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh: nêu rõ đầu tư nâng cấp trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đạt chuẩn tiên tiến khu vực Đông Nam Á; Quyết định số
43 953/QĐ-GDĐT-GDCN&ĐH, ngày 30/6/2014 của Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt hệ thống chỉ tiêu chiến lược phát triển trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn 2020. Lãnh đạo nhà trường đã thấy được tầm quan trọng nên đã có những hành động cụ thể trong văn kiện đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020, cụ thể hồn thiện quy trình quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nâng cao chất lượng độ ngũ giảng viên, nâng cấp cơ sở vật chất và đặc biệt chất lượng dịch vụ trong công tác đào tạo,... tại trường nhằm đạt các tiêu chuẩn của một trường tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.
3.2.2. Giải pháp liên quan đến yếu tố Giảng viên
Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên đến chất lượng dịch vụ đào tại tại TDC. Yếu tố này bao gồm các nội dung: đội ngũ giảng viên vững vàng về chuyên môn, chuyên nghiệp về phương pháp giảng dạy; giảng viên ln đảm bảo bài giảng được cập nhập, có sự kết hợp lý thuyết và thực tiễn; giảng viên giải thích tường minh về các nội dung và yêu cầu của môn học; giảng viên chuẩn mực trong giao tiếp; giảng viên ln khuyến khích sinh viên; trang phục lịch sự, tác phong chững chạc. Theo kết quả phân tích thống kê ở Phụ lục 3 thì giá trị Mean của các biến này lần lượt là 4.00; 3,97; 3,93; 4,04; 4,13 và 4,26. Điều này cho thấy sinh viên đánh giá khá tốt về đội ngũ giảng viên của nhà trường, do đó cần tiếp tục phát huy lợi thế và đây chính là tài sản vơ hình mà thương hiệu nhà trường có được. Tuy nhiên, để duy trì và pháp triển bền vững yếu tố này nhà trường cần có một số giải pháp cụ thể như sau:
- Đối với giảng viên: mỗi giảng viên phải xác định trách nhiệm của mình là
người trồng người cho xã hội vì vậy ln khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn; trao dồi trình độ ngoại ngữ để nghiên cứu tri thức của các nước phát triển, phương pháp giảng dạy mới để áp dụng vào bài giảng tốt hơn; tiếp cận với công nghệ hiện đại để ứng dụng hiệu quả các phần mềm giảng dạy trực tuyến nhằm giúp cho sinh viên dễ dàng học hỏi tất cả các tri thức, kỹ năng nghề và kỹ năng mềm; tham gia các khoá học thực hành nghề nghiệp tại các doanh nghiệp để giúp cho chính mình và sinh viên lĩnh hội được thực tế công việc tại doanh nghiệp; chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói, đồng thời ln cởi mở thân thiện với sinh viên tạo môi
44 trường học tập tốt; giảng viên vừa là người thầy, vừa là người cha, vừa là người bạn giúp các em có nghị lực vươn lên trong học tập và giúp cho sinh viên của mình là một cơng dân có ích cho xã hội ở bất kỳ vị trí nào trong công việc.
- Đối với nhà trường: lãnh đạo nhà trường ln hổ trợ, khuyến khích đội ngũ giảng viên không ngừng nâng cao trình độ; cần đưa ra các tiêu chí thưởng, tuyên dương tấm gương điển hình theo lộ trình từ nay đến 2020 để nhà trường đạt chuẩn hoá đội ngũ giảng viên theo chuẩn AUN; Tìm kiếm các chương trình, tạo đìêu kiện cả về tinh thần và vật chất cho giảng viên tu nghiệp tại các trường đại học nổi tiếng trên thế giới; Tạo ra một cơ chế làm việc thống nhưng vẫn có cơ chế kiểm sốt q trình làm việc nghiên túc của đội ngũ giảng viên; Tổ chức các khoá tập huấn về phương pháp giảng dạy mới để đội ngũ giảng viên có thêm phương pháp mới vào cơng tác giảng dạy; Có chế độ và chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực trẻ và có chun mơn cao.
3.2.3. Giải pháp liên quan đến yếu tố Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất cũng là một yếu tố mà sinh viên quan tâm nhiều. Yếu tố này gồm các nội dung: Trang thiết bị hiện đại; cảnh quan môi trường, cơ sở vật chất nhà trường khang trang; Khu vực học tập, giờ nghỉ sạch sẽ, thông thống; Các phịng học bố trí hợp lý. Nhìn chung, về mặt tổng thể cơ sở vật chất nhà trường khang trang. Tuy nhiên, cần phải cải thiện cơ sở vật chất hơn nữa để sinh viên hài lòng hơn, cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết cải tạo lại tồn bộ khn viên nhà trường. Trong đó, ưu tiên mở rộng khu vực học tập và nghỉ ngơi cho sinh viên. Tranh thủ các nguồn vốn ngân sách, các nguồn tài trợ từ mọi phía để có kinh phí thực hiện kế hoạch này.
- Bố trí lại các bảng hướng dẫn ở các vị trí sinh viên dễ quan sát.
- Nhà trường cũng cần phải đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho giảng viên trong việc giảng dạy, phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy cho sinh viên.
45 Ngoài ra, nhà trường hiện nay được thành phố cho xây dựng tồ nhà 12 tầng tại khu C. Vì vậy, cần nghiên cứu, thăm quan và học hỏi một số trường bạn về mơ hình trường tiên tiến để thiết kế xây dựng phòng học phù hợp theo yêu cầu. Nhà trường nên kiến nghị đề xuất cấp trên xem xét, điều chỉnh thiết kế lại phù hợp với chuẩn AUN để sử dụng được cho các ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, điện- điện tử, cơ khí đến năm 2020 đảm bảo phịng học cho các ngành trên.
3.2.4. Giải pháp liên quan đến yếu tố Chương trình đào tạo và sự đồng cảm
Sinh viên luôn mong muốn nhận được sự đồng cảm từ nhà trường – một yếu tố tạo nên động lực lớn cho quá trình học tập. Tuy nhiên, sinh viên chưa thể đánh giá chất lượng của nội dung chương trình đào tạo cũng như khối lượng kiến thức dưới góc độ vĩ mơ và có phần cảm tính. Vì vậy, để nhà trường phát triển bền vững và kiến tạo được sự tin cậy, hài lòng của sinh viên nhiều hơn cần lưu ý một số giải pháp:
- Các chương trình đào tạo hiện nay của nhà trường chỉ chú ý quan liên quan trực tiếp đến lượng tín chỉ tích luỹ chưa xác định được các điểm dừng để sinh viên có đủ khả năng học tiếp tục bất cứ thời điểm nào nếu quá trình học bị gián đoạn. Vì vậy, việc điều chỉnh chương trình để sinh viên có thể xác định được điểm dừng và cơng nhận lượng tích luỹ chương trình của mỗi giai đoạn học tập là hết sức cần thiết.
- Hằng năm, nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, lấy ý kiến thăm dò người học, sinh viên đã tốt nghiệp, nhà tuyển dụng, các chuyên gia để điều chỉnh chương trình phù hợp đáp ứng nhu cầu xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội.
- Khối lượng kiến thức các môn chung nên được xem xét giảm, tăng cường các môn học kỹ năng mềm, các môn hổ trợ cho nghề nghiệp để sinh viên được phát triển tồn diện hơn và ni dưỡng sự tự tin trước khi bước vào nghề. - Đẩy mạnh kỹ năng nghề trong chương trình chi tiết các mơn học nhiều hơn.
Ngồi ra, việc góp ý của sinh viên về khối lượng kiến thức cần được Ban giám hiệu xem xét điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu người học, giải quyết nhanh
46 chóng, kịp thời các thắc mắc để sinh viên đạt được mức hài lòng cao hơn cũng như tạo ra một môi trường học tập lý tưởng hơn.
Tại thời điểm hiện nay, trưởng khoa các chuyên ngành nên nghiên cứu, học hỏi, tham khảo một số trường bạn về chuẩn chương trình theo bộ tiêu chí AUN để từng bước xây dựng kế hoạch thực hiện để đến năm 2020 kiểm định đánh giá ngoài đạt chuẩn theo lộ trình hội nhập.
3.2.5. Giải pháp liên quan đến yếu tố thuận lợi
Để sinh viên hài lòng hơn vể dịch vụ đào tạo, một trong những điều kiện thuận lợi hổ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập là có các phịng học thơng thoáng và đảm bảo vệ sinh; Chương trình có tính đột phá; Thời gian làm việc tại các phòng, khoa phù hợp, thuận tiện cũng là những nhân tố giúp cho sinh viên cảm nhận sự hài lịng hơn. Chính những yếu tố này khích thích sự hưng phấn cho người học. Một số kiến nghị để phát huy yếu tố thuận lợi như sau:
- Quán triệt tư tưởng với đội ngũ nhân viên nhà trường sinh viên là “khách
hàng” của mình, vì vậy thái độ làm việc thân thiện ln phải đặt lên hàng đầu. Các phịng khoa bố trí thời khố biểu làm việc hợp lý để sinh viên có thể liên hệ bất kỳ lúc nào.
- Mỗi chương trình đào tạo cần có sự đột phá với những thay đổi phù hợp với quy định hiện hành, công nghệ và xu hướng phát triển chung của xã hội. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta đào tạo con người làm việc trong môi trường hội nhập một cách chuyên nghiệp. Từ đó làm tăng sự hài lịng của sinh viên để tạo hiệu ứng lan tỏa trong việc thu hút lượng sinh viên tuyển sinh. Chính điều này cũng làm tăng giá trị thương hiệu cho mỗi Khoa nói riêng và nhà trường nói chung.
- Khi sinh viên được học trong một mơi trường thơng thống, vệ sinh làm cho tâm lý người học thoải mái thì hiệu quả tiếp thu bài học tốt hơn. Nhân tố này trường mình khá tốt nhưng hiện tại một số phịng học cịn q nóng nhưng chưa được khắc phục. Ban giám hiệu cần đi khảo sát và xây dựng kế hoạch nâng cấp các phịng sao cho thống mát hơn, như các phòng khu H và khu B.
47
3.2.6. Liên quan đến yếu tố khả năng phục vụ
Ngoài các yếu tố trên, một trong những yếu tố không kém phần quan trọng về sự hài lòng của sinh viên là Khả năng phục vụ của nhà trường như: Các phịng ban ln có nhân viên thường trực, hổ trợ sinh viên kịp thời khi có nhu cầu liên hệ; Các nhân viên phịng ban ln sẵn lòng giải đáp sinh viên tận tâm; Các nhân viên không bao giờ từ chối yêu cầu chính đáng của sinh viên; Tại các bộ phận văn phòng khoa sinh viên được giải đáp, hướng dẫn, tư vấn một cách tận tình. Đây là các yếu tố góp phần cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn cho sinh viên. Vì vậy, cần lưu ý:
- Nhân viên các phòng ban ln vui vẻ, trong giờ làm việc ln có người trực tại phịng khoa hổ trợ sinh viên khi có nhu cầu liên hệ.
- Nhân viên không được gây khó khăn khi sinh viên liên hệ mà phải giải đáp tận tình. Trong phiếu khảo sát, có trường hợp sinh viên ghi chú thêm không
hài lịng với việc thay đổi đăng kí học phần
- Nhà trường cần lấy ý kiến thăm dò của sinh viên đối với nhân viên các phòng ban định kỳ 1 học kỳ/ lần để kịp thời điều chỉnh lối ứng xử của nhân viên kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nhà trường cao hơn.
Tác giả đã gợi ý một số giải pháp để nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường TDC. Sự đồng bộ các giải pháp là chìa khóa tạo nên sự cộng hưởng lớn lao.